Phân biệt đau thận và đau lưng

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Khi bị đau lưng, có thể bạn không biết ngay nguyên nhân gây đau là gì. Đôi khi rất khó để phân biệt giữa các cơn đau lưng và đau do thận. Tuy nhiên, sự khác biệt thể hiện ở các chi tiết. Bạn cần tập trung vào việc xác định chính xác vị trí, mức độ liên tục của cơn đau và cả các triệu chứng khác kèm theo. Nếu có thể nhận ra các đặc điểm cụ thể, bạn sẽ có khả năng phân biệt được cơn đau thận và đau lưng.

Phần 1: Đánh giá cơn đau

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-1.jpg

1. Nhận biết cơn đau lan rộng suốt lưng dưới và vùng mông

Nếu cơn đau xuất hiện tại các vùng này thì rất có thể bạn bị đau do tổn thương ở các cơ lưng, không phải do thận. Hiện tượng đau lưng thường xảy ra ở các vùng này và cũng thường lan ra toàn bộ khu vực, trong khi đau thận không lan rộng như vậy.

Các tổn thương ở cơ lưng có thể ảnh hưởng đến chức năng và mức độ đau ở các cơ bên dưới cơ thể, bao gồm cơ mông.

Nếu bị đau lan rộng, yếu sức hoặc tê, đặc biệt là đau xuống chân, bạn cần phải nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-2.jpg

2. Chú ý cơn đau ở giữa các xương sườn và hông

Đau thận thường xảy ra nhất ở vị trí bên sườn hoặc đằng sau hông. Đây là vùng phía sau của cơ thể, cũng là vị trí của thận.

Cơn đau xảy ra ở các vùng khác của lưng, chẳng hạn như lưng trên, không phải là đau do thận.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-3.jpg


3. Nhận biết hiện tượng đau bụng

Nếu tình trạng đau lưng dưới kèm theo đau bụng thì nhiều khả năng cơn đau có liên quan đến thận. Đau lưng thường khu trú ở vùng phía sau cơ thể. Tình trạng thận phì đại hoặc nhiễm trùng có thể gây viêm cả ở phía trước của cơ thể chứ không chỉ ở sau lưng.

Nếu bạn chỉ đau bụng mà không đau lưng thì có lẽ cơn đau này không liên quan đến thận.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-4.jpg

4. Theo dõi xem cơn đau có liên tục không

Trong nhiều trường hợp, đau do thận thường diễn ra liên tục. Cơn đau có thể giảm hoặc tăng đôi chút trong ngày nhưng không bao giờ hết đau hoàn toàn. Trái lại, các cơn đau lưng thường ngừng hẳn và đau trở lại vào lúc khác.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau thận, bao gồm nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận, sẽ không tự hết đau nếu không được điều trị. Trong khi đó, các cơ lưng có thể tự lành và cơn đau có thể chấm dứt.

Một số sỏi thận có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đi khám để bác sĩ đánh giá nguyên nhân gây đau thận.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-5.jpg

5. Lưu ý cơn đau chỉ ở một bên thắt lưng

Nếu cơn đau chỉ xảy ra ở một bên sườn thì có thể đó là đau do thận. Hai quả thận nằm dọc hai bên sườn, và một viên sỏi thận có thể chỉ gây đau cho một quả thận.

Phần 2: Nhận biết các triệu chứng khác

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-6.jpg

1. Xem xét các nguyên nhân có thể gây đau lưng

Có một cách để bạn phân biệt giữa đau lưng và đau thận là nghĩ xem vừa qua bạn đã có hoạt động nào có thể gây đau lưng. Nếu gần đây bạn từng nâng nhấc nhiều vật nặng hoặc gập người trong thời gian dài, cơn đau của bạn có lẽ là đau lưng chứ không phải đau thận.

Nếu gần đây bạn đứng hay ngồi lâu hơn thường lệ thì có thể đó chính là nguyên nhân gây đau lưng.

Ngoài ra, nếu bạn có chấn thương ở lưng, có thể cơn đau mới xuất hiện có liên quan đến chấn thương trước đó.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-7.jpg

2. Lưu ý các vấn đề trong nước tiểu

Thận là một bộ phận của đường tiểu, do đó tình trạng nhiễm trùng và các vấn đề khác của thận thường biểu hiện ở nước tiểu. Bạn hãy chú ý hiện tượng có máu trong nước tiểu và cơn đau gia tăng khi đi tiểu.

Nước tiểu cũng có thể đục hoặc sậm màu nếu cơn đau là do thận gây ra.

Bạn có thể có nhu cầu đi tiểu gấp khi thận có vấn đề, chẳng hạn như sỏi thận.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-8.jpg

3. Lưu ý cảm giác tê bên dưới lưng

Trong một số trường hợp đau lưng, bạn có thể bị tê do tình trạng chèn ép dây thần kinh và các vấn đề về lưu thông máu xuống mông và chân. Đây là triệu chứng phổ biến ở những người bị đau lưng liên quan đến dây thần kinh hông.

Cảm giác tê thậm chí còn lan suốt xuống các ngón chân trong các trường hợp nghiêm trọng.

Phần 3: Tiếp nhận chẩn đoán y khoa

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-9.jpg

1. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị đau không khỏi

Điều quan trọng là bạn phải được điều trị chuyên khoa để xử lý các nguyên nhân gây đau. Nếu không được chữa trị kịp thời, chúng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn và khiến bạn càng đau hơn về sau.

Gọi cho bác sĩ và mô tả các triệu chứng với nhân viên ở phòng khám. Họ sẽ sắp xếp cuộc hẹn cho bạn đến khám.

Kiểm soát đau bằng thuốc giảm đau không kê toa là một giải pháp tạm thời nếu bạn quá khổ sở vì đau. Tuy nhiên, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế để giải quyết triệt để tình trạng đau dài ngày thay vì chỉ giảm đau bằng thuốc.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-10.jpg

2. Đi khám bệnh và làm xét nghiệm

Khi đi khám bệnh, bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng, bao gồm thời điểm cơn đau xuất hiện và mức độ đau. Bác sĩ cũng sẽ sờ vào chỗ đau của bạn để thăm khám. Sau khi khám, bác sĩ có thể cho bạn biết sơ lược về nguyên nhân gây đau, nhưng có thể bạn cũng cần làm một số xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác.

Dù nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng ở lưng như thoát vị đĩa đệm hay vấn đề ở thận, bác sĩ cũng thường cho xét nghiệm hình ảnh. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp x-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ cột sống hoặc chụp cắt lớp vi tính.

Nếu nghi ngờ thận có vấn đề, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm các bất thường trong xét nghiệm công thức máu, định lượng protein và một số thứ khác.

aid9775848-v4-728px-Distinguish-Between-Kidney-Pain-and-Back-Pain-Step-11.jpg

3. Điều trị nguyên nhân gây đau

Một khi nguyên nhân gây đau đã được xác định, bác sĩ đẽ đưa ra phác đồ điều trị. Phác đồ này sẽ giúp giảm đau và điều trị nguyên nhân gây đau. Điều này có nghĩa là có thể bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau và thuốc điều trị nhiễm trùng hoặc tổn thương đang có.

Nếu bạn bị đau thận do sỏi thận, một nguyên nhân phổ biến gây đau thận, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và trao đổi với bạn về các lựa chọn phẫu thuật nếu các viên sỏi thận có kích thước lớn và không thể tự đào thải.

Nếu bạn bị co thắt cơ lưng, một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về cách kiểm soát đau, chăm sóc các cơ và các phương pháp vật lý trị liệu.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top Bottom