- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tôi thấy được nghị lực, sức sống và khát khao thoát nghèo trong họ. Những nụ cười phảng phất bụi kia mang đến cho tôi cách nhìn nhận thấu đáo hơn.
Lũ con gái tụi tôi kể cũng lạ, ở nhà thì luộm thuộm, tóc xõa, quần áo xộc xệch nhưng cứ ra đường là phải thật tinh tươm. Thế nên, ai cũng xinh hẳn lên. Mặc dù là chuyên gia muộn học, nhưng trước khi lên giảng đường ai cũng phải bôi tí kem, điểm xuyến khuôn mặt bằng đôi môi xinh tươi đã.
Rồi, nụ cười của lũ bạn tắt hẳn khi ngước mắt lên nhìn mấy anh công nhân xây dựng hay bông đùa. Nữ sinh mà, kể ra cũng vênh váo. Nhìn mấy anh quần áo anh dính đầy sơn, mồ hôi nhễ nhãi, tay lại đầy hồ kết nên ai cũng lặng thinh, phớt lờ nụ cười chào thân thiện của các anh.
Chỉ trừ tôi, cô bé lùn lùn, tròn tròn mà ngộ nghĩnh cười chào lại. Tại sao tôi lại không cười chào các anh được chứ? Các anh đang lao động kiếm tiền một cách chân chính bằng mồ hôi nước mắt đó thôi. Đồng tiền đó là đồng tiền sạch, sự nhem nhuốc ấy đáng được trân trọng.
Đơn giản cũng vì một lẽ, hình ảnh những người thợ xây đội nắng trên công trường quen thuộc với tôi. Nó có trong những kí ức của người thân thôi, có trong những chuyến đi xa để tìm hiểu sâu của tôi. Thế nên, với tôi hình ảnh đó trở nên thân thuộc.
Bởi lẽ tôi đã có hàng canh giờ liền nghe họ kể chuyện, lượm lặt những chi tiết “đắt” về cuộc đời họ để tạo nên tác phẩm của mình nên tôi rất quý họ. Có thể, những anh chàng kia còn nhỏ tuổi hơn tôi, thậm chí có người 15- 16 đã đi làm phụ hồ nhưng chúng tôi sẵn sàng là bạn của nhau, cùng trà đá vỉa hè.
Qua họ, tôi lắng nghe những câu chuyện, suy nghĩ và cả tâm sự nữa. Tôi thấy được nghị lực, sức sống và khát khao thoát nghèo trong họ. Những nụ cười phảng phất bụi kia mang đến cho tôi cách nhìn nhận thấu đáo hơn.
Tôi thấy được nghị lực, sức sống và khát khao thoát nghèo trong họ.
Tôi nghĩ về sự nguy hiểm của nghề. Nghề nào cũng có cái đặc trưng và yếu điểm riêng. Tuy nhiên cái nghề đội nắng suốt ngày, treo lơ lửng trên dây hay đứng trên những giàn giáo xiêu vẹo... mà tử thần có thể “hốt” đi lúc nào thì nghề xây dựng là xếp nhất. Nguy hiểm rình rập là thế nhưng họ vẫn chọn, bởi không làm thì sao thoát nghèo được.
Tôi được nghe câu chuyện về anh An mồ côi cha mẹ, sống với bà. Bà anh cũng già yếu, sắp gần đất xa trời rồi mà còn nỗi lo cho đứa cháu. Còn anh thì gắng chăm làm, kiếm tiền về tặng bà chiếc áo, bởi tháng tới bà anh đã 80 tuổi. Anh muốn mua tặng bà từ chính đồng tiền mình làm ra. Tình bà cháu anh thật đáng trân trọng.
Và, tôi còn được nghe rất nhiều câu chuyện từ họ. Những người mà lũ con gái tụi tôi từng phải e dè khi đối mặt. Có ai đó từng nói rằng, khi đi sâu tìm hiểu một con người ta sẽ quý họ thay vì những nét lầm lũi bên ngoài. Vẻ đẹp thường phát ra từ bên trong.
Tôi đem câu chuyện về họ kể cho đám bạn. Nét mặt từng đứa chùn xuống buồn. Hôm sau, lúc chúng tôi lại xinh tươi trên đường bước lên giảng đường và đứa nào cũng cười chào các anh. Các anh đáp lại chúng tôi bằng nụ cười thật tươi. Khoảng cách và sự so đo không có “đất” để tồn tại nữa.
Lũ con gái tụi tôi kể cũng lạ, ở nhà thì luộm thuộm, tóc xõa, quần áo xộc xệch nhưng cứ ra đường là phải thật tinh tươm. Thế nên, ai cũng xinh hẳn lên. Mặc dù là chuyên gia muộn học, nhưng trước khi lên giảng đường ai cũng phải bôi tí kem, điểm xuyến khuôn mặt bằng đôi môi xinh tươi đã.
Rồi, nụ cười của lũ bạn tắt hẳn khi ngước mắt lên nhìn mấy anh công nhân xây dựng hay bông đùa. Nữ sinh mà, kể ra cũng vênh váo. Nhìn mấy anh quần áo anh dính đầy sơn, mồ hôi nhễ nhãi, tay lại đầy hồ kết nên ai cũng lặng thinh, phớt lờ nụ cười chào thân thiện của các anh.
Chỉ trừ tôi, cô bé lùn lùn, tròn tròn mà ngộ nghĩnh cười chào lại. Tại sao tôi lại không cười chào các anh được chứ? Các anh đang lao động kiếm tiền một cách chân chính bằng mồ hôi nước mắt đó thôi. Đồng tiền đó là đồng tiền sạch, sự nhem nhuốc ấy đáng được trân trọng.
Đơn giản cũng vì một lẽ, hình ảnh những người thợ xây đội nắng trên công trường quen thuộc với tôi. Nó có trong những kí ức của người thân thôi, có trong những chuyến đi xa để tìm hiểu sâu của tôi. Thế nên, với tôi hình ảnh đó trở nên thân thuộc.
Bởi lẽ tôi đã có hàng canh giờ liền nghe họ kể chuyện, lượm lặt những chi tiết “đắt” về cuộc đời họ để tạo nên tác phẩm của mình nên tôi rất quý họ. Có thể, những anh chàng kia còn nhỏ tuổi hơn tôi, thậm chí có người 15- 16 đã đi làm phụ hồ nhưng chúng tôi sẵn sàng là bạn của nhau, cùng trà đá vỉa hè.
Qua họ, tôi lắng nghe những câu chuyện, suy nghĩ và cả tâm sự nữa. Tôi thấy được nghị lực, sức sống và khát khao thoát nghèo trong họ. Những nụ cười phảng phất bụi kia mang đến cho tôi cách nhìn nhận thấu đáo hơn.
Tôi thấy được nghị lực, sức sống và khát khao thoát nghèo trong họ.
Tôi được nghe câu chuyện về anh An mồ côi cha mẹ, sống với bà. Bà anh cũng già yếu, sắp gần đất xa trời rồi mà còn nỗi lo cho đứa cháu. Còn anh thì gắng chăm làm, kiếm tiền về tặng bà chiếc áo, bởi tháng tới bà anh đã 80 tuổi. Anh muốn mua tặng bà từ chính đồng tiền mình làm ra. Tình bà cháu anh thật đáng trân trọng.
Và, tôi còn được nghe rất nhiều câu chuyện từ họ. Những người mà lũ con gái tụi tôi từng phải e dè khi đối mặt. Có ai đó từng nói rằng, khi đi sâu tìm hiểu một con người ta sẽ quý họ thay vì những nét lầm lũi bên ngoài. Vẻ đẹp thường phát ra từ bên trong.
Tôi đem câu chuyện về họ kể cho đám bạn. Nét mặt từng đứa chùn xuống buồn. Hôm sau, lúc chúng tôi lại xinh tươi trên đường bước lên giảng đường và đứa nào cũng cười chào các anh. Các anh đáp lại chúng tôi bằng nụ cười thật tươi. Khoảng cách và sự so đo không có “đất” để tồn tại nữa.
Theo ione