- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
- Mùa khô hạn đang đến, nhiều điểm bán nước mát với các biển treo “sâm lạnh – sâm nóng – sâm bông cúc”, “rong biển, rau má, nước sâm đắng...” thu hút khách bộ hành đang muốn “hạ hoả” tức thì. Nhưng liệu các loại “nước sâm” này có tác dụng giải toả cơn nóng trong người?
https://vn.nang.yahoo.com/phát-hiện-7-loại-cá-gây-ung-thư-015022608.html
Nguyên nhân sinh nhiệt và hậu quả
Theo y học cổ truyền, nhiệt trong cơ thể có thể do yếu tố bên ngoài là hoả (khí trời oi bức), và yếu tố bên trong do phần âm bị thiếu hụt sinh nhiệt độc như nổi mụn, dị ứng, ban sởi, người phiền táo, đau nhức xương, sốt triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, ho khan, cổ họng khô khát, lưỡi đỏ…
Theo y học hiện đại, nóng trong người có thể do nguyên nhân bên trong: chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải chất độc.
Nguyên nhân bên ngoài: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh; sử dụng nhiều loại hoá chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh); uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích); ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt (năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hoá cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể); làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức; uống quá ít nước.
Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm tăng mức độ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hoá (bội nhiễm).
Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.
Giải quyết cái nóng
Uống nước nhiều. Ăn thêm các loại canh rau có vị đắng như rau má, khổ qua, rau đắng, bồ ngót, sâm đất… Uống nước sắc hoặc uống các loại trà thảo dược thiên nhiên để thanh nhiệt (làm mát cơ thể), mát gan – y học cổ truyền thường chia thành năm nhóm chính:
– Thanh nhiệt giải thử, gồm các cây cỏ như bạc hà, lá dâu, lá sen, dưa hấu, dưa tây, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, lá sương sâm, sương sáo, rong biển, sắn dây, hương nhu… tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt, giải khát, hạ sốt.
– Thanh nhiệt giáng hoả, gồm cúc hoa, dành dành, tri mẫu, hạ khô thảo, trúc diệp, lô căn (rễ sậy), hạt sen, chữa sốt cao, hoa mắt, huyết áp cao.
– Thanh nhiệt táo thấp, gồm hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, khổ sâm, râu mèo, giúp giải nhiệt độc, chống nhiễm trùng, hạ sốt, dùng chữa viêm gan mật, đau mắt đỏ, kiết lỵ, nhiễm trùng ruột.
Có tác dụng giải nhiệt là những thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc lạnh), dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan: kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển... Có thể phối hợp 5 – 6 vị thành một bài, liều lượng 10 – 12g (khô) hoặc 30 – 50g (tươi) cho mỗi loại, nấu với 1 lít nước, đun còn khoảng 500ml, uống trong ngày.– Thanh nhiệt giải độc, gồm kim ngân, liên kiều, sài đất, bồ công anh, thổ phục linh, mã đề, nhờ tác dụng kháng sinh, kháng viêm, và trừ khử các trường hợp ung nhọt, lở loét, nhiễm trùng, viêm nhiễm, ápxe, đau nhức, ghẻ lở, mụn nhọt.– Thanh nhiệt lương huyết, gồm cỏ tranh, cỏ mực, râu bắp, huyền sâm, sinh địa, đơn bì, long đởm, giúp mát huyết, đi tiểu nhiều, hỗ trợ trường hợp sốt, chảy máu cam, khử các loại độc ở ngũ tạng.
Cảnh giác với “nước sâm”
Thực ra, từ “sâm” chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm, mà trong nước đắng của các xe nước giải khát lề đường thì không có nhân sâm! Cần chú ý là các thuốc giải nhiệt thường có vị đắng (gồm saponin, flavonoit, iridoit glycosit…) nhưng hậu ngọt tự nhiên.
Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại hoá chất cho mùi, màu và vị có giá rất rẻ. Phối hợp ba loại này lại với nhau (mỗi loại vài chục gram sẽ tạo ra được rất nhiều loại nước sâm đúng theo yêu cầu của từng “thượng đế”), nhất là sâm đắng thì thật là “đắng” (càng đắng khách hàng càng thích). Cần cảnh giác với các loại hình “nước sâm” này vì sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến ngộ độc trường diễn, rất nguy hiểm.
Đã biết rõ tính chất của các loại thảo dược vừa kể, quý bà nội trợ có thể tự chế biến nước mát cho các thành viên trong gia đình, mà không lo nhiễm độc.
Tuy nhiên nước mát cũng hạn chế sử dụng cho những trường hợp già yếu, suy thận, huyết áp thấp, trẻ nhỏ (1 – 5 tuổi), trẻ hiếu động đổ nhiều mồ hôi (đông y gọi là tự hãn) hoặc trẻ hay đổ mồ hôi trộm (đông y gọi là đạo hãn); trẻ đang bị tiêu chảy cũng không nên uống vì mất nước nhiều dễ bị rối loạn điện giải; người tì vị hư hàn hay lạnh bụng, tiết tả, phụ nữ đang có thai, đang hành kinh không nên dùng.
Trường hợp sốt cao do nhiễm trùng thì không nên uống thuốc mát mà phải có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa. Khi uống nước mát cũng cần chú ý liều lượng thay đổi theo thời tiết, và khi hết bệnh thì ngưng, không nên dùng thường xuyên mỗi ngày dễ sinh rối loạn tiêu hoá.
DS. LÊ KIM PHỤNG
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM.
https://vn.nang.yahoo.com/phát-hiện-7-loại-cá-gây-ung-thư-015022608.html
Quá đã, nhưng có hạ được hoả hay không thì về nhà mới biết! Ảnh: Hồng Thái
Nguyên nhân sinh nhiệt và hậu quả
Theo y học cổ truyền, nhiệt trong cơ thể có thể do yếu tố bên ngoài là hoả (khí trời oi bức), và yếu tố bên trong do phần âm bị thiếu hụt sinh nhiệt độc như nổi mụn, dị ứng, ban sởi, người phiền táo, đau nhức xương, sốt triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, ho khan, cổ họng khô khát, lưỡi đỏ…
Theo y học hiện đại, nóng trong người có thể do nguyên nhân bên trong: chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải chất độc.
Nguyên nhân bên ngoài: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh; sử dụng nhiều loại hoá chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh); uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích); ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt (năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hoá cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể); làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức; uống quá ít nước.
Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm tăng mức độ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hoá (bội nhiễm).
Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.
Giải quyết cái nóng
Uống nước nhiều. Ăn thêm các loại canh rau có vị đắng như rau má, khổ qua, rau đắng, bồ ngót, sâm đất… Uống nước sắc hoặc uống các loại trà thảo dược thiên nhiên để thanh nhiệt (làm mát cơ thể), mát gan – y học cổ truyền thường chia thành năm nhóm chính:
– Thanh nhiệt giải thử, gồm các cây cỏ như bạc hà, lá dâu, lá sen, dưa hấu, dưa tây, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, lá sương sâm, sương sáo, rong biển, sắn dây, hương nhu… tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt, giải khát, hạ sốt.
– Thanh nhiệt giáng hoả, gồm cúc hoa, dành dành, tri mẫu, hạ khô thảo, trúc diệp, lô căn (rễ sậy), hạt sen, chữa sốt cao, hoa mắt, huyết áp cao.
– Thanh nhiệt táo thấp, gồm hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, khổ sâm, râu mèo, giúp giải nhiệt độc, chống nhiễm trùng, hạ sốt, dùng chữa viêm gan mật, đau mắt đỏ, kiết lỵ, nhiễm trùng ruột.
Có tác dụng giải nhiệt là những thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc lạnh), dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan: kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển... Có thể phối hợp 5 – 6 vị thành một bài, liều lượng 10 – 12g (khô) hoặc 30 – 50g (tươi) cho mỗi loại, nấu với 1 lít nước, đun còn khoảng 500ml, uống trong ngày.– Thanh nhiệt giải độc, gồm kim ngân, liên kiều, sài đất, bồ công anh, thổ phục linh, mã đề, nhờ tác dụng kháng sinh, kháng viêm, và trừ khử các trường hợp ung nhọt, lở loét, nhiễm trùng, viêm nhiễm, ápxe, đau nhức, ghẻ lở, mụn nhọt.– Thanh nhiệt lương huyết, gồm cỏ tranh, cỏ mực, râu bắp, huyền sâm, sinh địa, đơn bì, long đởm, giúp mát huyết, đi tiểu nhiều, hỗ trợ trường hợp sốt, chảy máu cam, khử các loại độc ở ngũ tạng.
Cảnh giác với “nước sâm”
Thực ra, từ “sâm” chỉ được dùng để chỉ vị nhân sâm, mà trong nước đắng của các xe nước giải khát lề đường thì không có nhân sâm! Cần chú ý là các thuốc giải nhiệt thường có vị đắng (gồm saponin, flavonoit, iridoit glycosit…) nhưng hậu ngọt tự nhiên.
Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại hoá chất cho mùi, màu và vị có giá rất rẻ. Phối hợp ba loại này lại với nhau (mỗi loại vài chục gram sẽ tạo ra được rất nhiều loại nước sâm đúng theo yêu cầu của từng “thượng đế”), nhất là sâm đắng thì thật là “đắng” (càng đắng khách hàng càng thích). Cần cảnh giác với các loại hình “nước sâm” này vì sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến ngộ độc trường diễn, rất nguy hiểm.
Đã biết rõ tính chất của các loại thảo dược vừa kể, quý bà nội trợ có thể tự chế biến nước mát cho các thành viên trong gia đình, mà không lo nhiễm độc.
Tuy nhiên nước mát cũng hạn chế sử dụng cho những trường hợp già yếu, suy thận, huyết áp thấp, trẻ nhỏ (1 – 5 tuổi), trẻ hiếu động đổ nhiều mồ hôi (đông y gọi là tự hãn) hoặc trẻ hay đổ mồ hôi trộm (đông y gọi là đạo hãn); trẻ đang bị tiêu chảy cũng không nên uống vì mất nước nhiều dễ bị rối loạn điện giải; người tì vị hư hàn hay lạnh bụng, tiết tả, phụ nữ đang có thai, đang hành kinh không nên dùng.
Trường hợp sốt cao do nhiễm trùng thì không nên uống thuốc mát mà phải có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa. Khi uống nước mát cũng cần chú ý liều lượng thay đổi theo thời tiết, và khi hết bệnh thì ngưng, không nên dùng thường xuyên mỗi ngày dễ sinh rối loạn tiêu hoá.
DS. LÊ KIM PHỤNG
Nguyên giảng viên khoa y học cổ truyền,
đại học Y dược TP.HCM.