- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
“Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chung vui, buồn thì động viên /Hãy luôn ghi nhớ: học trò không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên”… Sau buổi họp hội đồng Trường THCS Phước Đông (Cần Đước, Long An) cuối năm, thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Đăng bất ngờ đề nghị: “Thầy cô chịu khó ở lại chừng mười phút, tôi đọc bài báo sưu tập được thầy cô nghe thử xem sao”.
Nói rồi, ông hiệu trưởng lật cuốn sổ tay dán “20 điều giáo viên cần nhớ” - ông thường dùng nhắc nhở bản thân mình - để chia sẻ cùng giáo viên trong trường.
Vừa là bạn vừa là thầy của trò
Trước hội đồng giáo viên, ông chậm rãi đọc: “Hãy vui cùng những thành tích bé nhỏ của học trò và hãy chia sẻ tất cả thất bại của chúng/Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng/Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời/Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó, chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập”.
Từ bài báo sưu tầm, ông nhắn nhủ giáo viên đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. “Bạn đừng quá độc đoán - ông tiếp - hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học, đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lý nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu”.
Vị hiệu trưởng dẫn dắt thêm: “Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chung vui, buồn thì động viên /Hãy luôn ghi nhớ: học trò không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể tránh được cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khắc phục tình trạng này /Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức”.
Đúc kết kinh nghiệm bản thân, ông hiệu trưởng nhắc giáo viên đừng tìm con đường dễ dàng nhất trong giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ. Cần cho học trò thấy việc học là lao động thật sự. “Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, phải ở bên chúng khi khó khăn/Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi vọng/ Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó/Hãy cố gắng nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn phải giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm/Hãy nhớ rằng trên lớp trẻ em cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được”.
Kết thúc “bài diễn văn” của mình, ông dẫn những điều trong bài báo nói giáo viên đừng để học sinh quá rụt rè - chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời - chúng sẽ không được ai chú ý đến...
“Mọi người thấm dữ lắm”
“Hay quá, hay quá. Mượn thầy photo đi” - thầy Nguyễn Thanh Hùng Hai, giáo viên dạy toán, nhớ lại cảm xúc của giáo viên trong trường sau khi thầy hiệu trưởng đọc xong bài báo. “Tôi sẽ photo tặng thầy cô mỗi người một bản” - ông hiệu trưởng xúc động nói khi điều mình tâm huyết được giáo viên đón nhận.
Mấy hôm sau, mỗi thầy cô ở trường nhận được một bản photo những điều giáo viên cần nhớ từ thầy hiệu trưởng gửi tặng.
“Mọi người thấm dữ lắm - thầy Hùng Hai tâm sự - Nghiền ngẫm 20 điều này, tôi thấy sai ba điều và đã “nhận lỗi” trước hội đồng giáo viên. “Đó là điều không cần che giấu tình cảm của mình nhưng tuyệt đối tránh ưu ái một vài em”.
Tôi vi phạm cái này. Khi tôi bồi dưỡng học sinh giỏi, các em đoạt giải về thầy trò vui lắm. Cái vui này tôi thể hiện ngay trên lớp. Em A,B,C... nhận thấy ánh mắt thiện cảm của tôi nhưng các em khác lại không thích. Tôi đã điều chỉnh. Năm nay tôi đến lớp, học trò nhìn mắt thầy biết thầy quan tâm đến tất cả học trò”.
Điều thứ hai, thầy Hùng Hai thừa nhận mình “vi phạm” là tìm con đường dễ dàng trong giảng dạy. Thầy Hai kể: “Tôi hay nói với học trò bài này rất dễ, định lý kia rất dễ, các em coi thầy làm nè. Nói như vậy, học trò sẽ lười suy nghĩ.
Từ nay tôi không nói câu đó nữa. Tôi nhắc các em thấy là muốn giỏi phải kiên trì, tốn công, tốn sức rất nhiều”. Suy nghĩ một lát, thầy Hai trầm ngâm: “Tôi rất nguyên tắc. Đến giờ dạy của tôi học sinh phải lau bảng trước bằng khăn ướt. Em nào phản ứng là tôi “triệt” ngay. Giờ nghĩ lại tôi thấy không nên. Tôi tự mang theo khăn ướt vào lớp để lau bảng cho giờ giảng của mình”.
Còn cô Bùi Thị Hồng Hoa - tổng phụ trách - lại luôn nhắc mình phải vừa là bạn, vừa là thầy của học trò: “Tôi nhận ra mình cần gần gũi hơn với học trò, lắng nghe các em nói để hiểu suy nghĩ của các em. Tôi cũng tôn trọng ý kiến của học trò chứ không áp đặt. Tôi cũng học được cách trò chuyện với phụ huynh sao cho thật tốt”. Hay cô Nguyễn Thị Minh Hiếu - giáo viên sinh vật lớp 7,8 đã công tác tại trường bốn năm - chỉ nói đơn giản mình có giữ “món quà” của thầy hiệu trưởng “để hổng vi phạm vô đó”.
Nói rồi, ông hiệu trưởng lật cuốn sổ tay dán “20 điều giáo viên cần nhớ” - ông thường dùng nhắc nhở bản thân mình - để chia sẻ cùng giáo viên trong trường.
Vừa là bạn vừa là thầy của trò
Trước hội đồng giáo viên, ông chậm rãi đọc: “Hãy vui cùng những thành tích bé nhỏ của học trò và hãy chia sẻ tất cả thất bại của chúng/Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng/Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời/Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó, chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập”.
Từ bài báo sưu tầm, ông nhắn nhủ giáo viên đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. “Bạn đừng quá độc đoán - ông tiếp - hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học, đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lý nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu”.
Vị hiệu trưởng dẫn dắt thêm: “Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chung vui, buồn thì động viên /Hãy luôn ghi nhớ: học trò không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể tránh được cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khắc phục tình trạng này /Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức”.
Thầy Nguyễn Văn Đăng cùng các học sinh của mình. “Tôi luôn nghĩ làm sao để giáo viên giúp học sinh sau này nên người và các em cũng cảm nhận chính nhờ một phần của ngôi trường này”.
Đúc kết kinh nghiệm bản thân, ông hiệu trưởng nhắc giáo viên đừng tìm con đường dễ dàng nhất trong giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ. Cần cho học trò thấy việc học là lao động thật sự. “Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, phải ở bên chúng khi khó khăn/Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi vọng/ Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó/Hãy cố gắng nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn phải giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm/Hãy nhớ rằng trên lớp trẻ em cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được”.
Kết thúc “bài diễn văn” của mình, ông dẫn những điều trong bài báo nói giáo viên đừng để học sinh quá rụt rè - chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời - chúng sẽ không được ai chú ý đến...
“Mọi người thấm dữ lắm”
“Hay quá, hay quá. Mượn thầy photo đi” - thầy Nguyễn Thanh Hùng Hai, giáo viên dạy toán, nhớ lại cảm xúc của giáo viên trong trường sau khi thầy hiệu trưởng đọc xong bài báo. “Tôi sẽ photo tặng thầy cô mỗi người một bản” - ông hiệu trưởng xúc động nói khi điều mình tâm huyết được giáo viên đón nhận.
Truyền “lửa nghề” cho giáo viên Tốt nghiệp ĐH Sư phạm từ năm 1979, đến nay ông Nguyễn Văn Đăng đã kinh qua nhiều nhiệm vụ tại Sở GD-ĐT Long An, Phòng GD-ĐT huyện Cần Đước và cả giáo viên, hiệu trưởng. “Từ thực tiễn bản thân, tôi nhận thấy giáo viên còn yếu về kỹ năng, xử lý tình huống với học sinh, phụ huynh. Trường sư phạm cũng không hướng dẫn kỹ về điều này. Chưa kể qua thời gian, nhiệt tâm, nhiệt huyết của nhiều giáo viên yếu đi. Tôi đọc nhiều, có cơ hội và thời gian thì chia sẻ để truyền thêm lửa nghề cho giáo viên. Tôi chỉ mong giáo viên làm công việc của mình trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn bởi chính thầy cô là người quyết định chất lượng giáo dục” - thầy Đăng nói. |
Mấy hôm sau, mỗi thầy cô ở trường nhận được một bản photo những điều giáo viên cần nhớ từ thầy hiệu trưởng gửi tặng.
“Mọi người thấm dữ lắm - thầy Hùng Hai tâm sự - Nghiền ngẫm 20 điều này, tôi thấy sai ba điều và đã “nhận lỗi” trước hội đồng giáo viên. “Đó là điều không cần che giấu tình cảm của mình nhưng tuyệt đối tránh ưu ái một vài em”.
Tôi vi phạm cái này. Khi tôi bồi dưỡng học sinh giỏi, các em đoạt giải về thầy trò vui lắm. Cái vui này tôi thể hiện ngay trên lớp. Em A,B,C... nhận thấy ánh mắt thiện cảm của tôi nhưng các em khác lại không thích. Tôi đã điều chỉnh. Năm nay tôi đến lớp, học trò nhìn mắt thầy biết thầy quan tâm đến tất cả học trò”.
Điều thứ hai, thầy Hùng Hai thừa nhận mình “vi phạm” là tìm con đường dễ dàng trong giảng dạy. Thầy Hai kể: “Tôi hay nói với học trò bài này rất dễ, định lý kia rất dễ, các em coi thầy làm nè. Nói như vậy, học trò sẽ lười suy nghĩ.
Từ nay tôi không nói câu đó nữa. Tôi nhắc các em thấy là muốn giỏi phải kiên trì, tốn công, tốn sức rất nhiều”. Suy nghĩ một lát, thầy Hai trầm ngâm: “Tôi rất nguyên tắc. Đến giờ dạy của tôi học sinh phải lau bảng trước bằng khăn ướt. Em nào phản ứng là tôi “triệt” ngay. Giờ nghĩ lại tôi thấy không nên. Tôi tự mang theo khăn ướt vào lớp để lau bảng cho giờ giảng của mình”.
Còn cô Bùi Thị Hồng Hoa - tổng phụ trách - lại luôn nhắc mình phải vừa là bạn, vừa là thầy của học trò: “Tôi nhận ra mình cần gần gũi hơn với học trò, lắng nghe các em nói để hiểu suy nghĩ của các em. Tôi cũng tôn trọng ý kiến của học trò chứ không áp đặt. Tôi cũng học được cách trò chuyện với phụ huynh sao cho thật tốt”. Hay cô Nguyễn Thị Minh Hiếu - giáo viên sinh vật lớp 7,8 đã công tác tại trường bốn năm - chỉ nói đơn giản mình có giữ “món quà” của thầy hiệu trưởng “để hổng vi phạm vô đó”.
Theo Hà Bình
Tuổi Trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: