Lễ khai trương và lễ khánh thành là 2 buổi lễ quan trọng của doanh nghiệp. Để buổi lễ diễn ra thành công cần có một kịch bản hoàn hảo và cần lên kế hoạch chi tiết các công việc quan trọng, điều đó giúp buổi lễ diễn ra được suôn sẻ hơn. Để phân biệt được 2 buổi lễ này. Hãy cùng chúng tôi tim hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Lễ khánh thành là gì?
Lễ khánh thành hay tiếng anh còn gọi là “Inauguration Ceremony”. Hiểu theo hán ngữ “Khánh” có nghĩa là chuông, chỉ sự vang, lớn; “Thành” chỉ sự hoàn thành; Ghép lại là muốn đánh lên tiếng vang cho mọi người biết đến sự hoàn thành của một sự việc gì đó.
Xét trong ngành xây dựng, tổ chức lễ khánh thành - Sự kiện được tổ chức mang ý nghĩa là lễ mừng hay lễ thông báo việc hoàn thành một công trình mới và sẵn sàng đi vào hoạt động. Buổi lễ đánh dấu cột mốc khởi đầu với hy vọng mang thật nhiều may mắn và thuận lợi trong tương lai.
Phân biệt Lễ khai trương và Lễ khánh thành
Điểm giống nhau:
Khánh thành và khai trương cốt lõi đều có chung một mục đích đó là giới thiệu, mở màn cho công trình/ cho hoạt động kinh doanh. Là nền móng tạo niềm tin vững chắc cho tương lai của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển thành công.
Điểm khác nhau:
Sự khác nhau đầu tiên thể hiện ngay ở tên gọi: Lễ khánh thành - Inauguration Ceremony, còn Lễ khai trương - Grand Opening.
Lễ khánh thành thường được áp dụng đối với các công trình xây dựng; Sự kiện được diễn ra sau khi chấm dứt thi công công trình và bắt đầu đưa vào sử dụng. Còn Tổ chức lễ khai trương luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh buôn bán; Sự kiện được diễn ra vào ngày mở bán đầu tiên của cửa hàng.
Kịch bản tổ chức lễ khánh thành chuyên nghiệp
Trong ngành xây dựng, dù công trình lớn hay nhỏ thì các chủ đầu tư đều rất chú trọng vào tổ chức lễ khánh thành. Bởi vậy mà một kịch bản tổ chức bài bản, đúng quy trình và chuyên nghiệp là điều rất cần thiết.
Chuẩn bị trước chương trình
>> Tìm hiểu thông tin về tổ chức lễ khởi công tại đây!!
Tiến hành tổ chức buổi lễ
Sau những bước chuẩn bị ở trên, để chương trình được chỉnh chu hơn thì nên tổ chức thực hiện tổng duyệt trước khi chính thức khai mạc.
Sau chương trình
1. Lễ khánh thành là gì?
Lễ khánh thành hay tiếng anh còn gọi là “Inauguration Ceremony”. Hiểu theo hán ngữ “Khánh” có nghĩa là chuông, chỉ sự vang, lớn; “Thành” chỉ sự hoàn thành; Ghép lại là muốn đánh lên tiếng vang cho mọi người biết đến sự hoàn thành của một sự việc gì đó.
Xét trong ngành xây dựng, tổ chức lễ khánh thành - Sự kiện được tổ chức mang ý nghĩa là lễ mừng hay lễ thông báo việc hoàn thành một công trình mới và sẵn sàng đi vào hoạt động. Buổi lễ đánh dấu cột mốc khởi đầu với hy vọng mang thật nhiều may mắn và thuận lợi trong tương lai.
Phân biệt Lễ khai trương và Lễ khánh thành
Điểm giống nhau:
Khánh thành và khai trương cốt lõi đều có chung một mục đích đó là giới thiệu, mở màn cho công trình/ cho hoạt động kinh doanh. Là nền móng tạo niềm tin vững chắc cho tương lai của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển thành công.
Điểm khác nhau:
Sự khác nhau đầu tiên thể hiện ngay ở tên gọi: Lễ khánh thành - Inauguration Ceremony, còn Lễ khai trương - Grand Opening.
Lễ khánh thành thường được áp dụng đối với các công trình xây dựng; Sự kiện được diễn ra sau khi chấm dứt thi công công trình và bắt đầu đưa vào sử dụng. Còn Tổ chức lễ khai trương luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh buôn bán; Sự kiện được diễn ra vào ngày mở bán đầu tiên của cửa hàng.
Kịch bản tổ chức lễ khánh thành chuyên nghiệp
Trong ngành xây dựng, dù công trình lớn hay nhỏ thì các chủ đầu tư đều rất chú trọng vào tổ chức lễ khánh thành. Bởi vậy mà một kịch bản tổ chức bài bản, đúng quy trình và chuyên nghiệp là điều rất cần thiết.
Chuẩn bị trước chương trình
- Lên ý tưởng, chủ đề buổi lễ: Việc lên ý tưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình như: Công trình đó là gì (Khách sạn, nhà thờ,...), tính chất buổi lễ, giới hạn ngân sách bao nhiêu, đối tượng khách mời,...
- Hoạch định số lượng khách mời: Khách mời tham dự sẽ bao gồm ban quản trị công ty, nhân viên, đối tác và khách hàng thân thiết.
- Lựa chọn địa điểm tổ chức: Sau khi nắm được số lượng khách tham dự thì bước xác định địa điểm tổ chức sẽ dễ dàng hơn. Thường thì địa điểm tổ chức được diễn ra ngay tại chính nơi công trình khánh thành.
- Lên ngân sách, chi phí dự trù: Tùy vào từng công trình khác nhau, quy mô tổ chức như thế nào để đo lường được chi phí cần bỏ ra. Ngoài ra, cần phải thêm nguồn ngân sách dự phòng, tránh nhiều trường hợp nhiều vấn đề phát sinh bất ngờ.
- Xin giấy phép tổ chức
- Sắp xếp nhân sự: Bao gồm nhân sự chạy chương trình, nhân viên an ninh. Nên sắp xếp, phân chia công việc rõ ràng để chất lượng buổi lễ được diễn ra suôn sẻ.
- Thiết kế, in ấn thư mời: Bước này cần dựa vào chủ đề buổi lễ đã được lên kế hoạch ở trên.
- Trang trí không gian và setup sân khấu: Những thiết bị chính cần thiết cho lễ khánh thành (Gồm âm thanh ánh sáng, màn hình LED/ Backdrop sân khấu, nhà bạt); Ngoài ra, cần trang trí thêm hoa tươi và những tiểu cảnh cho phù hợp với concept buổi lễ đã đưa ra.
- Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực tổ chức lễ: Bước này thường được thực hiện bởi đơn vị event chịu trách nhiệm chính tổ chức chương trình, và gửi cho ban lãnh đạo/chủ đầu tư doanh nghiệp xét duyệt và bổ sung nếu như chưa ưng ý điều gì đó.
>> Tìm hiểu thông tin về tổ chức lễ khởi công tại đây!!
Tiến hành tổ chức buổi lễ
Sau những bước chuẩn bị ở trên, để chương trình được chỉnh chu hơn thì nên tổ chức thực hiện tổng duyệt trước khi chính thức khai mạc.
- Đón khách: Nhân sự nên được chia thành các nhóm nhỏ để đón khách (Từ cổng tới bàn lễ tân, Đưa khách tới vị trí bàn ngồi)
- Tiết mục múa mở màn: Các tiết mục văn nghệ ca hát, nhảy múa, hoặc múa lân sư rồng,... Sẽ làm cho buổi lễ thêm sôi động, tạo sự hứng khởi cho mọi người tham dự.
- Thực hiện nghi thức cúng: Đây là phần không thể thiếu cho bất kỳ lễ khai trương khánh thành nào dù quy mô nhỏ hay lớn; Với ước mong một sự khởi đầu tốt lành. Thông thường, đồ lễ được chia là 2 loại là lễ ngọt và lễ mặn, khá giống với mâm cúng lễ khai trương
- Phát biểu của đại diện lãnh đạo doanh nghiệp: MC sẽ mới đại diện ban lãnh đạo lên phát biểu cảm nghĩ cũng như định hướng hoạt động trong tương lai.
- Lễ cắt băng khánh thành: Đây được xem bước quan trọng nhất, có ý nghĩa thiêng liêng nhất trong toàn bộ chương trình. Là bước đánh dấu bước khởi đầu mang nhiều may mắn, thuận lợi.
- Dùng tiệc (Nếu có): Nên có bữa tiệc teabreak nhẹ cho khách mời tham dự thưởng thức, vừa thể hiện được sự chỉnh chu của ban tổ chức vừa giúp kéo dài thời gian khách mời ở lại giao lưu, trò chuyện cùng nhau.
Sau chương trình
- Chụp ảnh kỷ niệm
- Tặng quà lưu niệm cho khách mời để gây ấn tượng hơn cho doanh nghiệp
- Đưa tiễn khách ra ngoài cổng chào.