- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Việc ôm một cô gái đem lại cho bạn cảm giác thích thú nhưng cũng không kém phần lo lắng. Nếu bạn cũng giống như hầu hết những người khác thì có lẽ bạn căng thẳng về việc cư xử đúng cách để cô ấy biết bạn quan tâm và không cảm thấy ngại ngùng xen lẫn sợ hãi. Ôm là một hành động tự nhiên và tình cảm nhưng nó cũng có thể là hành động xâm phạm và làm cho người khác khó chịu. Mặc dù mọi việc đều tùy thuộc vào người ôm nhưng nếu biết ôm đúng cách thì bạn sẽ ghi điểm trong mắt người đối diện.
Phương pháp 1: Ôm cô gái mà bạn thích
1. Chọn đúng thời điểm
Thời điểm bạn chọn để ôm một cô gái cũng quan trọng như cách bạn ôm cô ấy nên hãy chọn thật kỹ. Ba thời điểm thích hợp nhất là:
Khi bạn vừa gặp cô ấy. Chào đón bạn bè bằng cái ôm "tình bạn" là một cử chỉ rất đáng yêu (mặc dù bạn muốn tiến xa hơn mức bạn bè).
Trong khoảnh khắc xúc động. Cho dù đó là khi đội chơi mà hai bạn cùng ủng hộ thắng cuộc hoặc khi cô ấy có một ngày tồi tệ, cái ôm là cách thể hiện rằng bạn luôn ở cạnh cô ấy.
Khi tạm biệt nhau. Tương tự như cái ôm chào đón, ôm khi tạm biệt là cử chỉ thân thiện, đáng yêu.
2. Tìm hiểu xem cô ấy có thích được ôm hay không
Các nàng thường thể hiện rõ qua ngôn ngữ cơ thể khi thoải mái với việc tiếp xúc cơ thể. Dựa vào cách cô ấy đứng hoặc cách cô ấy chào bạn, bạn sẽ biết liệu cô ấy có thoải mái đón nhận một cái ôm từ bạn hay không.
Dấu hiệu cho biết cô ấy thoải mái với việc ôm:
Cô ấy giữ giao tiếp bằng mắt.
Cô ấy vân vê tóc của mình khi ở cạnh bạn.
Hông và chân của ấy đều hướng về bạn.
Giọng nói của cô ấy trong và sống động khi trò chuyện với bạn.
Dấu hiệu cho biết cô ấy không thoải mái với việc ôm:
Cô ấy không giao tiếp bằng mắt.
Ngôn ngữ cơ thể có dấu hiệu "khép kín" (bắt chéo chân, khoanh tay, cơ thể hướng ra ngoài).
Cô ấy trò chuyện với bạn bằng giọng đều đều.
3. Tiếp cận cô ấy một cách tế nhị
Tránh tình trạng lao vào và ôm cô ấy thật nhanh. Thay vào đó, hãy hít thở sâu và di chuyển đến gần với tốc độ vừa phải để cô ấy có thời gian quyết định xem có muốn nhận cái ôm từ bạn hay không. Vẫn duy trì việc tiếp xúc bằng mắt, di chuyển đến gần cô ấy hơn, sau đó đưa cánh tay lên và ôm cô ấy.
Nếu bạn đọc nhầm tín hiệu và cô ấy không muốn ôm thì bạn nên để cho cô ấy có một giây để lùi lại trước khi bạn tiến đến gần hơn. Nếu không, cô ấy sẽ cảm thấy bị ép buộc và tình huống đó làm cho cả hai bạn cảm thấy ngượng ngùng.
Ưu điểm của việc di chuyển chậm là bạn sẽ tạo ra cảm giác lãng mạn. Do đó, nếu cô ấy muốn được ôm thì việc tiếp cận nhẹ nhàng và tế nhị sẽ chứa đựng nhiều tình cảm hơn.
4. Quyết định xem bạn sẽ ôm trong bao lâu
Thời gian ôm sẽ nói lên tầm quan trọng của cái ôm đối với bạn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cơ bản sau đây:
Thời gian ôm càng lâu thì cái ôm càng tình cảm. Ôm dài hơn vài giây thường dành cho những người quan trọng hoặc người thân.
Cái ôm ngắn thường có ý nghĩa xã giao. Cái ôm "chào đón" và "tạm biệt" chỉ nên kéo dài khoảng 1 hoặc 2 giây.
5. Dừng ôm
Trở lại vị trí ban đầu sau khi ôm bằng một bước dứt khoát. Thường thì bạn sẽ muốn dừng lại trước cô ấy. Dừng ôm sớm hơn dự định vài giây để cái ôm không làm cho bạn cảm thấy ngại ngùng.
Nếu cô ấy bắt đầu buông tay hoặc bạn có thể cảm nhận được vòng tay của cô ấy không còn giữ chặt thì tốt nhất bạn cũng nên dừng ôm. Ngoại lệ của quy luật này là khoảnh khắc "tình cảm" (ví dụ: cô ấy không vui và khóc hoặc bạn vừa hôn cô ấy) thì bạn có thể chầm chậm buông tay và bước lùi lại.
6. Kết thúc cái ôm một cách đáng yêu.
Cách bạn dừng ôm sẽ tùy thuộc vào từng tình huống. Nếu bạn thực sự thích cô ấy thì khoảng khắc dừng ôm là lúc bạn có thể làm điều gì đó thật đáng yêu để cô ấy không thể quên. Hãy thử những tình huống sau:
Với cái ôm chào đón hoặc tạm biệt, bạn có thể nói "Anh rất vui khi được gặp em!" hoặc "Gặp em sau nhé!".
Với cái ôm tán dương, thường để chúc mừng khi nhận giải thưởng, hoàn thành tốt công việc, dịp kết hôn hoặc sự kiện quan trọng khác trong đời. Thông thường, bạn chỉ cần nói "Chúc mừng!"
Với cái ôm động viên thì bạn chỉ cần thay đổi những gì cần nói cho phù hợp với tình huống. Chẳng hạn như "Mọi việc đã ổn" hoặc "Có anh ở đây" là gì những gì mà bạn nên nói.
Với cái ôm dành cho bạn bè, bạn có thể nói bất kỳ thứ gì làm cho cái ôm trở nên đặc biệt hơn. Những câu như "Cậu rất tuyệt" hoặc "Chúng ta đã rất cừ trong trận đấu đó, đúng không nào?" đều thích hợp.
Nếu đó là cái ôm tình cảm hơn, bạn nên lựa chọn từ ngữ cho thích hợp. Hãy làm cho từng lời nói trở nên ý nghĩa!
7. Tìm hiểu ý nghĩa của từng kiểu ôm
Nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể đọc sự khác nhau giữa các kiểu ôm và hình dung xem kiểu nào thích hợp nhất với tình huống của bạn:
Kiểu khiêu vũ: Tay của cô ấy sẽ vòng qua cổ bạn và tay bạn sẽ đặt bên dưới tay cô ấy. Bạn có thể đặt tay quanh eo cô ấy hoặc phần lưng trên. Vị trí đặt tay trên lưng càng thấp thì cái ôm đó càng chứa nhiều tình ý. Cái ôm này rất tình cảm nên bạn cần cân nhắc kỹ.
Kiểu ôm chầm: Tay của cô ấy sẽ đặt dưới tay bạn và tay bạn sẽ vòng quanh lưng cô ấy còn tay của cô ấy sẽ đặt quanh eo bạn. Đây là cái ôm thân thiện tạo điều kiện cho cô ấy áp sát vào người bạn và tựa đầu trên ngực bạn.
Kiểu ôm một tay: Đây là kiểu ôm ít lãng mạn nhất vì thường dành cho bạn bè. Với kiểu này, bạn sẽ tiến đến từ một bên (thay vì chính diện) và vòng một tay qua vai hoặc cổ của cô ấy như kiểu ôm thân thiện thông thường.
Kiểu T-Rex: Tay của bạn lẫn tay cô ấy đều đặt ở eo và phần lưng dưới của nhau. Như vậy, cả hai bạn đều có thể tựa đầu lên vai nhau. Đây là một kiểu ôm thân thiện, không có tình ý.
Ôm với tay bắt chéo. Cả bạn và cô ấy sẽ đưa một tay lên và một tay xuống để tạo thành hình chữ "x". Kiểu ôm này thích hợp cho hành động "lùi lại và hôn" vì với vị trí đặt tay như vậy, hai bạn có đủ khoảng cách để hôn.
Kiểu ôm từ phía sau: Đây là kiểu ôm dành cho cô gái mà bạn có mối quan hệ mật thiết và cô ấy là người thích những điều bất ngờ nhưng hãy cho cô ấy biết đó là bạn đang tiến đến gần. Kiểu ôm này rất tình cảm và dễ dàng chuyển hướng sang những hành động tình cảm hơn.
Phương pháp 2: Ôm bạn bè
1. Thực hiện theo bản năng
Mặc dù, theo nguyên tắc thì người ta chỉ chào nhau bằng cái bắt tay trong lần đầu gặp mặt nhưng ngày nay mọi người thường không ngại ôm khi gặp nhau lần đầu.
Việc này thường phổ biến với những nhóm bạn hơn là khi một người bạn giới thiệu bạn với một người khác.
Dùng bản năng của bạn nhưng quy tắc quan trọng là nếu bạn được ôm thì đừng từ chối.
2. Tiếp xúc cơ thể
Việc tiếp xúc cơ thể nên được thực hiện nhanh chóng và tế nhị trong khi ôm. Nếu giữ quá lâu thì sẽ bị hiểu nhầm sang vấn đề tình cảm.
Nghiêng người và hơi khom từ phần eo. Hành động này nhằm tránh tiếp xúc toàn thân, vốn chỉ dành cho những cái ôm tình cảm và mang tính cá nhân.
Vòng một tay qua cánh tay của cô ấy và đặt tay của bạn ở giữa xương vai.
Vòng tay còn lại ôm cô ấy và đặt ở phía dưới cánh tay đầu tiên của bạn.
3. Ôm nhanh và dừng lại ngay
Hai giây là thời lượng thích hợp cho cái ôm tình bạn. Bạn nên dừng ôm ngay sau khoảng thời gian này và tiếp tục trò chuyện như thường.
Phương pháp 1: Ôm cô gái mà bạn thích
Thời điểm bạn chọn để ôm một cô gái cũng quan trọng như cách bạn ôm cô ấy nên hãy chọn thật kỹ. Ba thời điểm thích hợp nhất là:
Khi bạn vừa gặp cô ấy. Chào đón bạn bè bằng cái ôm "tình bạn" là một cử chỉ rất đáng yêu (mặc dù bạn muốn tiến xa hơn mức bạn bè).
Trong khoảnh khắc xúc động. Cho dù đó là khi đội chơi mà hai bạn cùng ủng hộ thắng cuộc hoặc khi cô ấy có một ngày tồi tệ, cái ôm là cách thể hiện rằng bạn luôn ở cạnh cô ấy.
Khi tạm biệt nhau. Tương tự như cái ôm chào đón, ôm khi tạm biệt là cử chỉ thân thiện, đáng yêu.
Các nàng thường thể hiện rõ qua ngôn ngữ cơ thể khi thoải mái với việc tiếp xúc cơ thể. Dựa vào cách cô ấy đứng hoặc cách cô ấy chào bạn, bạn sẽ biết liệu cô ấy có thoải mái đón nhận một cái ôm từ bạn hay không.
Dấu hiệu cho biết cô ấy thoải mái với việc ôm:
Cô ấy giữ giao tiếp bằng mắt.
Cô ấy vân vê tóc của mình khi ở cạnh bạn.
Hông và chân của ấy đều hướng về bạn.
Giọng nói của cô ấy trong và sống động khi trò chuyện với bạn.
Dấu hiệu cho biết cô ấy không thoải mái với việc ôm:
Cô ấy không giao tiếp bằng mắt.
Ngôn ngữ cơ thể có dấu hiệu "khép kín" (bắt chéo chân, khoanh tay, cơ thể hướng ra ngoài).
Cô ấy trò chuyện với bạn bằng giọng đều đều.
Tránh tình trạng lao vào và ôm cô ấy thật nhanh. Thay vào đó, hãy hít thở sâu và di chuyển đến gần với tốc độ vừa phải để cô ấy có thời gian quyết định xem có muốn nhận cái ôm từ bạn hay không. Vẫn duy trì việc tiếp xúc bằng mắt, di chuyển đến gần cô ấy hơn, sau đó đưa cánh tay lên và ôm cô ấy.
Nếu bạn đọc nhầm tín hiệu và cô ấy không muốn ôm thì bạn nên để cho cô ấy có một giây để lùi lại trước khi bạn tiến đến gần hơn. Nếu không, cô ấy sẽ cảm thấy bị ép buộc và tình huống đó làm cho cả hai bạn cảm thấy ngượng ngùng.
Ưu điểm của việc di chuyển chậm là bạn sẽ tạo ra cảm giác lãng mạn. Do đó, nếu cô ấy muốn được ôm thì việc tiếp cận nhẹ nhàng và tế nhị sẽ chứa đựng nhiều tình cảm hơn.
Thời gian ôm sẽ nói lên tầm quan trọng của cái ôm đối với bạn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cơ bản sau đây:
Thời gian ôm càng lâu thì cái ôm càng tình cảm. Ôm dài hơn vài giây thường dành cho những người quan trọng hoặc người thân.
Cái ôm ngắn thường có ý nghĩa xã giao. Cái ôm "chào đón" và "tạm biệt" chỉ nên kéo dài khoảng 1 hoặc 2 giây.
Trở lại vị trí ban đầu sau khi ôm bằng một bước dứt khoát. Thường thì bạn sẽ muốn dừng lại trước cô ấy. Dừng ôm sớm hơn dự định vài giây để cái ôm không làm cho bạn cảm thấy ngại ngùng.
Nếu cô ấy bắt đầu buông tay hoặc bạn có thể cảm nhận được vòng tay của cô ấy không còn giữ chặt thì tốt nhất bạn cũng nên dừng ôm. Ngoại lệ của quy luật này là khoảnh khắc "tình cảm" (ví dụ: cô ấy không vui và khóc hoặc bạn vừa hôn cô ấy) thì bạn có thể chầm chậm buông tay và bước lùi lại.
Cách bạn dừng ôm sẽ tùy thuộc vào từng tình huống. Nếu bạn thực sự thích cô ấy thì khoảng khắc dừng ôm là lúc bạn có thể làm điều gì đó thật đáng yêu để cô ấy không thể quên. Hãy thử những tình huống sau:
Với cái ôm chào đón hoặc tạm biệt, bạn có thể nói "Anh rất vui khi được gặp em!" hoặc "Gặp em sau nhé!".
Với cái ôm tán dương, thường để chúc mừng khi nhận giải thưởng, hoàn thành tốt công việc, dịp kết hôn hoặc sự kiện quan trọng khác trong đời. Thông thường, bạn chỉ cần nói "Chúc mừng!"
Với cái ôm động viên thì bạn chỉ cần thay đổi những gì cần nói cho phù hợp với tình huống. Chẳng hạn như "Mọi việc đã ổn" hoặc "Có anh ở đây" là gì những gì mà bạn nên nói.
Với cái ôm dành cho bạn bè, bạn có thể nói bất kỳ thứ gì làm cho cái ôm trở nên đặc biệt hơn. Những câu như "Cậu rất tuyệt" hoặc "Chúng ta đã rất cừ trong trận đấu đó, đúng không nào?" đều thích hợp.
Nếu đó là cái ôm tình cảm hơn, bạn nên lựa chọn từ ngữ cho thích hợp. Hãy làm cho từng lời nói trở nên ý nghĩa!
Nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể đọc sự khác nhau giữa các kiểu ôm và hình dung xem kiểu nào thích hợp nhất với tình huống của bạn:
Kiểu khiêu vũ: Tay của cô ấy sẽ vòng qua cổ bạn và tay bạn sẽ đặt bên dưới tay cô ấy. Bạn có thể đặt tay quanh eo cô ấy hoặc phần lưng trên. Vị trí đặt tay trên lưng càng thấp thì cái ôm đó càng chứa nhiều tình ý. Cái ôm này rất tình cảm nên bạn cần cân nhắc kỹ.
Kiểu ôm chầm: Tay của cô ấy sẽ đặt dưới tay bạn và tay bạn sẽ vòng quanh lưng cô ấy còn tay của cô ấy sẽ đặt quanh eo bạn. Đây là cái ôm thân thiện tạo điều kiện cho cô ấy áp sát vào người bạn và tựa đầu trên ngực bạn.
Kiểu ôm một tay: Đây là kiểu ôm ít lãng mạn nhất vì thường dành cho bạn bè. Với kiểu này, bạn sẽ tiến đến từ một bên (thay vì chính diện) và vòng một tay qua vai hoặc cổ của cô ấy như kiểu ôm thân thiện thông thường.
Kiểu T-Rex: Tay của bạn lẫn tay cô ấy đều đặt ở eo và phần lưng dưới của nhau. Như vậy, cả hai bạn đều có thể tựa đầu lên vai nhau. Đây là một kiểu ôm thân thiện, không có tình ý.
Ôm với tay bắt chéo. Cả bạn và cô ấy sẽ đưa một tay lên và một tay xuống để tạo thành hình chữ "x". Kiểu ôm này thích hợp cho hành động "lùi lại và hôn" vì với vị trí đặt tay như vậy, hai bạn có đủ khoảng cách để hôn.
Kiểu ôm từ phía sau: Đây là kiểu ôm dành cho cô gái mà bạn có mối quan hệ mật thiết và cô ấy là người thích những điều bất ngờ nhưng hãy cho cô ấy biết đó là bạn đang tiến đến gần. Kiểu ôm này rất tình cảm và dễ dàng chuyển hướng sang những hành động tình cảm hơn.
Phương pháp 2: Ôm bạn bè
Mặc dù, theo nguyên tắc thì người ta chỉ chào nhau bằng cái bắt tay trong lần đầu gặp mặt nhưng ngày nay mọi người thường không ngại ôm khi gặp nhau lần đầu.
Việc này thường phổ biến với những nhóm bạn hơn là khi một người bạn giới thiệu bạn với một người khác.
Dùng bản năng của bạn nhưng quy tắc quan trọng là nếu bạn được ôm thì đừng từ chối.
Việc tiếp xúc cơ thể nên được thực hiện nhanh chóng và tế nhị trong khi ôm. Nếu giữ quá lâu thì sẽ bị hiểu nhầm sang vấn đề tình cảm.
Nghiêng người và hơi khom từ phần eo. Hành động này nhằm tránh tiếp xúc toàn thân, vốn chỉ dành cho những cái ôm tình cảm và mang tính cá nhân.
Vòng một tay qua cánh tay của cô ấy và đặt tay của bạn ở giữa xương vai.
Vòng tay còn lại ôm cô ấy và đặt ở phía dưới cánh tay đầu tiên của bạn.
Hai giây là thời lượng thích hợp cho cái ôm tình bạn. Bạn nên dừng ôm ngay sau khoảng thời gian này và tiếp tục trò chuyện như thường.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW