Nơi sản xuất Bàn ghế gỗ mun, Nội thất gỗ mun đồ gỗ Phú Hải
Gỗ mun được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun sừng nằm ở chỗ khi vạc phôi ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không "bùm bụp"! Không những thế, khi chế tác màu xanh khaki này dính vào tay người thợ gây hiệu ứng "xanh tay". Mùn mun sừng dính vào da cũng gây dị ứng, ngứa nên việc chế tác mun sừng khá cực và gian nan, chưa kể mun sừng tuy rất cứng như "sắt nguội" nhưng giòn và dễ gãy vỡ. Bù lại, gỗ mỹ nghệ chế tác từ mun sừng rất đẹp và độc bản, nhất là những pho tượng tứ diện được tạc trên mun thân đường kính lớn hơn 20cm lại càng quý hiếm.
Vì không có mun "ngoại" trên thị trường gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam với sự ngoại lệ của nhọ nồi, người chơi gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đa phần ngộ nhận rằng chỉ có một giống mun sừng cho được gỗ đen bóng trên toàn thế giới chăng? Chưa hẳn...
Bộ bàn ghế gỗ Mun do đồ gỗ mỹ nghệ Phú Hải – Đồng Kỵ - Bắc Ninh sản xuất
Gỗ mun sừng
Mun sừng chỉ mọc ở Việt Nam. Điều này đúng nhưng mun sừng thuộc chi Thị, tên khoa học Diospyros (D.), gồm khoảng gần 750 loài mọc rải rác khắp thế giới. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn "sau lũy tre làng" thì thật thiếu sót! Chi Thị thường có 2 công dụng chính: lấy gỗ và lấy trái như trong truyện "Tấm Cám"!
Nghiên cứu kỹ, mun sừng VN không phải đứng đầu bảng mun! 4 loại gỗ quý hiếm thuộc chi Thị đã và đang bị săn lùng gắt gao và hiện nay ở trên bờ tuyệt chủng gồm 2 loại mun thuần màu đen và 2 loại mun sọc có xen vân nâu/vàng bị ít săn lùng hơn. 2 loại mun đen theo thứ tự gồm:
Mun Cameroon, Gaboon ebony(tên khoa học D. crassiflora) với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3. Độ cứng chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ. Ví dụ, độ cứng 13,700N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 70kg.
Thế giới phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano chứ mun sừng VN hầu như không nghe tiếng! Vì VN chưa có công nghệ làm được đàn piano, nếu không phím đàn sẽ được làm bằng mun sừng, tăng thương hiệu của loại gỗ này! Các sách phương Tây còn viết rằng mun Cameroon có giá cao gấp nhiều lần các loại gỗ trong chi Đậu (tên khoa học Dalbergia), cá nhân thấy không hẳn đúng vì gỗ sưa thuộc chi Đậu! Điều này cho thấy để nắm bắt được thị trường gỗ mỹ nghệ,
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nơi nên đến!
- Vietnamese ebony (tên khoa học D. Mun) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3. Chú ý thú vị: "mun" là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg.
Mun sừng VNcó thể nói là xếp sau mun Cameroon vì mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền máy bay (jet black) óng ả huyền thoại mà Tây phương hằng luôn mơ ước như trong hình so sánh bên dưới. Chưa kể "giác lộn mề" của mun sừng gây nhức đầu người chơi! Mun VN theo thời gian cũng đạt được độ bóng như mun Cameroon nhưng "thời giờ là tiền bạc", đợi chờ đôi khi cũng khá bất tiện!
Sau 2 loại mun thuần màu quý hiếm là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên. 2 loại mun sọc gồm:
1. Ceylon ebony (tên khoa học D. Ebenum) với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn Độ và Sri Lanka = Ceylon.
2. Gỗ mun sọc (tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica) mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.
Và sau cùng có giá trị thấp nhưng có thể dùng để giả mun xịn rất hiệu quả
là gỗ nhọ nồi (tên khoa học D. Variegata, D. Eriantha, D. Apiculata) đến từ Châu Phi nên rất dễ nhầm với mun Cameroon cũng đến từ Châu Phi. Ngoài ra, cẩm thị (tên khoa học D. Kurzii) cũng thuộc chi Thị. Các loại gỗ khác của chi Thị mọc ở Đài Loan, Nhật, Mexico, Nam Mỹ, vv... không có giá trị cao trong gỗ mỹ nghệ
Bài viết về gỗ mun :
Chuyện tìm cây gỗ quý xây Lăng Bác Hồ | Báo Công an nhân dân điện tử
Đồ gỗ mỹ nghệ Phú hải được biết đến như một thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mĩ nghệ, trong đó đặc biệt nổi bật là đồ gỗ mĩ nghệ được làm từ gỗ Mun gồm Mun hoa, Mun sọc và mun sừng
Với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cũng như nguồn nguyên liệu đảm bảo, kỹ thuật chế tác tinh sảo, chúng tôi đã được nhiều khách hàng tin tường và mua các sản phẩm từ gỗ Mun như Bàn ghế, Giường ngủ, Tủ áo , Bàn phấn trang điểm, khay đĩa, tranh...Công ty giao tận tay khách hàng tại hầu khắp các địa bàn trên toàn quốc như TP Hồ Chí Minh, Đak lăk, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội…với sự tin cậy và hài lòng tối đa.
Chúng tôi còn nhận sản xuất …theo đơn đặt hàng với yêu cầu và mẫu mã của khách hàng.
Mọi sản phẩm của Phú Hải đều được giao hàng trên toàn quốc!
Chi tiết xin liên hệ: Phú Hải DT 0972.690.610 – 02413.502.979
Địa chỉ: Làng nghề gỗ truyền thống Đồng Kỵ – Bắc Ninh
Website : Bộ bàn ghế phòng khách,Đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ
Gỗ mun được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ hiếm của sản phẩm khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun sừng nằm ở chỗ khi vạc phôi ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không "bùm bụp"! Không những thế, khi chế tác màu xanh khaki này dính vào tay người thợ gây hiệu ứng "xanh tay". Mùn mun sừng dính vào da cũng gây dị ứng, ngứa nên việc chế tác mun sừng khá cực và gian nan, chưa kể mun sừng tuy rất cứng như "sắt nguội" nhưng giòn và dễ gãy vỡ. Bù lại, gỗ mỹ nghệ chế tác từ mun sừng rất đẹp và độc bản, nhất là những pho tượng tứ diện được tạc trên mun thân đường kính lớn hơn 20cm lại càng quý hiếm.
Vì không có mun "ngoại" trên thị trường gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam với sự ngoại lệ của nhọ nồi, người chơi gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam có thể đa phần ngộ nhận rằng chỉ có một giống mun sừng cho được gỗ đen bóng trên toàn thế giới chăng? Chưa hẳn...
Bộ bàn ghế gỗ Mun do đồ gỗ mỹ nghệ Phú Hải – Đồng Kỵ - Bắc Ninh sản xuất
Gỗ mun sừng
Mun sừng chỉ mọc ở Việt Nam. Điều này đúng nhưng mun sừng thuộc chi Thị, tên khoa học Diospyros (D.), gồm khoảng gần 750 loài mọc rải rác khắp thế giới. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn "sau lũy tre làng" thì thật thiếu sót! Chi Thị thường có 2 công dụng chính: lấy gỗ và lấy trái như trong truyện "Tấm Cám"!
Nghiên cứu kỹ, mun sừng VN không phải đứng đầu bảng mun! 4 loại gỗ quý hiếm thuộc chi Thị đã và đang bị săn lùng gắt gao và hiện nay ở trên bờ tuyệt chủng gồm 2 loại mun thuần màu đen và 2 loại mun sọc có xen vân nâu/vàng bị ít săn lùng hơn. 2 loại mun đen theo thứ tự gồm:
Mun Cameroon, Gaboon ebony(tên khoa học D. crassiflora) với độ cứng 13,700N và tỷ trọng 955kg/m3. Độ cứng chỉ lực nén cần thiết để tạo 1 lỗ sâu khoảng 1cm, đường kính khoảng 1cm trên mặt gỗ. Ví dụ, độ cứng 13,700N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 70kg.
Thế giới phương Tây đa phần biết đến mun Cameroon dùng làm phím đàn piano chứ mun sừng VN hầu như không nghe tiếng! Vì VN chưa có công nghệ làm được đàn piano, nếu không phím đàn sẽ được làm bằng mun sừng, tăng thương hiệu của loại gỗ này! Các sách phương Tây còn viết rằng mun Cameroon có giá cao gấp nhiều lần các loại gỗ trong chi Đậu (tên khoa học Dalbergia), cá nhân thấy không hẳn đúng vì gỗ sưa thuộc chi Đậu! Điều này cho thấy để nắm bắt được thị trường gỗ mỹ nghệ,
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nơi nên đến!
- Vietnamese ebony (tên khoa học D. Mun) với độ cứng 13,350N và tỷ trọng 1,065kg/m3. Chú ý thú vị: "mun" là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg.
Mun sừng VNcó thể nói là xếp sau mun Cameroon vì mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền máy bay (jet black) óng ả huyền thoại mà Tây phương hằng luôn mơ ước như trong hình so sánh bên dưới. Chưa kể "giác lộn mề" của mun sừng gây nhức đầu người chơi! Mun VN theo thời gian cũng đạt được độ bóng như mun Cameroon nhưng "thời giờ là tiền bạc", đợi chờ đôi khi cũng khá bất tiện!
Sau 2 loại mun thuần màu quý hiếm là mun sọc. Mun sọc có giá trị thấp hơn mun thuần màu đen vì không có màu đen tuyền như 2 loại trên. 2 loại mun sọc gồm:
1. Ceylon ebony (tên khoa học D. Ebenum) với độ cứng 10,790N và tỷ trọng 915 kg/m3, mọc ở Đông Ấn Độ và Sri Lanka = Ceylon.
2. Gỗ mun sọc (tên khoa học D. Saletti, D. Tonkinesis, D. Celebica) mọc nhiều ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á với độ cứng 14,140N và tỷ trọng 1,120kg/m3. Mun sọc Indonesia cứng nhất trong họ mun nhưng vì không cho màu thuần đen nên giá thành rẻ hơn 2 loại trên.
Và sau cùng có giá trị thấp nhưng có thể dùng để giả mun xịn rất hiệu quả
là gỗ nhọ nồi (tên khoa học D. Variegata, D. Eriantha, D. Apiculata) đến từ Châu Phi nên rất dễ nhầm với mun Cameroon cũng đến từ Châu Phi. Ngoài ra, cẩm thị (tên khoa học D. Kurzii) cũng thuộc chi Thị. Các loại gỗ khác của chi Thị mọc ở Đài Loan, Nhật, Mexico, Nam Mỹ, vv... không có giá trị cao trong gỗ mỹ nghệ
Bài viết về gỗ mun :
Chuyện tìm cây gỗ quý xây Lăng Bác Hồ | Báo Công an nhân dân điện tử
Đồ gỗ mỹ nghệ Phú hải được biết đến như một thương hiệu chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng đồ gỗ mĩ nghệ, trong đó đặc biệt nổi bật là đồ gỗ mĩ nghệ được làm từ gỗ Mun gồm Mun hoa, Mun sọc và mun sừng
Với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cũng như nguồn nguyên liệu đảm bảo, kỹ thuật chế tác tinh sảo, chúng tôi đã được nhiều khách hàng tin tường và mua các sản phẩm từ gỗ Mun như Bàn ghế, Giường ngủ, Tủ áo , Bàn phấn trang điểm, khay đĩa, tranh...Công ty giao tận tay khách hàng tại hầu khắp các địa bàn trên toàn quốc như TP Hồ Chí Minh, Đak lăk, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội…với sự tin cậy và hài lòng tối đa.
Chúng tôi còn nhận sản xuất …theo đơn đặt hàng với yêu cầu và mẫu mã của khách hàng.
Mọi sản phẩm của Phú Hải đều được giao hàng trên toàn quốc!
Chi tiết xin liên hệ: Phú Hải DT 0972.690.610 – 02413.502.979
Địa chỉ: Làng nghề gỗ truyền thống Đồng Kỵ – Bắc Ninh
Website : Bộ bàn ghế phòng khách,Đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ