- Tham gia
- 26/8/2018
- Bài viết
- 238
7/12 cuốn sách giáo khoa lớp 6 in bài tập để học sinh điền trực tiếp và không sách nào có dòng lưu ý không viết vào đó.
Bộ sách giáo khoa lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản gồm 12 cuốn: Toán (2 cuốn), Ngữ văn (2 cuốn), Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mỹ thuật, Tiếng Anh.
7/12 cuốn sách giáo khoa đó có in bài tập để học sinh điền đáp án trực tiếp. Cụ thể, sách Vật lý có 41 trên tổng số 92 trang (chiếm 44,5%) in các bài yêu cầu điền câu trả lời vào dấu ba chấm, ô trống.
Bài tập in trong sách giáo khoa Sinh học lớp 6 yêu cầu học sinh điền trực tiếp thông tin vào. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hai cuốn sách giáo khoa Toán có gần 29% số trang in các bài tập điền/chọn đáp án vào ô trống, dấu ba chấm. Con số này ở sách giáo khoa Sinh học, Tiếng Anhlần lượt là 23,3% và 13,7%. Các yêu cầu được đưa ra cho học sinh là đánh dấu (v) vào ô đáp án đúng, điền câu trả lời chính xác vào bảng, dấu ba chấm...
Sách giáo khoa Ngữ văn có khoảng 3% số trang in bài tập yêu cầu học sinh điền trực tiếp câu trả lời.
Tương tự, bộ sách giáo khoa lớp 1 gồm 8 cuốn: Tiếng Việt (2 cuốn), Toán, Tự nhiên xã hội, Mỹ thuật, Bài tập thực hành thủ công, Bài tập đạo đức, Tập bài hát. Trừ Tự nhiên xã hội gồm tranh màu theo chủ đề, Tập bài hát gồm nhạc và lời là không có phần bài tập yêu cầu học sinh điền vào, 6 cuốn còn lại đều có.
Sách Toán lớp 1 chi chít bài tập yêu cầu học sinh điền, cô giáo chữa ngay trên sách. Ảnh: Xuân Hoa
Sách Tiếng Việt tập 1 có 12/170, tập 2 có 41/170 trang yêu cầu học sinh làm bài trực tiếp. Sách Mỹ thuật chỉ 4/63 trang có phần bài tập điền trực tiếp, nhưng trong 13 bài thì bài nào cũng yêu cầu học sinh, giáo viên đánh giá bằng cách tích vào một trong ba: Hoàn thành tốt, Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành.
Số bài tập cần điền nhiều nhất là ở sách Toán lớp 1. Có tới 160/183 trang yêu cầu học sinh làm bài. Với cách thiết kế hình vẽ, yêu cầu đếm, cộng trừ rồi điền số, học sinh không thể chép, vẽ lại ra vở ô ly để làm, giữ gìn sách cho lứa sau. Nhiều bài tập đòi hỏi trẻ tô màu nên dù dùng tẩy cũng không thể loại bỏ.
Việc thiết kế các bài tập yêu cầu học sinh điền/viết trực tiếp đáp án vào sách giáo khoa các lớp học khác cũng tương tự. Trong đó, sách Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ có tỷ lệ trang in bài tập cao hơn.
Bài nhận diện hình vuông, hình tròn sách Toán lớp 1 yêu cầu học sinh tô màu trực tiếp. Ảnh: Xuân Hoa
Không cuốn sách nào có dòng lưu ý học sinh không ghi đáp án vào
Cả 7 cuốn sách giáo khoa lớp 6 có phần bài tập đều không có một dòng lưu ý học sinh không ghi đáp án trực tiếp vào sách. Ngược lại, câu mệnh lệnh được đưa ra ở những bài này với yêu cầu rất rõ ràng là: "Điền vào chỗ trống trong bảng sau"; "Đánh dấu x vào câu trả lời đúng trong bảng dưới đây"...
Thậm chí, một số bài tập thực hành môn Vật lý, Sinh học, sách giáo khoa cũng yêu cầu điền kết quả thí nghiệm vào bảng biểu đã kẻ sẵn trong sách.
Một số bài tập ở sách Vật lý, Sinh học nhắc học sinh lập lại bảng biểu in trong sách giáo khoa vào vở bài tập để ghi câu trả lời.
13 bài trong sách Mỹ thuật lớp 1 đều có phần học sinh, thầy cô đánh giá. Ảnh: Xuân Hoa
Thiết kế bài tập trong sách giáo khoa khác với điều Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã khẳng định là "sách không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào"; hay "sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào" như lời của Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Hoàng Lê Bách.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục đều giải thích, việc thiết kế bài tập trắc nghiệm điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi... trong sách giáo khoa là do yêu cầu chuyên môn của một số môn đặc thù như Toán, tiếng Anh. Cách này đồng thời nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập theo xu thế chung của sách giáo khoa ở các nước phát triển.
Học sinh không rèn được ý thức giữ gìn sách khi được viết/vẽ vào sách
Yêu thích đọc sách, chị Hạnh (Hà Nội) luôn dạy hai con phải biết giữ gìn, tôn trọng sách bằng cách không viết vẽ, gập đánh dấu, làm bẩn... Người mẹ cảm thấy đau lòng khi 6 năm qua rất nhiều cuốn trong các bộ giáo khoa của con trai lớn phải vứt vào thùng rác vì không thể sử dụng lại do tất cả bài tập trắc nghiệm in trong đó đã được con điền kín đáp án. Bé út nhà chị Hạnh, dù học dưới anh một lớp nhưng năm nào cũng phải mua sách giáo khoa mới.
"Sách yêu cầu điền/viết vào phần trống phía dưới nên các con cứ viết vào thôi. Tôi cũng chưa một lần nào được giáo viên nhắn nhủ là nhắc con không ghi đáp án bài tập vào sách giáo khoa cả", chị Hạnh kể. Người mẹ cho rằng để học sinh viết vẽ vào sách vừa không rèn được cho trẻ ý thức giữ gìn sách, vừa gây lãng phí khi mỗi năm phụ huynh phải mua bộ sách giáo khoa mới.
Bộ sách giáo khoa lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in - phát hành. Ảnh: Quỳnh Trang.
Xét về kinh tế, giá một cuốn sách giáo khoa rất thấp, chỉ trên dưới 10.000 đồng, một bộ sách khoảng 100.000 đồng. Tuy nhiên, tính tổng thể cả nước mỗi năm tiêu thụ hết hơn 100 triệu bản sách giáo khoa mới, số tiền phụ huynh bỏ ra tới 1.000 tỷ đồng, đủ để xây dựng 10 trường học khang trang.
Theo Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng, nguyên nhân chủ yếu của việc sách giáo khoa chỉ sử dụng được một lần, mỗi năm phải thay mới 100 triệu bản gây lãng phí ngân sách và tiền của người dân là việc biên soạn, thiết kế sách giáo khoa đã đưa các dạng/mẫu bài tập trắc nghiệm và dạng bài tập khác để học sinh điền, viết vào chỗ trống, ô trống...
Một nguyên nhân khác là chất lượng giấy in, đóng quyển kém, giấy mỏng, nhanh cũ, màu tối, bìa dễ bung... Việc Bộ Giáo dục chưa quan tâm đúng mức đến khâu chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, giữ gìn, bảo quản sách, thanh tra, đánh giá việc in, phát hành sách, cũng là lý do để tình trạng trên tồn tại nhiều năm.
Trong báo cáo giải trình ý kiến Quốc hội (ngày 25/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều năm qua đã yêu cầu các nhà trường và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở các em giữ gìn để sử dụng được lâu bền. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng lại sách giáo khoa chỉ đạt khoảng 35%. Mỗi năm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in mới và phát hành 100 triệu bản sách, phục vụ nhu cầu người học.
Bộ Giáo dục đã yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào, gây lãng phí. Nhà xuất bản phải báo cáo kết quả này và phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa trước khi tái bản, bảo đảm sách giáo khoa có chất lượng tốt, được sử dụng nhiều lần.
Bộ đồng thời khẳng định, bộ sách giáo khoa mới do đơn vị này chủ trì tổ chức biên soạn sẽ khắc phục triệt để các hạn chế hiện nay, trong đó có việc sách giáo khoa chỉ sử dụng được một lần gây lãng phí.
Bộ sách giáo khoa lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản gồm 12 cuốn: Toán (2 cuốn), Ngữ văn (2 cuốn), Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Vật lý, Công nghệ, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mỹ thuật, Tiếng Anh.
7/12 cuốn sách giáo khoa đó có in bài tập để học sinh điền đáp án trực tiếp. Cụ thể, sách Vật lý có 41 trên tổng số 92 trang (chiếm 44,5%) in các bài yêu cầu điền câu trả lời vào dấu ba chấm, ô trống.
Hai cuốn sách giáo khoa Toán có gần 29% số trang in các bài tập điền/chọn đáp án vào ô trống, dấu ba chấm. Con số này ở sách giáo khoa Sinh học, Tiếng Anhlần lượt là 23,3% và 13,7%. Các yêu cầu được đưa ra cho học sinh là đánh dấu (v) vào ô đáp án đúng, điền câu trả lời chính xác vào bảng, dấu ba chấm...
Sách giáo khoa Ngữ văn có khoảng 3% số trang in bài tập yêu cầu học sinh điền trực tiếp câu trả lời.
Tương tự, bộ sách giáo khoa lớp 1 gồm 8 cuốn: Tiếng Việt (2 cuốn), Toán, Tự nhiên xã hội, Mỹ thuật, Bài tập thực hành thủ công, Bài tập đạo đức, Tập bài hát. Trừ Tự nhiên xã hội gồm tranh màu theo chủ đề, Tập bài hát gồm nhạc và lời là không có phần bài tập yêu cầu học sinh điền vào, 6 cuốn còn lại đều có.
Sách Tiếng Việt tập 1 có 12/170, tập 2 có 41/170 trang yêu cầu học sinh làm bài trực tiếp. Sách Mỹ thuật chỉ 4/63 trang có phần bài tập điền trực tiếp, nhưng trong 13 bài thì bài nào cũng yêu cầu học sinh, giáo viên đánh giá bằng cách tích vào một trong ba: Hoàn thành tốt, Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành.
Số bài tập cần điền nhiều nhất là ở sách Toán lớp 1. Có tới 160/183 trang yêu cầu học sinh làm bài. Với cách thiết kế hình vẽ, yêu cầu đếm, cộng trừ rồi điền số, học sinh không thể chép, vẽ lại ra vở ô ly để làm, giữ gìn sách cho lứa sau. Nhiều bài tập đòi hỏi trẻ tô màu nên dù dùng tẩy cũng không thể loại bỏ.
Việc thiết kế các bài tập yêu cầu học sinh điền/viết trực tiếp đáp án vào sách giáo khoa các lớp học khác cũng tương tự. Trong đó, sách Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ có tỷ lệ trang in bài tập cao hơn.
Không cuốn sách nào có dòng lưu ý học sinh không ghi đáp án vào
Cả 7 cuốn sách giáo khoa lớp 6 có phần bài tập đều không có một dòng lưu ý học sinh không ghi đáp án trực tiếp vào sách. Ngược lại, câu mệnh lệnh được đưa ra ở những bài này với yêu cầu rất rõ ràng là: "Điền vào chỗ trống trong bảng sau"; "Đánh dấu x vào câu trả lời đúng trong bảng dưới đây"...
Thậm chí, một số bài tập thực hành môn Vật lý, Sinh học, sách giáo khoa cũng yêu cầu điền kết quả thí nghiệm vào bảng biểu đã kẻ sẵn trong sách.
Một số bài tập ở sách Vật lý, Sinh học nhắc học sinh lập lại bảng biểu in trong sách giáo khoa vào vở bài tập để ghi câu trả lời.
Thiết kế bài tập trong sách giáo khoa khác với điều Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã khẳng định là "sách không yêu cầu học sinh làm bài hay viết trực tiếp vào"; hay "sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào" như lời của Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Hoàng Lê Bách.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục đều giải thích, việc thiết kế bài tập trắc nghiệm điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi... trong sách giáo khoa là do yêu cầu chuyên môn của một số môn đặc thù như Toán, tiếng Anh. Cách này đồng thời nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập theo xu thế chung của sách giáo khoa ở các nước phát triển.
Học sinh không rèn được ý thức giữ gìn sách khi được viết/vẽ vào sách
Yêu thích đọc sách, chị Hạnh (Hà Nội) luôn dạy hai con phải biết giữ gìn, tôn trọng sách bằng cách không viết vẽ, gập đánh dấu, làm bẩn... Người mẹ cảm thấy đau lòng khi 6 năm qua rất nhiều cuốn trong các bộ giáo khoa của con trai lớn phải vứt vào thùng rác vì không thể sử dụng lại do tất cả bài tập trắc nghiệm in trong đó đã được con điền kín đáp án. Bé út nhà chị Hạnh, dù học dưới anh một lớp nhưng năm nào cũng phải mua sách giáo khoa mới.
"Sách yêu cầu điền/viết vào phần trống phía dưới nên các con cứ viết vào thôi. Tôi cũng chưa một lần nào được giáo viên nhắn nhủ là nhắc con không ghi đáp án bài tập vào sách giáo khoa cả", chị Hạnh kể. Người mẹ cho rằng để học sinh viết vẽ vào sách vừa không rèn được cho trẻ ý thức giữ gìn sách, vừa gây lãng phí khi mỗi năm phụ huynh phải mua bộ sách giáo khoa mới.
Xét về kinh tế, giá một cuốn sách giáo khoa rất thấp, chỉ trên dưới 10.000 đồng, một bộ sách khoảng 100.000 đồng. Tuy nhiên, tính tổng thể cả nước mỗi năm tiêu thụ hết hơn 100 triệu bản sách giáo khoa mới, số tiền phụ huynh bỏ ra tới 1.000 tỷ đồng, đủ để xây dựng 10 trường học khang trang.
Theo Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng, nguyên nhân chủ yếu của việc sách giáo khoa chỉ sử dụng được một lần, mỗi năm phải thay mới 100 triệu bản gây lãng phí ngân sách và tiền của người dân là việc biên soạn, thiết kế sách giáo khoa đã đưa các dạng/mẫu bài tập trắc nghiệm và dạng bài tập khác để học sinh điền, viết vào chỗ trống, ô trống...
Một nguyên nhân khác là chất lượng giấy in, đóng quyển kém, giấy mỏng, nhanh cũ, màu tối, bìa dễ bung... Việc Bộ Giáo dục chưa quan tâm đúng mức đến khâu chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, giữ gìn, bảo quản sách, thanh tra, đánh giá việc in, phát hành sách, cũng là lý do để tình trạng trên tồn tại nhiều năm.
Trong báo cáo giải trình ý kiến Quốc hội (ngày 25/9), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, nhiều năm qua đã yêu cầu các nhà trường và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở các em giữ gìn để sử dụng được lâu bền. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng lại sách giáo khoa chỉ đạt khoảng 35%. Mỗi năm Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in mới và phát hành 100 triệu bản sách, phục vụ nhu cầu người học.
Bộ Giáo dục đã yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa để có đề xuất chỉnh sửa thiết kế, hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào, gây lãng phí. Nhà xuất bản phải báo cáo kết quả này và phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa trước khi tái bản, bảo đảm sách giáo khoa có chất lượng tốt, được sử dụng nhiều lần.
Bộ đồng thời khẳng định, bộ sách giáo khoa mới do đơn vị này chủ trì tổ chức biên soạn sẽ khắc phục triệt để các hạn chế hiện nay, trong đó có việc sách giáo khoa chỉ sử dụng được một lần gây lãng phí.
Minh Anh
VnExpress
VnExpress