Nữ hoàng thổi kèn & thái độ nhà lãnh đạo

nhoktho

Thành viên
Tham gia
25/12/2012
Bài viết
1
Depplus.vn - Mấy ngày nay, trên mạng người ta đang chia sẻ website bán một khóa học mang tên “Nữ hoàng thổi kèn”. Tiêu chí của khóa học ấy: “Trở thành Nữ hoàng thổi kèn trong 7 ngày”.

Các khóa đào tạo ngắn hạn qua Internet đã không còn là điều gì xa lạ trong thời đại này. Các kỹ năng thường thức như học giao tiếp, nuôi dạy con, các vấn đề chuyên sâu như marketing trực tuyến, xây dựng thương hiệu cá nhân, đều có thể tìm được trên mạng.

Nhưng khóa dạy “thổi kèn” thì đây là lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và là một hiện tượng lạ trong một xã hội Á Đông còn nhiều định kiến về t.ình d.ục. Thổi kèn ở đây là từ lóng chỉ việc quan hệ t.ình d.ục bằng miệng.

tk-1.jpg

Người đề xuất khóa học, một nhân vật với biệt danh “Nữ hoàng Thổi kèn” tỏ ra rất nghiêm túc với chủ đề mình đang nhắc đến. Bằng những lời đường hoàng và thẳng thắn, không mang tính chất kích dục, cô gái (như tự nhận) thuyết phục độc giả về lợi ích của việc làm chủ kỹ năng này. Trên website, bạn sẽ bắt gặp các phân tích xã hội học như sau:

“Tại Việt Nam, 43% nam giới kết hôn - đã và đang ngoại tình (theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu & phát triển xã hội ISDS)

Một trong những lí do khiến đàn ông ngoại tình là gì? Theo kết quả từ một cuộc khảo sát của tạp chí nổi tiếng Men's Health (Sức khỏe đàn ông) ở nước ngoài: 44% nam giới sẽ đi tìm bóng hồng khác nếu bóng hồng hiện tại không thổi kèn hoặc thổi kèn tệ hại”.

Hoặc những chiêm nghiệm rất thực tế như sau:

“Chị muốn trở thành người phụ nữ thông minh và sở hữu một tài sản vô hạn không bao giờ bị tàn phá bởi thời gian? (90% phụ nữ chọn cách đầu tư vào tài sản hữu hạn - đó chính là nhan sắc)”

Việc quan hệ t.ình d.ục bằng miệng chỉ là một phần của đời sống chăn gối. Và đi sâu vào tìm hiểu nó, đặt ra một thái độ nghiêm túc với nó và thực hiện việc đó như một biểu hiện của trách nhiệm với người tình và với chính mình, là điều không phải ai cũng làm được.

Nói sang chuyện thời sự, mấy ngày nay trên mạng người ta cũng râm ran mấy câu chuyện về người lãnh đạo. Một lãnh đạo huyện dựng một quả núi lớn chắn ngay trước cổng ủy ban (vì lý do tâm linh?). Một ngôi trường yêu cầu các em học sinh đứng thành hàng rào người trong trời giá rét để đón Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

tk-2.jpg

Những ch.uyện ấy phản cảm. Cho dù có là lỗi của ai, nó cũng khiến người đọc được suy nghĩ mông lung về tư cách người lãnh đạo. Mà đấy là năm nay có vẻ như cộng đồng đã “chán” việc đi soi xe biển xanh ở các lễ hội đầu năm.

Đấy là những việc nhỏ. Chúng sẽ không bao giờ nguy hại bằng một quyết sách, một chữ ký sai lầm. Nhưng lại diễn ra quá thường xuyên cho dù và tạo ra câu hỏi: Nếu việc nhỏ cũng vô tâm và cẩu thả như thế thì việc lớn sẽ làm ra sao?

Đấy là lúc người ta phải nghĩ về hai chữ “Trách nhiệm”. Không phải lúc nào trách nhiệm cũng được thể hiện bởi những việc kinh bang tế thế. Việc quan tâm đến một chi tiết dù là nhỏ, suy nghĩ kỹ về nó và thực hiện nghiêm túc, chính là biểu hiện của Trách nhiệm. Việc tôn trọng các em học sinh; việc tôn trọng không gian của Ủy ban; tôn trọng người đóng thuế;... đôi khi chỉ cần một quãng ngắn suy nghĩ nghiêm túc và thể hiện nghiêm túc.

tk-3.jpg

Đó chính là thông điệp của câu chuyện “Nữ hoàng Thổi kèn”.

Có thể bạn sẽ thích hoặc không với việc quan hệ t.ình d.ục bằng miệng. Bạn có thể tham gia khóa học hoặc không. Nhưng “Nữ hoàng Thổi kèn” dạy cho người ta một bài học quan trọng về thái độ cầu thị và tôn trọng những điều nhỏ nhặt.

Đó không chỉ là câu chuyện của đời sống vợ chồng, mà là chuyện của đối nhân xử thế nói chung, của mọi công việc chúng ta đang làm.

Thái độ thổi kèn của “Nữ hoàng Thổi kèn” tiếc rằng chưa phổ biến trong xã hội chúng ta.

Đức Hoàng (Depplus.vn)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom