Phân loại chi phí trong kinh doanh chính xác nhất

hanhnguyennee

Thành viên
Tham gia
18/8/2022
Bài viết
2
Chi phí luôn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, việc hiểu rõ chi phí là gì là việc vô cùng quan trọng với nhà quản trị doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra được những dự đoán, quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả. Từ đó, đơn vị có thể tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng GoSELL tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

0DJHwU0_Ts-6fepz6Fz-oS4lDvepSftIxqTODyoX9hpeDI8-eMqYNgtq4CEfHixZSrggkUOzA8wf5cGsvA18P17WLA54RTI3aQhsdEFUPll8-572hrrnpJJf_ahmwONSF6JxEf98lBPNLCBmwDJIvLxeSfRSF3gecOAlf5vBb3QK813uqfKIWwyWILh7ZA


Phân loại theo yếu tố chi phí​

Điều này để dễ dàng cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung địa điểm phát sinh, vì vậy, chi phí được phân theo yếu tố. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
  • Yếu tố nguyên – vật liệu.
  • Yếu tố nhiên liệu, động lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương liên quan.
  • Yếu tố bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
  • Yếu tố khấu hao tài sản cố định.
  • Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm tối ưu ngân sách Marketing cho chuỗi cửa hàng bán lẻ

Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí​

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí theo giá thành sản phẩm. Chi phí được phân theo khoản mục, cách phân loại dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng.
Giá thành của toàn bộ sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
  • Chi phí nguyên – vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí sản xuất chung.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Phân loại chi phí theo công dụng
Được chia thành 3 công dụng sau:
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, trực tiếp để tạo ra sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, các khoản trích lương, chi phí mang tính chất lương cho nhân viên.
  • Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có nhiều khoản chi và mỗi khoản được liệt vào những công dụng khác nhau

Phân loại theo nội dung chi phí​

Muốn phân loại chi phí theo nội dung, trước tiên cần hiểu được chi phí là gì? Nội dung được phân loại thành 5 yếu tố sau:
  • Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh.
  • Chi phí nhân công: Lương và các khoản được hạch toán theo lương.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là giá trị hao mòn của tài sản cố định đã được hạch toán trong các kỳ trước.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Chi phí dịch vụ được mua bằng tiền.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất​

Được phân loại thành 2 khái niệm chính:
  • Chi phí cố định: Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi của những yếu tố khác (mức độ hoạt động của đơn vị).
  • Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ hoạt động của mức độ hoạt động sản xuất của đơn vị.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với lợi nhuận​

Được phân thành hai yếu tố chính:

  • Chi phí thời kỳ: Là loại chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong một số thời điểm của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí sản xuất doanh nghiệp.
  • Thu thập, tổng hợp chi phí để tính được lợi nhuận
  • Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tài sản hoặc thành phẩm và được liệt kê thành tài sản lưu động của doanh nghiệp và chỉ được quy thành phí tổn khi sản phẩm được tiêu thụ.

Phân loại theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí​

Để thực hiện được cách phân loại này, trước tiên cần hiểu rõ về chi phí là gì? Sau đó tiếp tục xét theo theo 2 yếu tố:
  • Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí phát sinh được tập hợp trực tiếp cho một đối tượng tập hợp chi phí.
  • Chi phí gián tiếp: Là loại chi phí liên quan đến nhiều loại đối tượng, do đó người ta phải tổng hợp chi phí và tiến hành phân bổ theo những tiêu chí thích hợp.
  • Chi phí doanh nghiệp là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu thu thập từng ngày. Đây cũng được xem là khái niệm cơ bản của lĩnh vực kế toán.

Việc xác định rõ chi phí giúp doanh nghiệp tính được lợi nhuận từ hoạt đồng, sau đó thể hiện trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Từ đó có những phương án, phương pháp giúp cắt giảm chi phí nhằm mục đích tăng doanh thu – lợi nhuận.
 
×
Top Bottom