- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Có cách nào từ chối những lời mời đi chơi, ăn uống, tỏ tình… để không khiến mọi người mất vui trong Tết?
Tất cả tùy thuộc vào sự khéo léo của bạn và những chia sẻ sau đây từ MTO
Tình huống 1: Bạn nhận được một lời tỏ tình từ ai đó, nhưng còn quá sớm để có thể trả lời bởi vì chính bạn vẫn chưa thể xác định được tình cảm. Nếu từ chối, biết đâu người ta sẽ…buồn suốt năm, còn bạn nhận lời vội biết đâu bạn cũng hối hận trong…366 ngày. Phải làm gì bây giờ?
Cách xử lí: Vẫn vui vẻ trò chuyện và giữ liên lạc với người ta, ở một mức độ nhất định nào đó. Nếu người ấy không bắt bạn trả lời vội, chẳng cần thiết phải tự dằn vặt, khó xử làm gì. “Hãy để mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên nhất và thời gian sẽ trả lời tất cả, lời nói đôi khi không có sức nặng bằng những hành động thiết thực” — chỉ cần bạn nói điều này thôi, người ấy đã cảm thấy rất vui rồi. Đó không phải là từ chối, cũng không đón nhận, nhưng khiến cả hai vừa lòng và chờ đợi.
Tình huống 2: Sang nhà bạn bè chơi, bạn được người lớn mời…uống bia. Bạn không biết uống nhưng họ ra sức thuyết phục: “Ngày Tết mà, cứ uống 1 ly thôi được rồi”. Với bạn, 1 ly đã là “quá sức chịu đựng”. Bạn không uống thì người lớn sẽ “hờn trách”, còn bạn uống thì sẽ “đắc tội” với phụ huynh.
Cách xử lí: Cứ giả vờ nhấp môi, đang nhấp môi thì viện cớ phải đi…WC hoặc ra nghe điện thoại. Trong khoảng thời gian ấy bạn có thể nhờ bạn bè uống giùm, đổi li nước, hoặc giả vờ trò chuyện để “đánh trống lảng”, khi có ai đó nhắc bạn uống thì hãy thản nhiên bảo rằng mình đã uống rồi. Chẳng ai có thể ép bạn được, và hãy cứ thoải mái và vui vẻ, cư xử một cách khéo léo mà vẫn giữ được hòa khí
Tình huống 3: Những ngày đầu năm, bạn khá rảnh. Bạn bè nhân cơ hội đó đã rủ bạn đi chơi rất nhiều, trong khi bạn chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng bạn đã từ chối khá nhiều lời mời trước đó, nếu bây giờ bạn không đi thì bạn bè sẽ giận, nhưng nếu đồng ý thì bạn không thể sắp xếp được vì…quá nhiều lời mời, nếu đồng ý người này, bỏ người kia thì họ sẽ giận, làm sao đây?
Cách xử lí: Tắt điện thoại và ngắt mọi liên lạc trên mạng. Khi những ngày Tết đã qua thì mở liên lạc trở lại, bạn bè hỏi thăm thì bảo rằng bận về quê, bận đi du lịch, hoặc bị hư điện thoại nhưng không có chỗ sửa trong ngày Tết. Sau đó, bạn có thể “trả nợ” cho họ bằng cách xếp lịch đi chơi dần dần cho đến khi bắt đầu đi học trở lại. Họ sẽ thông cảm cho bạn
Tình huống 4: Bạn còn rất nhiều kế hoạch dang dở: đi du lịch, đi thăm người thân ở xa, qua nhà bạn bè theo kế hoạch, nhưng còn 1 đống bài tập đang chờ… Làm thế nào để “trì hoãn khéo léo” một vài kế hoạch để tập trung học tập?
Cách xử lí: Sẽ có nhiều người bảo với bạn rằng: “Tết mà học gì, cứ đi chơi cho đã đi rồi tính sau!”. Lúc ấy, khi đi cùng họ, hãy giả vờ…mang theo tập vở để học và giải thích với họ rằng ngay vào ngày đầu tiên đi học trong năm bạn đã phải kiểm tra rất nhiều môn, thuyết phục và nhấn mạnh với mọi người rằng bạn chỉ có thể đi với họ sau khi đã hoàn thành xong bài tập. Hứa hẹn sẽ đi vào lần sau. Trong khoảng thời gian rảnh ấy, hãy cố gắng hoàn thành xong một phần bài tập, vì đã trót hứa nên bạn sẽ có động lực để học bài ngay trong ngày Tết
Tình huống 5: Bạn rất muốn “bảo toàn khối lượng” của bạn thân trước và sau Tết, không hề muốn tăng cân chút nào. Nhưng quá nhiều người “mời gọi”, không bánh mứt, nước ngọt…cũng là hạt dưa, đồ ăn nóng… Làm sao bạn có thể tránh được “cám dỗ” khi mọi người đều ăn và bạn thì lúc nào cũng trong trạng thái…sẵn sàng ăn bất cứ lúc nào?
Cách xử lí: Uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây và có “thời khóa biểu ăn” giống như những ngày thường. Tức là bạn vẫn ăn ngày 3 bữa, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải. Khi có tiệc thì chỉ cần ăn một ít là được. Bạn nên hạn chế bánh kẹo và chỉ ăn những món có lượng kalo thấp. Ngoài ra, khi được mời ăn uống, hãy vui vẻ nhận lời, chỉ cần đừng ăn quá nhiều là được
Tất cả tùy thuộc vào sự khéo léo của bạn và những chia sẻ sau đây từ MTO
Tình huống 1: Bạn nhận được một lời tỏ tình từ ai đó, nhưng còn quá sớm để có thể trả lời bởi vì chính bạn vẫn chưa thể xác định được tình cảm. Nếu từ chối, biết đâu người ta sẽ…buồn suốt năm, còn bạn nhận lời vội biết đâu bạn cũng hối hận trong…366 ngày. Phải làm gì bây giờ?
Cách xử lí: Vẫn vui vẻ trò chuyện và giữ liên lạc với người ta, ở một mức độ nhất định nào đó. Nếu người ấy không bắt bạn trả lời vội, chẳng cần thiết phải tự dằn vặt, khó xử làm gì. “Hãy để mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên nhất và thời gian sẽ trả lời tất cả, lời nói đôi khi không có sức nặng bằng những hành động thiết thực” — chỉ cần bạn nói điều này thôi, người ấy đã cảm thấy rất vui rồi. Đó không phải là từ chối, cũng không đón nhận, nhưng khiến cả hai vừa lòng và chờ đợi.
Tình huống 2: Sang nhà bạn bè chơi, bạn được người lớn mời…uống bia. Bạn không biết uống nhưng họ ra sức thuyết phục: “Ngày Tết mà, cứ uống 1 ly thôi được rồi”. Với bạn, 1 ly đã là “quá sức chịu đựng”. Bạn không uống thì người lớn sẽ “hờn trách”, còn bạn uống thì sẽ “đắc tội” với phụ huynh.
Cách xử lí: Cứ giả vờ nhấp môi, đang nhấp môi thì viện cớ phải đi…WC hoặc ra nghe điện thoại. Trong khoảng thời gian ấy bạn có thể nhờ bạn bè uống giùm, đổi li nước, hoặc giả vờ trò chuyện để “đánh trống lảng”, khi có ai đó nhắc bạn uống thì hãy thản nhiên bảo rằng mình đã uống rồi. Chẳng ai có thể ép bạn được, và hãy cứ thoải mái và vui vẻ, cư xử một cách khéo léo mà vẫn giữ được hòa khí
Tình huống 3: Những ngày đầu năm, bạn khá rảnh. Bạn bè nhân cơ hội đó đã rủ bạn đi chơi rất nhiều, trong khi bạn chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng bạn đã từ chối khá nhiều lời mời trước đó, nếu bây giờ bạn không đi thì bạn bè sẽ giận, nhưng nếu đồng ý thì bạn không thể sắp xếp được vì…quá nhiều lời mời, nếu đồng ý người này, bỏ người kia thì họ sẽ giận, làm sao đây?
Cách xử lí: Tắt điện thoại và ngắt mọi liên lạc trên mạng. Khi những ngày Tết đã qua thì mở liên lạc trở lại, bạn bè hỏi thăm thì bảo rằng bận về quê, bận đi du lịch, hoặc bị hư điện thoại nhưng không có chỗ sửa trong ngày Tết. Sau đó, bạn có thể “trả nợ” cho họ bằng cách xếp lịch đi chơi dần dần cho đến khi bắt đầu đi học trở lại. Họ sẽ thông cảm cho bạn
Tình huống 4: Bạn còn rất nhiều kế hoạch dang dở: đi du lịch, đi thăm người thân ở xa, qua nhà bạn bè theo kế hoạch, nhưng còn 1 đống bài tập đang chờ… Làm thế nào để “trì hoãn khéo léo” một vài kế hoạch để tập trung học tập?
Cách xử lí: Sẽ có nhiều người bảo với bạn rằng: “Tết mà học gì, cứ đi chơi cho đã đi rồi tính sau!”. Lúc ấy, khi đi cùng họ, hãy giả vờ…mang theo tập vở để học và giải thích với họ rằng ngay vào ngày đầu tiên đi học trong năm bạn đã phải kiểm tra rất nhiều môn, thuyết phục và nhấn mạnh với mọi người rằng bạn chỉ có thể đi với họ sau khi đã hoàn thành xong bài tập. Hứa hẹn sẽ đi vào lần sau. Trong khoảng thời gian rảnh ấy, hãy cố gắng hoàn thành xong một phần bài tập, vì đã trót hứa nên bạn sẽ có động lực để học bài ngay trong ngày Tết
Tình huống 5: Bạn rất muốn “bảo toàn khối lượng” của bạn thân trước và sau Tết, không hề muốn tăng cân chút nào. Nhưng quá nhiều người “mời gọi”, không bánh mứt, nước ngọt…cũng là hạt dưa, đồ ăn nóng… Làm sao bạn có thể tránh được “cám dỗ” khi mọi người đều ăn và bạn thì lúc nào cũng trong trạng thái…sẵn sàng ăn bất cứ lúc nào?
Cách xử lí: Uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây và có “thời khóa biểu ăn” giống như những ngày thường. Tức là bạn vẫn ăn ngày 3 bữa, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải. Khi có tiệc thì chỉ cần ăn một ít là được. Bạn nên hạn chế bánh kẹo và chỉ ăn những món có lượng kalo thấp. Ngoài ra, khi được mời ăn uống, hãy vui vẻ nhận lời, chỉ cần đừng ăn quá nhiều là được