- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 261
Theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, giáo viên không được dạy thêm có thu tiền với học sinh mà mình đang dạy chính khoá trên trường.
Hiện, nhiều thầy cô và nhà trường đã có thông báo về việc ngừng dạy thêm. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp, cảm thấy lo lắng, hoang mang.
Để hiểu rõ hơn về những quy định mới tại Thông tư 29, cũng như cách giúp các em học sinh cảm thấy yên tâm hơn trong giai đoạn "nước rút" ôn thi, PLO đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình học đã đổi mới
. Phóng viên: Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 14-2. Ông đánh giá như thế nào về tác động của thông tư này đến nhà trường và học sinh tại thời điểm hiện nay?
+ PGS.TS Trần Thành Nam: Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong những ngày tới có thể khiến nhiều gia đình, học sinh hoang mang.
Tuy nhiên, khi ban hành Thông tư 29, Bộ GD&ĐT đã nêu rõ tinh thần, quan điểm của các quy định mới. Trong đó khẳng định việc bổ sung kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh thi cuối cấp là trách nhiệm của nhà trường và thầy cô, cần được đảm bảo.
Nhà trường và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm huy động các nguồn lực để việc thực hiện hoạt động bổ sung kiến thức này, và không thu tiền từ học sinh.
Nhà trường và thầy cô cần có trách nhiệm với nghề và với chất lượng dạy học của trường mình. Nếu thấy học sinh chưa đủ tự tin, cần bổ sung kiến thức thì có thể tổ chức phụ đạo thêm kiến thức cho các em.
Dù sao thì trong giai đoạn đầu thực hiện các quy định của Thông tư 29, khi chưa có nhiều hướng dẫn, có thể dẫn đến khó khăn, khó làm quen. Nhưng nếu bây giờ không thay đổi thì có lẽ chẳng bao giờ thay đổi được.
. Có ý kiến cho rằng Thông tư 29 đang siết chặt công tác dạy thêm, học thêm. Quan điểm của ông thế nào?
+ Trước hết, cần nhấn mạnh rằng tinh thần của Thông tư 29 là đúng đắn, nhân văn, cởi mở, hướng đến việc quản lý nhu cầu dạy thêm, học thêm chính đáng và loại trừ được những tiêu cực trong vấn đề này.
Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh rằng Thông tư 29 chỉ cấm các hoạt động dạy thêm không đúng quy định như ép buộc, gợi ý để học sinh tham gia học thêm, không được dạy thêm tại nhà đối với học sinh mà mình đã dạy trên trường; chứ không cấm những nhu cầu học thêm, dạy thêm chính đáng.
Năm nay là năm đầu thực hiện các quy định của Thông tư 29. Mỗi giáo viên cần có sự tự trọng về nghề nghiệp, không nên nghĩ rằng "nếu bổ sung kiến thức cho học sinh là trách nhiệm của tôi, tôi phải dạy và không có tiền thì tôi không dạy nữa", bởi điều này không phù hợp với chuẩn mực, đạo đức của người làm nghề.
Tôi cũng biết có những ý kiến cho rằng do chương trình học hiện nay của học sinh quá nặng, thời gian học chính khoá trên lớp không đủ để dạy hết kiến thức, do đó không thể không học thêm. Theo tôi, không nên nhìn nhận vấn đề như vậy.
Thay vào đó, cần nhìn nhận rằng chương trình học đã đổi mới, nhưng nhiều nhà giáo chưa thay đổi kịp về triết lý, tư tưởng, phương pháp để dạy học theo hướng phát triển năng lực, mà vẫn áp dụng nguyên si phương pháp của 20 năm trước.
Dù đã chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, nhiều thầy cô vẫn đang dạy theo hướng tiếp cận nội dung, do đó không thể học hết được.
Nếu các thầy cô dạy theo hướng tiếp cận năng lực, thì sẽ không cần thiết phải dạy quá nhiều nội dung trên lớp. Trong thời gian sắp tới, tôi nghĩ có thể sẽ cần tiếp tục giảm tải chương trình học đối với các cấp học nhỏ và tăng khả năng tự học đối với các cấp học lớn hơn.
Khẳng định thương hiệu qua chất lượng dạy học chính khoá - ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Hiện, nhiều thầy cô và nhà trường đã có thông báo về việc ngừng dạy thêm. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp, cảm thấy lo lắng, hoang mang.
Để hiểu rõ hơn về những quy định mới tại Thông tư 29, cũng như cách giúp các em học sinh cảm thấy yên tâm hơn trong giai đoạn "nước rút" ôn thi, PLO đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình học đã đổi mới
. Phóng viên: Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 14-2. Ông đánh giá như thế nào về tác động của thông tư này đến nhà trường và học sinh tại thời điểm hiện nay?
+ PGS.TS Trần Thành Nam: Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong những ngày tới có thể khiến nhiều gia đình, học sinh hoang mang.
Tuy nhiên, khi ban hành Thông tư 29, Bộ GD&ĐT đã nêu rõ tinh thần, quan điểm của các quy định mới. Trong đó khẳng định việc bổ sung kiến thức cho học sinh chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh thi cuối cấp là trách nhiệm của nhà trường và thầy cô, cần được đảm bảo.
Nhà trường và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm huy động các nguồn lực để việc thực hiện hoạt động bổ sung kiến thức này, và không thu tiền từ học sinh.
Nhà trường và thầy cô cần có trách nhiệm với nghề và với chất lượng dạy học của trường mình. Nếu thấy học sinh chưa đủ tự tin, cần bổ sung kiến thức thì có thể tổ chức phụ đạo thêm kiến thức cho các em.
Dù sao thì trong giai đoạn đầu thực hiện các quy định của Thông tư 29, khi chưa có nhiều hướng dẫn, có thể dẫn đến khó khăn, khó làm quen. Nhưng nếu bây giờ không thay đổi thì có lẽ chẳng bao giờ thay đổi được.
. Có ý kiến cho rằng Thông tư 29 đang siết chặt công tác dạy thêm, học thêm. Quan điểm của ông thế nào?
+ Trước hết, cần nhấn mạnh rằng tinh thần của Thông tư 29 là đúng đắn, nhân văn, cởi mở, hướng đến việc quản lý nhu cầu dạy thêm, học thêm chính đáng và loại trừ được những tiêu cực trong vấn đề này.
Bộ GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh rằng Thông tư 29 chỉ cấm các hoạt động dạy thêm không đúng quy định như ép buộc, gợi ý để học sinh tham gia học thêm, không được dạy thêm tại nhà đối với học sinh mà mình đã dạy trên trường; chứ không cấm những nhu cầu học thêm, dạy thêm chính đáng.
Năm nay là năm đầu thực hiện các quy định của Thông tư 29. Mỗi giáo viên cần có sự tự trọng về nghề nghiệp, không nên nghĩ rằng "nếu bổ sung kiến thức cho học sinh là trách nhiệm của tôi, tôi phải dạy và không có tiền thì tôi không dạy nữa", bởi điều này không phù hợp với chuẩn mực, đạo đức của người làm nghề.
Tôi cũng biết có những ý kiến cho rằng do chương trình học hiện nay của học sinh quá nặng, thời gian học chính khoá trên lớp không đủ để dạy hết kiến thức, do đó không thể không học thêm. Theo tôi, không nên nhìn nhận vấn đề như vậy.
Thay vào đó, cần nhìn nhận rằng chương trình học đã đổi mới, nhưng nhiều nhà giáo chưa thay đổi kịp về triết lý, tư tưởng, phương pháp để dạy học theo hướng phát triển năng lực, mà vẫn áp dụng nguyên si phương pháp của 20 năm trước.
Dù đã chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, nhiều thầy cô vẫn đang dạy theo hướng tiếp cận nội dung, do đó không thể học hết được.
Nếu các thầy cô dạy theo hướng tiếp cận năng lực, thì sẽ không cần thiết phải dạy quá nhiều nội dung trên lớp. Trong thời gian sắp tới, tôi nghĩ có thể sẽ cần tiếp tục giảm tải chương trình học đối với các cấp học nhỏ và tăng khả năng tự học đối với các cấp học lớn hơn.
Khẳng định thương hiệu qua chất lượng dạy học chính khoá - ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM