- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Trước thông tin sinh viên ĐH Y Hà Nội lên mạng đăng thông báo thu mua ghẻ đực với giá 500.000 đồng một con, nhiều người đã ôm mộng nuôi ghẻ kiếm tiền.
Gần đây, nhiều diễn đàn mạng xôn xao trước thông báo của sinh viên Hà Việt Hùng, lớp Y2-F, ĐH Y Hà Nội. Theo thông báo của Hùng, bộ môn Kí Sinh Trùng, ĐH Y Hà Nội thiếu ghẻ làm tiêu bản cho sinh viên thực tập, vì vậy các thầy cô giáo trong bộ môn thu mua với giá: ghẻ đực 500.000 đồng/con, ghẻ cái 70.000 đồng/con . Tuy nhiên, giá có thể thay đổi lên hoặc xuống tùy tình trạng mẫu, nếu đẹp, còn đầy đủ chân tay thì sẽ tăng giá, nếu mẫu không đẹp hoặc bị dập nát, "thương binh" thì giá sẽ rẻ... Trước mức giá sốc như vậy, nhiều cư dân mạng đã rất hào hứng, thể hiện quyết tâm làm giàu bằng cách... nhịn tắm, ở bẩn để nuôi ghẻ kiếm tiền. "Mỗi con ghẻ, nếu là con cái dài từ 0,30 đến 0,45 mm, bề ngang từ 0,25 đến 0,35 mm, con đực thì chỉ to chừng gấp rưỡi con cái. Nếu chịu khó dùng da mình làm "nông trường nuôi ghẻ", không biết chừng có thể kiếm được tiền mua xe Vespa", một cư dân mạng nhẩm tính. Còn người khác thì tiếc nuối, chỉ cách đây 10 - 15 năm, khi bị ghẻ còn phải dấu bạn cùng phòng, nấu nước lá để tắm, vậy mà không biết là có thể làm giàu từ ghẻ, giờ muốn bị ghẻ cũng khó. Bên cạnh sự tò mò, hào hứng trước thông tin kỳ lạ, có nhiều người cho rằng, thông báo trên chẳng qua là sự bông đùa. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dương Quốc Bảo, làm việc tại Bệnh viện Đống Đa, cách đây khoảng bốn năm (khoảng 2005-2006), bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y đã thu mua ghẻ với giá khoảng 200.000 đồng một con, con đực đắt hơn con cái vì hiếm hơn (ghẻ đực có tuổi thọ ngắn, thường chết sau khi giao phối với con cái, cũng vì vậy mà ghẻ thường được gọi là "cái ghẻ"). "Chắc vì ngày càng hiếm nên nên giá ghẻ cũng tăng theo", bác sĩ Bảo bình luận về thông báo. Bác sĩ Bảo kể lại, khi còn đi học, sinh viên thường tìm xem bạn bè có ai bị ghẻ thì dẫn đến bộ môn rồi dùng kim khêu ra, vừa bớt ghẻ, lại vừa được tiền. Theo bác sĩ Bảo, ngoài ghẻ, bộ môn còn thu mua bọ chó, bọ chét, chấy, rận, ve... Tuy nhiên, vì dễ tìm nên các loài ký sinh trùng này có giá rẻ hơn. Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội, cũng khẳng định, tiêu bản ký sinh trùng dành cho sinh viên nghiên cứu hiện rất thiếu và tìm rất khó. Nếu áp dụng đúng theo tiêu chuẩn, mỗi sinh viên cần thì cần một tiêu bản để quan sát, tìm hiểu. Thế nhưng, hiện nay, số tiêu bản ghẻ không đáp ứng được, nhiều sinh viên phải xem chung, có khi phải luân phiên xếp hàng để quan sát. Đã thế, tiêu bản lại là ghẻ đã chết, vì vậy tính trực quan không cao. Theo tiến sĩ Đề, ghẻ trở thành "động vật quý hiếm" có thể là do điều kiện sống của người dân đã được nâng cao hơn trước. Không chỉ ở thành phố, mà ở ngoại thành hay nông thôn cũng khó tìm thấy ghẻ. Hiện, Bộ môn Ký sinh trùng phải huy động tìm kiếm ghẻ từ các viện nghiên cứu ở địa phương, những người tình nguyện... "Chúng tôi thường xuyên liên hệ với các trung tâm, viện nghiên cứu ở địa phương, hướng dẫn họ cách nhận biết, bắt, bảo quản các ký sinh trùng hiếm để làm tiêu bản", tiến sĩ Đề cho biết. Tuy nhiên, tiến sĩ Đề phủ nhận giá ghẻ ở mức 500.000 đồng/con. Mẫu tiêu bản đắt nhất cũng chỉ tầm giá 100.000 đồng, còn lại chỉ thường ở mức 20.0000 đến 30.000 đồng một con, lý do là kinh phí của Bộ môn không cho phép. Tiến sĩ Đề cho biết, trong tương lai, các cán bộ, giảng viên Bộ môn Ký sinh trùng sẽ xây dựng các bộ học liệu ở dạng băng, đĩa ghi hình các loài ký sinh trùng ở dạng sống, hoạt động để quá trình giảng dạy được thực hiện một cách trực quan, sinh động hơn.
Tuấn Linh
Datviet
Gần đây, nhiều diễn đàn mạng xôn xao trước thông báo của sinh viên Hà Việt Hùng, lớp Y2-F, ĐH Y Hà Nội. Theo thông báo của Hùng, bộ môn Kí Sinh Trùng, ĐH Y Hà Nội thiếu ghẻ làm tiêu bản cho sinh viên thực tập, vì vậy các thầy cô giáo trong bộ môn thu mua với giá: ghẻ đực 500.000 đồng/con, ghẻ cái 70.000 đồng/con . Tuy nhiên, giá có thể thay đổi lên hoặc xuống tùy tình trạng mẫu, nếu đẹp, còn đầy đủ chân tay thì sẽ tăng giá, nếu mẫu không đẹp hoặc bị dập nát, "thương binh" thì giá sẽ rẻ... Trước mức giá sốc như vậy, nhiều cư dân mạng đã rất hào hứng, thể hiện quyết tâm làm giàu bằng cách... nhịn tắm, ở bẩn để nuôi ghẻ kiếm tiền. "Mỗi con ghẻ, nếu là con cái dài từ 0,30 đến 0,45 mm, bề ngang từ 0,25 đến 0,35 mm, con đực thì chỉ to chừng gấp rưỡi con cái. Nếu chịu khó dùng da mình làm "nông trường nuôi ghẻ", không biết chừng có thể kiếm được tiền mua xe Vespa", một cư dân mạng nhẩm tính. Còn người khác thì tiếc nuối, chỉ cách đây 10 - 15 năm, khi bị ghẻ còn phải dấu bạn cùng phòng, nấu nước lá để tắm, vậy mà không biết là có thể làm giàu từ ghẻ, giờ muốn bị ghẻ cũng khó. Bên cạnh sự tò mò, hào hứng trước thông tin kỳ lạ, có nhiều người cho rằng, thông báo trên chẳng qua là sự bông đùa. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dương Quốc Bảo, làm việc tại Bệnh viện Đống Đa, cách đây khoảng bốn năm (khoảng 2005-2006), bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y đã thu mua ghẻ với giá khoảng 200.000 đồng một con, con đực đắt hơn con cái vì hiếm hơn (ghẻ đực có tuổi thọ ngắn, thường chết sau khi giao phối với con cái, cũng vì vậy mà ghẻ thường được gọi là "cái ghẻ"). "Chắc vì ngày càng hiếm nên nên giá ghẻ cũng tăng theo", bác sĩ Bảo bình luận về thông báo. Bác sĩ Bảo kể lại, khi còn đi học, sinh viên thường tìm xem bạn bè có ai bị ghẻ thì dẫn đến bộ môn rồi dùng kim khêu ra, vừa bớt ghẻ, lại vừa được tiền. Theo bác sĩ Bảo, ngoài ghẻ, bộ môn còn thu mua bọ chó, bọ chét, chấy, rận, ve... Tuy nhiên, vì dễ tìm nên các loài ký sinh trùng này có giá rẻ hơn. Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội, cũng khẳng định, tiêu bản ký sinh trùng dành cho sinh viên nghiên cứu hiện rất thiếu và tìm rất khó. Nếu áp dụng đúng theo tiêu chuẩn, mỗi sinh viên cần thì cần một tiêu bản để quan sát, tìm hiểu. Thế nhưng, hiện nay, số tiêu bản ghẻ không đáp ứng được, nhiều sinh viên phải xem chung, có khi phải luân phiên xếp hàng để quan sát. Đã thế, tiêu bản lại là ghẻ đã chết, vì vậy tính trực quan không cao. Theo tiến sĩ Đề, ghẻ trở thành "động vật quý hiếm" có thể là do điều kiện sống của người dân đã được nâng cao hơn trước. Không chỉ ở thành phố, mà ở ngoại thành hay nông thôn cũng khó tìm thấy ghẻ. Hiện, Bộ môn Ký sinh trùng phải huy động tìm kiếm ghẻ từ các viện nghiên cứu ở địa phương, những người tình nguyện... "Chúng tôi thường xuyên liên hệ với các trung tâm, viện nghiên cứu ở địa phương, hướng dẫn họ cách nhận biết, bắt, bảo quản các ký sinh trùng hiếm để làm tiêu bản", tiến sĩ Đề cho biết. Tuy nhiên, tiến sĩ Đề phủ nhận giá ghẻ ở mức 500.000 đồng/con. Mẫu tiêu bản đắt nhất cũng chỉ tầm giá 100.000 đồng, còn lại chỉ thường ở mức 20.0000 đến 30.000 đồng một con, lý do là kinh phí của Bộ môn không cho phép. Tiến sĩ Đề cho biết, trong tương lai, các cán bộ, giảng viên Bộ môn Ký sinh trùng sẽ xây dựng các bộ học liệu ở dạng băng, đĩa ghi hình các loài ký sinh trùng ở dạng sống, hoạt động để quá trình giảng dạy được thực hiện một cách trực quan, sinh động hơn.
Tuấn Linh
Datviet