Một trong các bước thành lập công ty là phải xác định được công ty mình muốn thành lập có những loại tài sản nào. Bài viết sau đây Luật sư Lawkey sẽ giải thích rõ về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để người đọc có thể hiểu rõ hơn về các loại tài sản vô hình :
1. Khái niệm tài sản vô hình
Khái niệm tài sản vô hình vừa đề cập có thể định nghĩa khái quát hơn là các nhân tố phi vật chất được sử dụng trong (như một quy trình được cấp bằng sáng chế) hoặc đóng góp vào (như quyền sử dụng đất) quá trình sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, hay được kỳ vọng sẽ làm phát sinh một nguồn lợi tương lai (như ý hướng trung thành của khách hàng) cho doanh nghiệp.
2. Phân loại tài sản vô hình
Nhìn dưới góc độ pháp lý, các tài sản vô hình có thể được phân định thành ba nhóm: các tài sản vô hình mà doanh nghiệp có thể sở hữu và chuyển giao như các quyền sở hữu trí tuệ hay một số quyền được thụ hưởng qua hợp đồng, giấy phép …, các tài sản vô hình mà doanh nghiệp có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao như một số tài sản trí tuệ không thể bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ hoặc một số công việc đang tiến triển tại doanh nghiệp … và các nhân tố cùng các tác động vô hình khác như các mối quan hệ, lợi thế công nghệ, lợi thế tài chính, lợi thế thương mại hoặc lợi thế pháp lý của doanh nghiệp. Dưới góc nhìn quản trị, việc phân định các lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp vào năm nhóm lợi thế (công nghệ, tài chính, thương mại, pháp lý và hình ảnh) sẽ giúp doanh nghiệp chú ý chi tiết hơn đến vai trò và các ảnh hưởng vô hình của từng nhân tố tham gia cấu thành một lợi thế. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh bằng một tập nhãn hiệu, thì các lợi thế cạnh tranh tương ứng của mỗi nhãn hiệu có thể được phân bổ hoặc hỗ trợ từ các lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tức lợi thế cạnh tranh của toàn doanh nghiệp.
Nhìn dưới góc độ kế toán tài chính, tài sản vô hình được phân thành tài sản cố định vô hình có thể hạch toán, phân bổ và khấu hao giá trị một cách chắc chắn và lợi thế thương mại chỉ hình thành qua một giao dịch sáp nhập (merger), thôn tính (acquisition) hay thanh lý (liquidation). Nếu xảy ra một giao dịch như vậy, lợi thế thương mại sẽ là khỏang chênh giữa giá trị được thanh toán của doanh nghiệp với tổng giá trị của vốn tiền tệ với các tài sản hữu hình và các tài sản vô hình đã được hạch toán (khái niệm lợi thế thương mại trong góc nhìn kế toán tài chính này xin đươc xem là bao hàm cà năm nhóm lợi thế trong góc nhìn quản trị bên trên). Các nhân tố vô hình khác không thỏa điều kiện hạch toán như một tài sản cố định vô hình (có thể xác định riêng biệt, có khả năng kiểm soát, có lợi ích kinh tế tương lai chắc chắn, thời gian sử dụng ước tính trên một năm …) hoặc chưa xuất hiện sự kiện để hạch toán vào lợi thế thương mại sẽ chỉ có thể hạch toán như các khỏan chi phí trong một kỳ kế hoạch.
Nhìn dưới góc độ phân bổ và huy động nguồn lực, các tài sản vô hình có thể chia thành: các tài sản vô hình liên quan đến công nghệ (sáng kiến, sáng chế, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bản thiết kế, sổ tay kỹ thuật …), các tài sản vô hình liên quan đến tiếp thị (danh sách khách hàng, danh sách nhà cung ứng, phương án tiếp thị, chính sách giá cả, chỉ dẫn thương mại …), các tài sản vô hình liên quan đến các tác phẩm (đồ án, tranh ảnh, mẫu thiết kế, giai điệu, phim, sách .., các tài sản vô hình liên quan đến hợp đồng (cung ứng, phân phối, khai thác, thi công, sử dụng chuyên gia, hợp tác nghiên cứu …) …
Như vậy qua bài viết trên, Luật sư Lawkey đã giả thích về tài sản vô hình và cách phân loại tài sản vô hình.
1. Khái niệm tài sản vô hình
Khái niệm tài sản vô hình vừa đề cập có thể định nghĩa khái quát hơn là các nhân tố phi vật chất được sử dụng trong (như một quy trình được cấp bằng sáng chế) hoặc đóng góp vào (như quyền sử dụng đất) quá trình sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, hay được kỳ vọng sẽ làm phát sinh một nguồn lợi tương lai (như ý hướng trung thành của khách hàng) cho doanh nghiệp.
2. Phân loại tài sản vô hình
Nhìn dưới góc độ pháp lý, các tài sản vô hình có thể được phân định thành ba nhóm: các tài sản vô hình mà doanh nghiệp có thể sở hữu và chuyển giao như các quyền sở hữu trí tuệ hay một số quyền được thụ hưởng qua hợp đồng, giấy phép …, các tài sản vô hình mà doanh nghiệp có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao như một số tài sản trí tuệ không thể bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ hoặc một số công việc đang tiến triển tại doanh nghiệp … và các nhân tố cùng các tác động vô hình khác như các mối quan hệ, lợi thế công nghệ, lợi thế tài chính, lợi thế thương mại hoặc lợi thế pháp lý của doanh nghiệp. Dưới góc nhìn quản trị, việc phân định các lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp vào năm nhóm lợi thế (công nghệ, tài chính, thương mại, pháp lý và hình ảnh) sẽ giúp doanh nghiệp chú ý chi tiết hơn đến vai trò và các ảnh hưởng vô hình của từng nhân tố tham gia cấu thành một lợi thế. Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành kinh doanh bằng một tập nhãn hiệu, thì các lợi thế cạnh tranh tương ứng của mỗi nhãn hiệu có thể được phân bổ hoặc hỗ trợ từ các lợi thế cạnh tranh của thương hiệu tức lợi thế cạnh tranh của toàn doanh nghiệp.
Nhìn dưới góc độ kế toán tài chính, tài sản vô hình được phân thành tài sản cố định vô hình có thể hạch toán, phân bổ và khấu hao giá trị một cách chắc chắn và lợi thế thương mại chỉ hình thành qua một giao dịch sáp nhập (merger), thôn tính (acquisition) hay thanh lý (liquidation). Nếu xảy ra một giao dịch như vậy, lợi thế thương mại sẽ là khỏang chênh giữa giá trị được thanh toán của doanh nghiệp với tổng giá trị của vốn tiền tệ với các tài sản hữu hình và các tài sản vô hình đã được hạch toán (khái niệm lợi thế thương mại trong góc nhìn kế toán tài chính này xin đươc xem là bao hàm cà năm nhóm lợi thế trong góc nhìn quản trị bên trên). Các nhân tố vô hình khác không thỏa điều kiện hạch toán như một tài sản cố định vô hình (có thể xác định riêng biệt, có khả năng kiểm soát, có lợi ích kinh tế tương lai chắc chắn, thời gian sử dụng ước tính trên một năm …) hoặc chưa xuất hiện sự kiện để hạch toán vào lợi thế thương mại sẽ chỉ có thể hạch toán như các khỏan chi phí trong một kỳ kế hoạch.
Nhìn dưới góc độ phân bổ và huy động nguồn lực, các tài sản vô hình có thể chia thành: các tài sản vô hình liên quan đến công nghệ (sáng kiến, sáng chế, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bản thiết kế, sổ tay kỹ thuật …), các tài sản vô hình liên quan đến tiếp thị (danh sách khách hàng, danh sách nhà cung ứng, phương án tiếp thị, chính sách giá cả, chỉ dẫn thương mại …), các tài sản vô hình liên quan đến các tác phẩm (đồ án, tranh ảnh, mẫu thiết kế, giai điệu, phim, sách .., các tài sản vô hình liên quan đến hợp đồng (cung ứng, phân phối, khai thác, thi công, sử dụng chuyên gia, hợp tác nghiên cứu …) …
Như vậy qua bài viết trên, Luật sư Lawkey đã giả thích về tài sản vô hình và cách phân loại tài sản vô hình.