- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Các bác công nhân hối hả quét dọn sạch đường cho mọi người du xuân vào sáng mùng một. Công việc cực nhọc nhưng ý nghĩa biết bao!
Từ thời xa xưa, đã xuất hiện câu thành ngữ hết sức đơn giản nhưng rất chính xác nói về sự “đùm bọc, chở che”. Đó cũng chính là lời giảng, lời giáo huấn rất hiệu quả, đặc biệt giúp cho đấng cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái, câu thành ngữ ấy chính là: “Lá lành đùm lá rách”.
Đêm giao thừa còn có ý nghĩa hơn nữa khi tôi được tiếp xúc và tặng quà những bác công nhân vệ sinh đường phố vào đêm giao thừa. Tôi cảm nhận không khí Tết vui lạ thường trong tập thể mải mê làm việc trong khi rất nhiều người khác đều đổ ra đường vui chơi hay chuẩn bị đón giao thừa tại nhà. Tôi còn nhớ lúc ấy là trước giao thừa chừng năm phút, sau khi đã phát gần như hết quà cho các bác ấy, tôi còn cầm trên tay ba phần quà. Chợt tôi bắt gặp một gia đình hai bác công nhân còn mải mê quét dọn. Kế bên họ là chiếc xe rác và trên một khoảng trống của chiếc xe rác được ngăn ra có một em bé khoảng chừng 3 tuổi đang nằm ngủ. Thỉnh thoảng tôi thấy bác công nhân nữ lại vuốt tóc bé và chỉnh lại chiếc mền đắp cho bé đang bị lệch. Tôi thấy thương bé lắm vì tôi nghĩ bé còn quá nhỏ để ngửi những chất độc hại từ rác (dù mẹ đã che chắn kỹ), khói bụi và liệu bé có bị lạnh bởi sương đêm đang sa xuống kia không? Nhưng rồi tôi chợt hiểu ra đâu có cha mẹ nào muốn con cái mình như vậy đâu! Chỉ do công việc đòi hỏi cả gia đình phải cùng làm việc vào đêm giao thừa và đứa bé không biết để nơi đâu mà không phải xa mẹ. Suy nghĩ của tôi bị phá vỡ bởi tiếng pháo bông đầu tiên nổ bụp bụp sau thời khắc giao thừa và tôi lại thấy nụ cười rạng rỡ khác xuất phát từ gia đình bác công nhân — Nụ cười của năm mới. Hai bác đặt cây chổi quét rác xuống chân, nắm tay nhau cùng hướng về chùm pháo bông đang nở ra sáng rực. Tôi chưa bao giờ thấy một hình ảnh đẹp và ý nghĩa như thế.
Khi tiếng pháo bông dần dần tắt là lúc mọi người bắt đầu rời khu trung tâm thành phố để đi chùa và đi hái lộc đầu năm. Khi đó xung quanh lề đường chỗ tôi đứng chỉ toàn là rác và rác. Các bác công nhân lại hối hả quét rác để dọn sạch đường đi cho mọi người du xuân vào sáng mùng một. Công việc cực nhọc nhưng ý nghĩa biết bao! Tôi cảm thấy đó cũng là món quà các bác tặng cho mọi người dịp đầu năm và bản thân tôi rất trân trọng món quà đó. Tôi cầm ba món quà còn lại trên tay tặng cho gia đình và tôi nhận được thêm ba nụ cười, hai của bác công nhân vệ sinh và một của em bé đang ngủ nhưng miệng lại mỉm cười. Ôi, những nụ cười đêm giao thừa!
Từ thời xa xưa, đã xuất hiện câu thành ngữ hết sức đơn giản nhưng rất chính xác nói về sự “đùm bọc, chở che”. Đó cũng chính là lời giảng, lời giáo huấn rất hiệu quả, đặc biệt giúp cho đấng cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái, câu thành ngữ ấy chính là: “Lá lành đùm lá rách”.
Câu thành ngữ ấy, đầu tiên là của ông bà tổ tiên và sau đó trở thành lời răn dạy lan rộng khắp đất nước Việt Nam chúng ta và các cộng đồng người Việt khắp thế giới. Tất nhiên, giới sinh viên học sinh chúng ta rất quen thuộc với lời răn dạy này. Vì lẽ đó mà hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, chúng tôi như bao bạn sinh viên khác bước vào kỳ nghỉ Tết cổ truyền với các chiến dịch “Xuân tình nguyện” nhằm giúp những cụ già neo đơn, những em nhỏ, những người lớn không có nhửng ngày Tết đúng nghĩa. Do đặc thù trường tôi học là trường Y nên chúng tôi thường tham gia hoạt động tình nguyện trong bệnh viện nhi đồng để giúp các em nhỏ có một món quà tuy nhỏ nhưng lớn về mặt tinh thần, để không khí Tết đến với các em vượt qua nỗi buồn về bệnh tật và nỗi nhớ nhà. Khác với mọi năm, năm vừa rồi trường tôi có thêm hoạt động tặng quà cho những người vô gia cư hay những bác, những anh công nhân gìn giữ cho đường phố sạch đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi không đón giao thừa cùng gia đình mà cùng các bạn đón mừng ngày đầu tiên của năm mới ngoài đường phố. Vì là hoạt động tình nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nên ba má ủng hộ tôi hết mình, không phiền hà hay trách móc gì cả.
Tôi còn nhớ người đầu tiên tôi gặp trong đêm tình nguyện ấy là một cậu bé bán vé số. Cậu bé ấy xuất hiện sau lưng tôi, đụng vào tôi và ngay sau đó tôi nghe một giọng nói rõ to sau lưng, hỏi tôi có mua vé số không? Khi tôi quay lại thì mới phát hiện ra là cậu bé bị mù cả 2 mắt. Tuy bị mù và bán vé số nhưng cậu có một nụ cười rất hồn nhiên và lạc quan- nụ cười mà tôi chưa bao giờ có được ở chính mình ngay cả khi tôi rất vui. Cậu đưa tôi xấp vé số và tôi rất ngạc nhiên tại sao cậu ấy lại lót tờ tiền 1000 đồng mới tinh ngay dưới xấp vé số trên đôi tay thô cứng. Tôi hỏi và nhận được câu trả lời là tại vì cậu sợ mồ hôi tay của cậu làm ướt xấp vé số. Các bạn có biết tôi cảm nhận được gì ở bạn trẻ trên không? Sáu năm học trường Y vừa qua chưa có điều kiện và thời gian giúp tôi cần thấy điều phải thấy. Có hai điều mà tôi thấy và học được ở cậu ấy. Đầu tiên phải kể là sự lạc quan. Sự lạc quan thể hiện qua nụ cười hết sức hồn nhiên mặc cho ai đó nghĩ cậu ta hẳn là khổ sở và có rất nhiều điều phải lo toan suy nghĩ. Có một suy nghĩ thoáng qua là liệu khi tôi trong hoàn cảnh cậu ấy tôi có được nụ cười lạc quan hồn nhiên ấy hay không? Thiết nghĩ chỉ lo cái lo bị lừa lấy tiền bán vé số không thôi đã đè nặng lên vai rồi thế mà cậu ấy vẫn tươi cười lạc quan. Quả là đáng khâm phục! Không những thế, cậu ấy còn thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp của mình qua việc lót tiền dưới xấp vé số. Tờ giấy tiền 1000 đồng không là bao so với xấp vé số giấy có thể xem là tài sản lớn của cậu. Nếu những tấm vé số bị ướt do mồ hôi tay không còn được nguyên vẹn và người mua có chịu mua những tấm vé số ấy chăng nữa thì họ sẽ mua với sự thương hại chứ không đơn thuần chỉ là sự mua bán sòng phẳng, người mua được mua những tấm vé số đẹp đẽ.Đêm giao thừa còn có ý nghĩa hơn nữa khi tôi được tiếp xúc và tặng quà những bác công nhân vệ sinh đường phố vào đêm giao thừa. Tôi cảm nhận không khí Tết vui lạ thường trong tập thể mải mê làm việc trong khi rất nhiều người khác đều đổ ra đường vui chơi hay chuẩn bị đón giao thừa tại nhà. Tôi còn nhớ lúc ấy là trước giao thừa chừng năm phút, sau khi đã phát gần như hết quà cho các bác ấy, tôi còn cầm trên tay ba phần quà. Chợt tôi bắt gặp một gia đình hai bác công nhân còn mải mê quét dọn. Kế bên họ là chiếc xe rác và trên một khoảng trống của chiếc xe rác được ngăn ra có một em bé khoảng chừng 3 tuổi đang nằm ngủ. Thỉnh thoảng tôi thấy bác công nhân nữ lại vuốt tóc bé và chỉnh lại chiếc mền đắp cho bé đang bị lệch. Tôi thấy thương bé lắm vì tôi nghĩ bé còn quá nhỏ để ngửi những chất độc hại từ rác (dù mẹ đã che chắn kỹ), khói bụi và liệu bé có bị lạnh bởi sương đêm đang sa xuống kia không? Nhưng rồi tôi chợt hiểu ra đâu có cha mẹ nào muốn con cái mình như vậy đâu! Chỉ do công việc đòi hỏi cả gia đình phải cùng làm việc vào đêm giao thừa và đứa bé không biết để nơi đâu mà không phải xa mẹ. Suy nghĩ của tôi bị phá vỡ bởi tiếng pháo bông đầu tiên nổ bụp bụp sau thời khắc giao thừa và tôi lại thấy nụ cười rạng rỡ khác xuất phát từ gia đình bác công nhân — Nụ cười của năm mới. Hai bác đặt cây chổi quét rác xuống chân, nắm tay nhau cùng hướng về chùm pháo bông đang nở ra sáng rực. Tôi chưa bao giờ thấy một hình ảnh đẹp và ý nghĩa như thế.
Khi tiếng pháo bông dần dần tắt là lúc mọi người bắt đầu rời khu trung tâm thành phố để đi chùa và đi hái lộc đầu năm. Khi đó xung quanh lề đường chỗ tôi đứng chỉ toàn là rác và rác. Các bác công nhân lại hối hả quét rác để dọn sạch đường đi cho mọi người du xuân vào sáng mùng một. Công việc cực nhọc nhưng ý nghĩa biết bao! Tôi cảm thấy đó cũng là món quà các bác tặng cho mọi người dịp đầu năm và bản thân tôi rất trân trọng món quà đó. Tôi cầm ba món quà còn lại trên tay tặng cho gia đình và tôi nhận được thêm ba nụ cười, hai của bác công nhân vệ sinh và một của em bé đang ngủ nhưng miệng lại mỉm cười. Ôi, những nụ cười đêm giao thừa!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: