- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
(Dân trí) - Với khối tài sản trị giá hơn 15.215 tỷ đồng, cao hơn 34% so với ông Đoàn Nguyên Đức, ông Vượng đã chắc chắn trở thành người giàu nhất trên TTCK năm 2010.
Giả sử cổ phiếu HAG có tăng trần và cả 2 cổ phiếu VIC, VPL cùng giảm sàn trong những phiên giao dịch còn lại của năm 2010 thì giá trị cổ phiếu của ông Đức cũng không thể vượt qua ông Vượng.
Như vậy sau nhiều năm liền ở vị trí thứ 2, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán khi kết thúc năm 2010.
Tính theo giá đóng cửa ngày 29/12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương khoảng 780 triệu USD.
Trong khi đó lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.
Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng.
Một điều đáng chú ý là bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng - cũng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán với 2.262 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ công bố danh sách chính thức sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12.
Mặc dù là cổ đông lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với VIC và VPL nhưng ông Vượng chỉ giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị.
Theo thông tin trong bản cáo bạch của Vincom, Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê quán tại Hà Tĩnh. Trình độ chuyên môn là Kỹ sư Kinh tế địa chất.
Năm 1993, ông Vượng là sáng lập viên của Công ty TNHH Technocom (về sau là tập đoàn Technocom) tại Kharkov, Ukraina với hoạt động chính là sản xuất mì ăn liền.
Đến năm 2001, ông Vượng về nước bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng việc thành lập CTCP Vincom (tên cũ là CTCP Thương mại Tổng hợp Việt Nam) và CTCP Vinpearl.
Tháng 9/2009, Tập đoàn Technocom chuyển trụ sở chính về Hà Nội và đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - Vingroup.
Ông Phạm Nhật Vượng
Giả sử cổ phiếu HAG có tăng trần và cả 2 cổ phiếu VIC, VPL cùng giảm sàn trong những phiên giao dịch còn lại của năm 2010 thì giá trị cổ phiếu của ông Đức cũng không thể vượt qua ông Vượng.
Như vậy sau nhiều năm liền ở vị trí thứ 2, ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức trở thành người giàu nhất trên thị trường chứng khoán khi kết thúc năm 2010.
Tính theo giá đóng cửa ngày 29/12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường đạt hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương khoảng 780 triệu USD.
Trong khi đó lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.
Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng.
Top 10 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo giá ngày 29/12)
Một điều đáng chú ý là bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng - cũng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán với 2.262 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ công bố danh sách chính thức sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12.
Mặc dù là cổ đông lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với VIC và VPL nhưng ông Vượng chỉ giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị.
Theo thông tin trong bản cáo bạch của Vincom, Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê quán tại Hà Tĩnh. Trình độ chuyên môn là Kỹ sư Kinh tế địa chất.
Năm 1993, ông Vượng là sáng lập viên của Công ty TNHH Technocom (về sau là tập đoàn Technocom) tại Kharkov, Ukraina với hoạt động chính là sản xuất mì ăn liền.
Đến năm 2001, ông Vượng về nước bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng việc thành lập CTCP Vincom (tên cũ là CTCP Thương mại Tổng hợp Việt Nam) và CTCP Vinpearl.
Tháng 9/2009, Tập đoàn Technocom chuyển trụ sở chính về Hà Nội và đổi tên thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam - Vingroup.
PV
Hiệu chỉnh bởi quản lý: