Phân loại rác : Tốn công dã tràng...

anhnt.anh

Quản lý KSV
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/1/2010
Bài viết
968
TPO - Mục đích việc phân loại rác thải tại nguồn (3R) nhằm giảm lượng rác đổ ra môi trường và tái sản xuất chất hữu cơ thành phân bón. Đáng buồn thay, người dân thì phân loại còn người thu gom lại đem... trộn lẫn vào nhau. Thực trạng này đã diễn ra tại Hà Nội. (Bài viết từ năm 2007)

ImageView.ashx


Thùng rác, xanh, vàng đang nằm bất động tại phố Hồ Xuân Hương. Ảnh Minh Đức


Dự án phân loại rác thải tại nguồn 3R được tổ chức Jica (Nhật Bản) phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị (Urenco) triển khai tại bốn phường Thành Công (quận Ba Đình), Láng Hạ (quận Đống Đa), Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) và Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) của thành phố Hà Nội.



ImageView.ashx

Dân có phân loại rác, ra tới đường cũng lại được quy về một mối. Ảnh Minh Đức

Tại các tuyến phố ở khu vực này đều được trang bị hai loại thùng rác để liền nhau, có ghi chú, hình ảnh rõ ràng. Thùng màu xanh dành để chứa rác hữu cơ, màu vàng để chứa rác vô cơ.
Dự án 3R tại Hà Nội có tổng vốn đầu tư ba triệu USD, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Song, thực trạng trên cho thấy, dự án này chưa đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.
Ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng Tổ chức lao động, thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị, cho biết: Tại bốn phường này, nhân dân tự phân loại rác hữu cơ và vô cơ.
Mỗi hộ dân được phát hai thùng dạng mini để chứa rác, thùng màu xanh đựng rác hữu cơ, thùng màu vàng đựng rác vô cơ. Buổi chiều, công nhân thay vì đẩy xe gom rác, chỉ đứng tại các điểm có đặt thùng màu xanh, màu vàng (loại 240 lít) để hướng dẫn người dân đổ rác.
ImageView.ashx


Thùng rác lại biến thành xe đẩy đi gom rác.



Tp. Hồ Chí Minh
[FONT=Times New Roman, serif]Chương trình phân loại rác từ nguồn được bắt đầu ở TPHCM từ gần chục năm trước. Đầu tiên, chúng được thí điểm ở hai phường của quận 5 và kết quả thu được thật khả quan: hầu hết người dân đều đồng thuận với chương trình.
[/FONT]

[FONT=Times New Roman, serif]
[/FONT]

[FONT=Times New Roman, serif]Lần thứ hai, vào khoảng năm 2003-2004 chương trình được triển khai thí điểm ở quận 6 và cũng giống như lần 1, chương trình nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh cần giải quyết ở đây chính là lực lượng thu gom rác và các cơ chế chính sách đi kèm của ngành chức năng.[/FONT]

images359624_5.jpg

[FONT=Times New Roman, serif]Rác được đưa vào dây chuyền phân loại tại một khu xử lý ở TPHCM. Ảnh: ĐỨC THÀNH.[/FONT]



[FONT=Times New Roman, serif]Tuy nhiên, tất cả đều thất bại, và nguyên nhân:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Từ thời điểm đó cho đến nay, lực lượng thu gom rác của thành phố (gồm cả dân lập lẫn các đơn vị công ích của nhà nước) hầu như không có thùng rác hai ngăn để vận chuyển riêng từng loại rác: vô cơ và hữu cơ, mà người dân đã phân loại. Tất cả các loại rác dù chưa được phân loại hay đã được phân loại, khi vận chuyển đều được đổ lẫn vào nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chương trình phân loại rác từ nguồn bị bế tắc. Nhiều nhà máy tái chế rác đã được xây dựng xong nhưng hiện vẫn chưa có rác đã phân loại để tái chế.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng quản lý Chất thải Rắn thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, điều này hoàn toàn không có lợi cho môi trường, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Rác hữu cơ chưa được phân loại mà đã được chôn lấp hoặc ủ để làm phân sẽ sinh ra nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính, chất lượng phân sản xuất ra cũng không tốt. Điều này càng nguy hiểm nếu như trong rác lẫn chất thải nguy hại như thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa, sát trùng…[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Nguyên nhân thứ hai làm cho chương trình phân loại rác tại nguồn thời gian qua rơi vào bế tắc là do các ban ngành liên quan lúng túng. Chương trình phân loại rác từ nguồn có một phần của đầu tư trang thiết bị như thùng rác, túi đựng rác… nên về nguyên tắc, phần này phải do Sở Xây dựng thẩm định. Đồng thời, việc tuyên truyền cho người dân nhận thức và triển khai thực hiện phân loại rác từ nguồn nên cũng có phần trách nhiệm của Sở Thông tin - Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch lại chưa được thực hiện đồng bộ. Đáng lưu ý, sau một thời gian dài họp bàn mới ra được cơ chế cho chương trình thì khủng khoảng kinh tế xảy ra, hàng loạt định mức đầu tư vừa được duyệt đã trở nên lạc hậu so với chi phí thực. Tuy không có cơ quan nào chính thức tuyên bố ngưng chương trình phân loại rác từ nguồn, nhưng trên thực tế chương trình này đã tạm dừng vài năm nay.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Và phát động lại (Năm 2010)
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài đã chủ trì cuộc họp đánh giá và xây dựng kế hoạch triển khai tiếp chương trình phân loại rác từ nguồn. Theo đó, ông Nguyễn Thành Tài đề nghị triển khai chương trình trên toàn địa bàn thành phố và giao cho các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho các hộ dân nghèo thùng rác hai ngăn cũng như hỗ trợ cho các hộ thu gom rác dân lập không thể tự đầu tư phương tiện chuyên chở rác đã phân loại. Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tư pháp được giao nghiên cứu và trình UBND TPHCM cơ chế tài chính để hỗ trợ cho các đối tượng này. Chương trình phân loại rác từ nguồn sẽ được khởi động lại ngay sau khi các cơ quan chức năng cũng như các địa phương hoàn tất công việc được giao.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]
[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Ko bít hiện nay ở tp. HCM thế nào. Nhưng mình ở HN và ko thấy thông báo gì về việc này. Nản! Đây là việc làm rất quan trọng, mình đã từng xem một chương trình trên TV nói về công cuộc phân loại rác tại Nhật, mún tìm mãi nhưng trên mạng ko có. Có thể nói họ cũng đã gặp những vấn đề rắc rối, thậm chsi là hơn chúng ta rất nhiều, nhưng nhìn chung là đều thanh công trên toàn nc Nhật. Vì vậy ko có lý do gì nc ta ko làm dc. Nếu chúng ta ko thể kiến nghị, chúng ta có thể tạo nên một nàn sóng lan truyền về vấn đề này, để mọi ng biết tầm quan trọng của phân loại rác. Đến lúc nào đó, ắt hẳn chúng ta sẽ thực hiện thành công, điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi ng và của Nhà nước.
Ko phải là chúng ta hoàn toàn ko thay đổi dc. Hãy nhìn lại thói quan đội mũ bảo hiểm của mọi ng thì thấy, rõ ràng chúng ta đã khá thành công trong việc vận động mọi ng đội mũ bảo hiểm khi di xe máy. Đừng nói ý thức là khó thay đổi, đó chỉ là những thói quen và chúng ta cần phải thay đổi thói quen đó.
[/FONT]
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thực ra Oanh thấy,ở quanh trg Oanh..có những chỗ để thùng rác..đều có 2 thug cả...1 thug dành cho rác vô cơ.và 1 hữu cơ...
Nhưng ko mấy ai để ý tới vứt rác như thế nào vào thg nào cả?? Thug nào cũng vứt được...Bởi vì họ không để ý.không ý thức được phải làm như thế nào???.:KSV@07:
Đấy là quanh trg học thui,chứ các khu dân cư thì...đổ rác chug hết ....Thật nản quá!!:KSV@18:

 
Cái thùng đó mình nghĩ nó là sản phẩm của việc phân loại rác mấy năm trước, nhưng bây giờ thì ko phân loại nữa, cũng là do nc mình quản lý ko tốt.
 
Cái thùng đó mình nghĩ nó là sản phẩm của việc phân loại rác mấy năm trước, nhưng bây giờ thì ko phân loại nữa, cũng là do nc mình quản lý ko tốt.

Mình để ý thì khi đi gom rác lại,họ đều dùng 1 cái xe đẩy chug hết...Phân loại xong...lại đổ chung vào...thế thì...tốn công...:KSV@19: dã trag...
Các công ty môi trg ý chứ...họ ko quản lý và ko thực sự quan tâm...:KSV@02:
 
UK! Đúng đó. Mình nghĩ rằng ở VN cách đầu tiên và đơn giản nhất đó chính là tập cho mình cái thói quan sạch sẽ, ko vứt rác tùy tiện bừa bãi, mà xử lý rác thải cũng góp phần giúp cho việc này. Với lại tình hình ktế nc ta hiện giờ cũng tầm tầm, thực hiện mấy cái đó chắc ko quá tốn kém. Học hỏi cách làm của các nc khác là dc. Hic! Mà sao lại để thế nhỉ. Tốn tiền thực hiện lại bỏ ko.
 
Yeah!!Bạn nghĩ giống mình..
Dường như ý thức vất rác đúng nơi quy định,thì ai cũng ý thức được rùi..Nhưng ở những nơi công cộng,hay là vào những dịp lễ,kỉ nệm(như 1000 năm chẳng hạn...)..thì họ.... quên hay sao ấy...:KSV@19:
Thu gom rác,và đổ vào bãi rác...Các khu nông thôn quanh Hà nội,trở thành nơi đổ rác..Ô nhiễm hơn...
Dường như công nghê nước mình chưa quan tâm đến xử lí rác rùi..:KSV@19:
 
×
Quay lại
Top Bottom