Nông dân nghèo 'mơ' về giáo dục 2013

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Với nhiều bậc cha mẹ nông dân, học là phương cách duy nhất cho con cái họ đổi đời. Họ có thể nghèo, có thể thất học, nhưng họ tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của tri thức, của sự học. Họ cũng giữ cho mình những mong mỏi, mơ ước vào sự đổi thay tốt đẹp hơn của nền giáo dục nước nhà trong năm tới.

Mong nghề giáo “đỡ bấp bênh”

Mùa khai trường năm 2012, gia đình anh Nguyễn Văn Hiền (Việt Yên – Bắc Giang)– đón một niềm vui lớn: Con gái anh thi đỗ khoa Sư phạm Văn – ĐHQG Hà Nội. Cô bé cũng là sỹ tử duy nhất của làng anh đi thi ĐH và đỗ đạt.

20121228171551-anh-1-702027-9433.jpg
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thỏa trong dịp đưa con gái lên Hà Nội dự thi Đại học – tháng 7/2012
Niềm vui thật lớn, nhưng nỗi lo cũng thật đầy đối với gia đình anh Hiền – một gia đình thuần nông, đông con. Để có thể trang trải cho con gái đi học ĐH, vợ chồng anh cũng phải “gánh còng lưng”: Vợ anh hiền hiện làm giúp việc ở Hà Nội để có tiền trang trải tiền học, tiền ăn ở cho con và gửi về nhà. Còn anh làm ruộng ở quê, thi thoảng lại chở gạo, chở rau lên trường “tiếp tế” cho con gái.
“Vất vả, nhưng tôi vẫn động viên con liên tục, đã xác định đi học là phải theo đuổi đến cùng” là tâm sự đau đáu của người cha nông dân, mong con mình học hành đến nơi đến chốn. Điều anh Hiền lo lắng nhất đó là cái “tiếng” bấp bênh của nghề giáo mà con anh đã chọn.

“Học sư phạm, đỡ một phần học phí, nhưng tôi lo thêm trăm phần lúc con ra trường” – anh Hiền nói.
Anh bảo, cứ nhìn “gương” nhiều cô giáo trẻ mới ra trường không xin được việc, lao đao xin dạy hợp đồng cũng chẳng xong, anh cũng xót xa nghĩ chẳng may con gái mình sau này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự thì biết làm sao?

Nên tôi mong vài năm tới, nghề giáo đỡ bấp bênh, học sư phạm ra dễ xin việc hơn, đồng lương giáo viên cao hơn, thì con mình không phải khổ, không phải hối hận vì đã đi theo cái nghề mà cháu yêu thích. Mong sao, nhà nước có chính sách thế nào để mỗi người mỗi ngành, mỗi nghề, không để xảy ra cảnh đổ xô đi học ngành này rồi mai sau ra lại không xin được việc, học xong rồi để đấy…” – anh Hiền bày tỏ.

Ước không còn cảnh bán đất, bán ruộng… “chạy việc” cho con

Đó là mong ước rất giản dị nhưng cũng đầy thống thiết của một người cha – anh Nguyễn Văn Thỏa (Mê Linh, Hà Nội)- người nông dân có con gái thi đỗ ĐH kỳ thi tuyển sinh 2012 vừa qua.
Một người đi thi, cả họ đứng đằng sau - anh Thỏa rất vui khi hai lần đưa hai con đi thi ĐH là hai lần anh nhận được tin các con đỗ ĐH điểm cao, hai lần họ nhà anh được vui vẻ tự hào, vợ chồng anh được rạng rỡ.

Năm nay, thêm một đứa lên thành phố học, tuy gánh nặng kinh tế đổ lên vai anh thêm nhiều phần nhưng anh Thỏa không hề nao núng. Bởi “tôi hài lòng vì gia đình mình tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng các con đã cố gắng vượt lên, thi đỗ ĐH”. Điều anh lo lắng là tương lai của các con khi ra trường.
Ở quê tôi hầu hết các gia đình đều cho con đi học đại học, cao đẳng, không bố mẹ nào muốn để con ở nhà, bỏ học. Nhưng đến khi con ra trường, họ lại đôn đáo lo khoản “xin việc” vô cùng tốn kém” – anh cho biết.

Theo lời anh, có gia đình được đền bù đất đai cả trăm triệu cũng “đập” hết vào chạy việc cho con. Nhà không có tiền thì phải đi vay lãi, thậm chí cắt đất, cắt ruộng… để lo, không lo không được.
“Mong rằng những năm tới nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển và bình đẳng sao cho con em những gia đình nông dân, không có tiền, không có quyền như chúng tôi có thể học thật, thi thật, có kiến thức thật và quan trọng là ra trường sẽ có việc làm thật” – anh chia sẻ kỳ vọng vào nền giáo dục.

Ngoài ra, anh cũng mong ước trong tương lai gần, nhà nước sẽ có những chính sách thay đổi, cải cách trong việc học và thi, sao cho gia đình không còn phải quá hao tiền, tốn của trong những kỳ thi ĐH như anh từng 2 lần cùng các con “chiến đấu”.

Theo VietNamNet
 
×
Quay lại
Top Bottom