Phân tích bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam?

longntpk

Thành viên
Tham gia
8/1/2013
Bài viết
2
Phân tích bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Lý giải quan điểm cho rằng nhà nước CHXHCN Việt Nam không thể hiên tính giai cấp.
 
ĐÔI NÉT VỀ BẢĐÔI NÉT VỀ BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Có nhận định như sau: “Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng chính là sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị để áp đặt lên giai cấp bị trị, nhằm phục vụ cho lợi ích của mình”. Ta khẳng định rằng nhận định trên là sai.

Trước hết, ta nên hiểu sâu hơn về các khái niệm. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định. Trong đó, giai cấp thống trị là giai cấp nắm tư liệu sản xuất, quyền lực trong xã hội và áp bức bóc lột giai cấp bị trị. Còn giai cấp bị trị là giai cấp không nắm tư liệu sản xuất, không có quyền lực trong xã hội và bị giai cấp thống trị bóc lột. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động, của cải xã hội từ giai cấp bị trị vào tay mình. Các giai cấp bị trị không những bị chiếm kết quả lao động mà còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và bị trị, giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp đẻ bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Và công cụ chủ yếu đó là quyền lực nhà nước. Ở mỗi một chế độ khác nhau, giai cấp thống trị và bị trị lại là khác nhau. Tuy nhiên, đây là sự giải thích rõ ràng nhất về nhận định nêu trên, áp dụng cho các kiểu nhà nước khác, còn bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại hoàn toàn khác. Bằng lý luận và căn cứ xác đáng, ta sẽ chứng minh tính đúng đắn và bản chất tốt đẹp của nhà nước ta.

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự không thể điều hòa được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Có nhiều kiểu nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa mang bản chất khác hẳn so với các nhà nước khác, nhất là nhà nước bóc lột. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do cơ sở kinh tế và đặc điểm quyền lực trong chủ nghĩa xã hội quyết định. Thôi nói về cơ sở kinh tế của nhà nước, mà ta tập trung đi sâu vào các đặc điểm quyền lực. Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân lãnh đạo nhà nước để thực hiện những quyền lợi của giai cấp mình và đồng thời đem lại lợi ích cho tất cả các giai cấp, tầng lớp lao động khác trong xã hội. Do đó, có thể nói nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của toàn thể nhân dân lao động. Vì vậy, V.I.Lênin chỉ ra rằng: nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước không theo nguyên nghĩa của từ, đó là “nhà nước một nửa nhà nước”.

Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo điều 2 – Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Đặc biệt, bản chất của nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thể hiện qua năm đặc điểm: Thứ nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thiết lập nên nhà nước bằng quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thứ hai, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Thứ ba, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, nhà nước ta kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trấn áp các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật.. Và cuối cùng, bản chất của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam còn được thể hiện thông qua các chức năng đối nội và đối ngoại.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một đất nước đi thẳng từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua thời kỳ tư bản. Để làm được điều đó, không thể không nhắc đến và đề cao vai trò, vị trí lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Vai trò, vị trí đó không ngừng được củng cố và phát triển từ thực tiễn lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng suốt từ năm 1930 đến nay.

Nhân dân ta, sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đều được hưởng sự độc lập, tự do, hạnh phúc, hài lòng với chế độ chính trị của nhà nước. Bởi lẽ nhà nước đều đặt nhân dân lên hàng đầu, vì nhân dân mà phục vụ. Ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa, không còn tồn tại giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, bởi lẽ các giai cấp đều được nắm giữ tư liệu sản xuất. Tất nhiên sự tồn tại của một nhà nước vẫn là sự trấn áp các giai cấp khác trong xã hội, nhưng sự áp đặt này được pháp luật thông qua, thực thi theo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều nhà lãnh đạo có sự tư hữu cho mình nhưng nó không phổ biến, chỉ là một bộ phận rất nhỏ trên đất nước ta và đều bị pháp luật trừng trị đích đáng.

Tóm lại, quan điểm trên là nhận định sai trái về bản chất nhà nước ta. Chúng ta có đầy đủ căn cứ và lý luận để chứng minh được rằng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước luôn đảm bảo mục đích vì lợi ích của mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội và thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đề ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.



Phạm Ánh Tuyết - Quản trị viên Diễn đàn Thanhtra.Edu.Vn
 
×
Quay lại
Top Bottom