- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Theo dự đoán, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, sẽ có rất ít thí sinh lựa chọn môn Sử. Điều này đã khiến nhiều thầy cô tâm huyết với môn học này chạnh lòng.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đó thí sinh chỉ còn phải thi 4 môn. Ngoài Văn và Toán là 2 môn bắt buộc, 2 môn còn lại thí sinh được tự do lựa chọn trong các môn gồm: Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Đây là tin vui đối với nhiều sĩ tử bởi gánh nặng thi tốt nghiệp đã được giảm nhẹ hơn so với các năm trước nhưng lại là tin buồn đối với các thầy cô giáo dạy Sử. Bởi ai cũng hiểu được rằng khi Lịch sử chỉ là một môn thi tự chọn thì chắc chắn… sẽ không có nhiều sĩ tử “dám” lựa chọn thi môn học vốn từ lâu đã không được yêu thích này. Theo chia sẻ mới đây của thầy giáo Văn Như Cương thì học sinh tại trường Lương Thế Vinh Hà Nội đã đăng ký xong môn thi tự chọn và… Không có học sinh nào lựa chọn môn sử
Trải lòng về điều này, thầy giáo-ThS Trần Trung Hiếu – giáo viên dạy Sử của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ: "Bộ GD&ĐT quyết định 4 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trong đó Lịch Sử không phải là môn thi bắt buộc, đối với giáo viên Sử bậc học THPT thì đó là một thông tin không vui. Vì vị thế, vai trò của bộ môn này vẫn không được đánh giá đúng mức trong các môn học ở trường phổ thông. Dù đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học Lịch Sử, nhưng rốt cuộc, môn Sử vẫn không phải là môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT. Chúng tôi thật sự cảm thấy buồn!"
Thầy Trần Trung Hiếu
Thầy Hiếu cho biết thêm: “Chắc chắn sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn thi môn Sử vì từ lâu nay, đây là một môn thi mà học sinh rất "ngán", sợ những kiến thức phải học với những số liệu, ngày tháng năm… phức tạp, khó nhớ. Đó là điều đáng buồn hơn đối với những giáo viên dạy Sử như tôi.
Tựu trung lại, Lịch Sử vẫn là môn học quan trọng nhưng lại không được chú trọng đúng mức. Đáng lo nhất là điều này đã tạo nên một thói quen "mặc định" trong tư duy của thế hệ trẻ về kiểu "ứng thí", không thi thì không học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông”.
Cô Trịnh Thị Hường – giáo viên dạy Sử nhiều kinh nghiệm của trường THPT Chuyên Lam Sơn cũng tiết lộ, ở trường chuyên Lam Sơn mà cô đang giảng dạy, thì chính các em học sinh chọn thi ĐH khối C cũng đang băn khoăn không biết lựa chọn thi Sử hay không. Theo tâm sự của nhiều em, thì các em muốn lựa chọn môn thi trắc nghiệm như Lý, Sinh hay tiếng Anh vì không phải tập trung học nhiều nhưng vẫn có khả năng được điểm cao. Không phải các em không yêu môn Sử mà vì môn Sử vốn có khối lượng kiến thức khá khổng lồ, nhiều sự kiện, dữ liệu khó nhớ, lại là môn thi tự luận nên các em phải dồn sức học nhiều mà chưa chắc điểm đã cao.
Cũng theo tâm sự của cô Hường, sau khi biết tin Bộ Giáo dục quyết định phương án thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó Sử chỉ là môn tự chọn, cô cũng cảm thấy hơi buồn. Các giáo viên dạy Sử như cô đã ngậm ngùi nói đùa với nhau rằng: “Bộ Giáo dục đã… bắn một viên đại bác vào môn Sử”
Như vậy, với việc duy trì phương án tuyển sinh như trên bắt đầu từ năm nay thì không khó để dự đoán sẽ không còn nhiều học sinh chú trọng học môn Sử, trừ một bộ phận rất nhỏ các học sinh lựa chọn thi ĐH khối C. Bởi học sinh hiện nay rất… thực tế, không thi thì không học! Điều này liệu có làm môn Sử bị quay lưng và lịch sử dân tộc có bị rơi vào quên lãng? Đây là câu hỏi mà không ít người tâm huyết với lịch sử đang băn khoăn, trăn trở.
Theo Tiin
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đó thí sinh chỉ còn phải thi 4 môn. Ngoài Văn và Toán là 2 môn bắt buộc, 2 môn còn lại thí sinh được tự do lựa chọn trong các môn gồm: Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Đây là tin vui đối với nhiều sĩ tử bởi gánh nặng thi tốt nghiệp đã được giảm nhẹ hơn so với các năm trước nhưng lại là tin buồn đối với các thầy cô giáo dạy Sử. Bởi ai cũng hiểu được rằng khi Lịch sử chỉ là một môn thi tự chọn thì chắc chắn… sẽ không có nhiều sĩ tử “dám” lựa chọn thi môn học vốn từ lâu đã không được yêu thích này. Theo chia sẻ mới đây của thầy giáo Văn Như Cương thì học sinh tại trường Lương Thế Vinh Hà Nội đã đăng ký xong môn thi tự chọn và… Không có học sinh nào lựa chọn môn sử
Trải lòng về điều này, thầy giáo-ThS Trần Trung Hiếu – giáo viên dạy Sử của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ: "Bộ GD&ĐT quyết định 4 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trong đó Lịch Sử không phải là môn thi bắt buộc, đối với giáo viên Sử bậc học THPT thì đó là một thông tin không vui. Vì vị thế, vai trò của bộ môn này vẫn không được đánh giá đúng mức trong các môn học ở trường phổ thông. Dù đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học Lịch Sử, nhưng rốt cuộc, môn Sử vẫn không phải là môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT. Chúng tôi thật sự cảm thấy buồn!"
Thầy Trần Trung Hiếu
Thầy Hiếu cho biết thêm: “Chắc chắn sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn thi môn Sử vì từ lâu nay, đây là một môn thi mà học sinh rất "ngán", sợ những kiến thức phải học với những số liệu, ngày tháng năm… phức tạp, khó nhớ. Đó là điều đáng buồn hơn đối với những giáo viên dạy Sử như tôi.
Tựu trung lại, Lịch Sử vẫn là môn học quan trọng nhưng lại không được chú trọng đúng mức. Đáng lo nhất là điều này đã tạo nên một thói quen "mặc định" trong tư duy của thế hệ trẻ về kiểu "ứng thí", không thi thì không học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông”.
Cô Trịnh Thị Hường – giáo viên dạy Sử nhiều kinh nghiệm của trường THPT Chuyên Lam Sơn cũng tiết lộ, ở trường chuyên Lam Sơn mà cô đang giảng dạy, thì chính các em học sinh chọn thi ĐH khối C cũng đang băn khoăn không biết lựa chọn thi Sử hay không. Theo tâm sự của nhiều em, thì các em muốn lựa chọn môn thi trắc nghiệm như Lý, Sinh hay tiếng Anh vì không phải tập trung học nhiều nhưng vẫn có khả năng được điểm cao. Không phải các em không yêu môn Sử mà vì môn Sử vốn có khối lượng kiến thức khá khổng lồ, nhiều sự kiện, dữ liệu khó nhớ, lại là môn thi tự luận nên các em phải dồn sức học nhiều mà chưa chắc điểm đã cao.
Cũng theo tâm sự của cô Hường, sau khi biết tin Bộ Giáo dục quyết định phương án thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó Sử chỉ là môn tự chọn, cô cũng cảm thấy hơi buồn. Các giáo viên dạy Sử như cô đã ngậm ngùi nói đùa với nhau rằng: “Bộ Giáo dục đã… bắn một viên đại bác vào môn Sử”
Như vậy, với việc duy trì phương án tuyển sinh như trên bắt đầu từ năm nay thì không khó để dự đoán sẽ không còn nhiều học sinh chú trọng học môn Sử, trừ một bộ phận rất nhỏ các học sinh lựa chọn thi ĐH khối C. Bởi học sinh hiện nay rất… thực tế, không thi thì không học! Điều này liệu có làm môn Sử bị quay lưng và lịch sử dân tộc có bị rơi vào quên lãng? Đây là câu hỏi mà không ít người tâm huyết với lịch sử đang băn khoăn, trăn trở.
Theo Tiin