- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Ông Uông Đình Vũ (SN 1949, trú tại thị trấn Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình) đã cặm cụi nuôi con ăn học bằng nghề hớt tóc. Sau 20 năm vất vả, ông nở nụ cười mãn nguyện khi cả bốn người con đều lấy được bằng thạc sĩ.
Ông Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở miền quê Xuân Trường (Thanh Chương, Nghệ An). Học hết lớp 7, ông tình nguyện nhập ngũ, được phân về đơn vị 34066 thuộc Tổng cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, đóng tại Bắc Thái (cũ). Từ năm 1967 đến 1975, nhiệm vụ chính của ông là làm quân giới (sản xuất vũ khí, đạn dược...) phục vụ chiến đấu. Sau ngày hòa bình lặp lại, ông chuyển ngành sang làm công nhân quốc phòng thuộc Nhà máy Z115, Tổng cục Kỹ thuật - kinh tế, đến năm 1991 nghỉ hưu với tay nghề bậc 7/7.
Năm 1991, sau khi nghỉ hưu sớm, ông làm nghề sửa xe đạp ở Bắc Thái. Đến năm 1993 thì cả nhà “khăn gói” về thị trấn Ba Đồn lập nghiệp.
Về vùng đất mới, với đồng lương hưu ít ỏi, để nuôi con ăn học, vợ chồng lao vào làm ăn, buôn bán. Ông tiếp tục nghề sửa chữa xe đạp, bà thì buôn bán ở chợ Ba Đồn. Được một thời gian, cả 4 đứa con đều đi học. Con gái đầu tên Uông Thị Ngọc Mai đã vào Đại học Kinh tế nông nghiệp Bắc Thái (nay là Đại học Thái Nguyên) nên càng túng thiếu hơn. Cuối năm 1993, ông làm thợ cắt tóc.
Khách càng ngày càng đông, ông có tiền để tiếp tục trang trải cho người con gái thứ hai tên Uông Thị Ngọc Hoa vào Đại học Sư phạm Huế, chuyên ngành tiếng Anh. Lúc hai chị gái ra trường và làm việc được một thời gian, ông lại phải “gồng gánh” để tiếp tục nuôi hai đứa con trai song sinh vào học Đại học Y Huế và Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Vì biết gia đình ông có 4 người con hiếu học và học giỏi, không chỉ người dân trong thị trấn, mà nhiều người các xã khác đến hớt tóc, giúp ông có tiền nuôi con. Ông đã vượt qua khó khăn trong niềm vui sướng, tự hào...
Ông kể: Sau một thời gian đi làm, hai người con gái dù bận rộn với con cái vẫn tiếp tục nâng cao trình độ. Hai con trai là Uông Đình Hoàng và Uông Đình Thái vừa ra trường, công tác vài năm cũng theo hai chị “nâng cao trình độ”. Trong năm 2008, cả 4 chị em đều thi đậu Thạc sĩ theo chuyên ngành học của mình.
Ông vẫn tiếp tục nghề cắt tóc của mình, vẫn sống đạm bạc, nhưng là người thợ cắt tóc luôn hãnh diện và hạnh phúc.
Ông Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở miền quê Xuân Trường (Thanh Chương, Nghệ An). Học hết lớp 7, ông tình nguyện nhập ngũ, được phân về đơn vị 34066 thuộc Tổng cục kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, đóng tại Bắc Thái (cũ). Từ năm 1967 đến 1975, nhiệm vụ chính của ông là làm quân giới (sản xuất vũ khí, đạn dược...) phục vụ chiến đấu. Sau ngày hòa bình lặp lại, ông chuyển ngành sang làm công nhân quốc phòng thuộc Nhà máy Z115, Tổng cục Kỹ thuật - kinh tế, đến năm 1991 nghỉ hưu với tay nghề bậc 7/7.
Ông Vũ đang cắt tóc cho khách.
Ông Vũ tâm sự: Sau khi “bén duyên” với bà Nguyễn Thị Huệ (SN 1954, quê ở xã Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình), là đồng nghiệp trong nhà máy, nên đúng vào chiều 30/4/1975, cơ quan đã tổ chức đám cưới cho hai người sau thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vài năm sau đó, họ đã sinh 4 người con xinh xắn, khôi ngô. Nhưng với đồng lương công nhân ít ỏi, ngoài giờ đi làm về, vợ chồng phải trồng rau, cuốc đất để cải thiện bữa ăn. Các con ngoài giờ đi học về, phải giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập.Năm 1991, sau khi nghỉ hưu sớm, ông làm nghề sửa xe đạp ở Bắc Thái. Đến năm 1993 thì cả nhà “khăn gói” về thị trấn Ba Đồn lập nghiệp.
Về vùng đất mới, với đồng lương hưu ít ỏi, để nuôi con ăn học, vợ chồng lao vào làm ăn, buôn bán. Ông tiếp tục nghề sửa chữa xe đạp, bà thì buôn bán ở chợ Ba Đồn. Được một thời gian, cả 4 đứa con đều đi học. Con gái đầu tên Uông Thị Ngọc Mai đã vào Đại học Kinh tế nông nghiệp Bắc Thái (nay là Đại học Thái Nguyên) nên càng túng thiếu hơn. Cuối năm 1993, ông làm thợ cắt tóc.
Khách càng ngày càng đông, ông có tiền để tiếp tục trang trải cho người con gái thứ hai tên Uông Thị Ngọc Hoa vào Đại học Sư phạm Huế, chuyên ngành tiếng Anh. Lúc hai chị gái ra trường và làm việc được một thời gian, ông lại phải “gồng gánh” để tiếp tục nuôi hai đứa con trai song sinh vào học Đại học Y Huế và Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Ông Vũ cùng hai người con trai song sinh.
Vì biết gia đình ông có 4 người con hiếu học và học giỏi, không chỉ người dân trong thị trấn, mà nhiều người các xã khác đến hớt tóc, giúp ông có tiền nuôi con. Ông đã vượt qua khó khăn trong niềm vui sướng, tự hào...
Ông kể: Sau một thời gian đi làm, hai người con gái dù bận rộn với con cái vẫn tiếp tục nâng cao trình độ. Hai con trai là Uông Đình Hoàng và Uông Đình Thái vừa ra trường, công tác vài năm cũng theo hai chị “nâng cao trình độ”. Trong năm 2008, cả 4 chị em đều thi đậu Thạc sĩ theo chuyên ngành học của mình.
Ông vẫn tiếp tục nghề cắt tóc của mình, vẫn sống đạm bạc, nhưng là người thợ cắt tóc luôn hãnh diện và hạnh phúc.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: