- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhiều bạn nữ sinh bị lợi dụng.
Là sinh viên mới chân ướt chân ráo từ quê lên thành phố học Đại Học, Nga vẫn còn khá bỡ ngỡ với môi trường quá năng động và con người có phần gian xảo hơn ở dưới quê. Tuy nhiên, do muốn đỡ đần Cha Mẹ tiền sinh hoạt phí nên Nga quyết định đi làm thêm để trang trải những khoản chi phí đó.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc nên Nga xin làm phục vụ ở một quán café với mức lương 6000 VNĐ/giờ, công việc của cô là bưng nước cho khách và dọn dẹp bàn khi khách uống xong. Nga nghĩ công việc chỉ đơn giản như vậy nên cũng vào làm ca từ 5h – 10h tối.
Thời gian đầu, công việc đúng như những gì mà bà chủ hứa. Nhưng càng về sau, Nga bị bắt rửa ly, lau nhà, dọn dẹp kéo đến 11h cô mới về nhà nhưng tiền lương chỉ tính đến 10h.
Hỏi thì bà chủ nói: “Thì mỗi người phụ một tay. Chứ các chị kia có được trả thêm tiền đâu!”. Chưa kể đến việc, lâu lâu Nga bưng nước cho khách còn bị khách sàm sỡ, chọc ghẹo, vô tình sờ soạng khiến cô xấu hổ, có lần bực quá Nga la to lên. Lần đó, cô bị bà chủ chửi một trận rồi trừ lương luôn của ngày hôm đó.
Thấy Nga nhỏ nhất mà lại hiền, nên các chị trong quán cũng hay bắt nạt, lúc sai đi mua cái này, lúc sai dọn cái kia trong khi họ ngồi chơi không. Làm được một thời gian, Nga bức xúc xin nghỉ vì bị ép uổng đủ bề.
Bị bóc lột sức lao động mà không biết
Cũng tương tự như Nga, Phương xin vào làm bán thời gian ở một công ty tư nhân nhỏ. Và ngoài công việc chính của cô như bản mô tả công việc, Phương còn phải gánh thêm rất nhiều công việc lặt vặt khác trong công ty như mua cà phê, mua đồ ăn sáng, đặt cơm trưa và hàng loạt các nhiệm vụ không tên mà Phương phải làm.
Đôi khi vì những công việc vặt đó mà cô phải thức đêm để là kịp tiến độ công việc chính. Tuy bức xúc nhưng Phương cũng ngậm ngùi chịu: “Một phần mình là ma mới, một phần vì không muốn bỏ công việc hiện tại nên thôi cứ nhẫn nhịn một xíu! Chứ nhiều khi ức muốn khóc luôn”.
Không chỉ bị sai vặt nhiều mà các em ma mới còn đôi khi bị ép lương, bóc lột sức lao động khá nhiều. Hoài An cho biết: “Lúc hỏi lương thì mình là sinh viên năm nhất, đâu biết bao nhiêu mà thương lượng nên họ nó bao nhiêu thì chịu bấy nhiêu.
Sau này kí hợp đồng xong, hỏi mấy bà làm cùng công việc với mình mới biết mình bị hạ mức lương trong khi khối lượng công việc vẫn không có gì thay đổi. Nếu không phải do mình thích công việc đó thì mình đã xin nghỉ rồi!”
Nỗi lòng của những sinh viên năm nhất khi bước vào môi trường lao động vẫn còn rất nhiều vì các bạn còn khá ngây ngô trước những mánh khóe và thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá tính chất công việc. Thường chịu thiệt thòi, bắt nạt, đôi khi cũng không dám nói ra.
Để không bị cảnh chèn ép khi đi xin việc làm thêm, sinh viên năm nhất với nhiều bỡ ngỡ cần biết:
1. Tìm hiểu kỹ công việc mà mình định làm, phải xác định rõ ngành nghề, tổ chức, môi trường văn hóa công ty hoặc nơi làm để đảm bảo không bị lừa lọc.
2. Tìm người quen để hỏi về các công việc trong công ty định vào. Nếu không quen biết thì xin làm thử một vài ngày và phải chú ý quan sát xung quanh. Một môi trường mà nhân viên lười nhác, chuyên đi trễ, nói xấu sau lưng thì dĩ nhiên bạn không cần phân vân để nói không.
3. Làm rõ bản mô tả công việc ngay từ đầu, tránh trường hợp nhập nhằng sau này.
Là sinh viên mới chân ướt chân ráo từ quê lên thành phố học Đại Học, Nga vẫn còn khá bỡ ngỡ với môi trường quá năng động và con người có phần gian xảo hơn ở dưới quê. Tuy nhiên, do muốn đỡ đần Cha Mẹ tiền sinh hoạt phí nên Nga quyết định đi làm thêm để trang trải những khoản chi phí đó.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm xin việc nên Nga xin làm phục vụ ở một quán café với mức lương 6000 VNĐ/giờ, công việc của cô là bưng nước cho khách và dọn dẹp bàn khi khách uống xong. Nga nghĩ công việc chỉ đơn giản như vậy nên cũng vào làm ca từ 5h – 10h tối.
Thời gian đầu, công việc đúng như những gì mà bà chủ hứa. Nhưng càng về sau, Nga bị bắt rửa ly, lau nhà, dọn dẹp kéo đến 11h cô mới về nhà nhưng tiền lương chỉ tính đến 10h.
Hỏi thì bà chủ nói: “Thì mỗi người phụ một tay. Chứ các chị kia có được trả thêm tiền đâu!”. Chưa kể đến việc, lâu lâu Nga bưng nước cho khách còn bị khách sàm sỡ, chọc ghẹo, vô tình sờ soạng khiến cô xấu hổ, có lần bực quá Nga la to lên. Lần đó, cô bị bà chủ chửi một trận rồi trừ lương luôn của ngày hôm đó.
Thấy Nga nhỏ nhất mà lại hiền, nên các chị trong quán cũng hay bắt nạt, lúc sai đi mua cái này, lúc sai dọn cái kia trong khi họ ngồi chơi không. Làm được một thời gian, Nga bức xúc xin nghỉ vì bị ép uổng đủ bề.
Bị bóc lột sức lao động mà không biết
Cũng tương tự như Nga, Phương xin vào làm bán thời gian ở một công ty tư nhân nhỏ. Và ngoài công việc chính của cô như bản mô tả công việc, Phương còn phải gánh thêm rất nhiều công việc lặt vặt khác trong công ty như mua cà phê, mua đồ ăn sáng, đặt cơm trưa và hàng loạt các nhiệm vụ không tên mà Phương phải làm.
Đôi khi vì những công việc vặt đó mà cô phải thức đêm để là kịp tiến độ công việc chính. Tuy bức xúc nhưng Phương cũng ngậm ngùi chịu: “Một phần mình là ma mới, một phần vì không muốn bỏ công việc hiện tại nên thôi cứ nhẫn nhịn một xíu! Chứ nhiều khi ức muốn khóc luôn”.
Không chỉ bị sai vặt nhiều mà các em ma mới còn đôi khi bị ép lương, bóc lột sức lao động khá nhiều. Hoài An cho biết: “Lúc hỏi lương thì mình là sinh viên năm nhất, đâu biết bao nhiêu mà thương lượng nên họ nó bao nhiêu thì chịu bấy nhiêu.
Sau này kí hợp đồng xong, hỏi mấy bà làm cùng công việc với mình mới biết mình bị hạ mức lương trong khi khối lượng công việc vẫn không có gì thay đổi. Nếu không phải do mình thích công việc đó thì mình đã xin nghỉ rồi!”
Nỗi lòng của những sinh viên năm nhất khi bước vào môi trường lao động vẫn còn rất nhiều vì các bạn còn khá ngây ngô trước những mánh khóe và thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá tính chất công việc. Thường chịu thiệt thòi, bắt nạt, đôi khi cũng không dám nói ra.
Để không bị cảnh chèn ép khi đi xin việc làm thêm, sinh viên năm nhất với nhiều bỡ ngỡ cần biết:
1. Tìm hiểu kỹ công việc mà mình định làm, phải xác định rõ ngành nghề, tổ chức, môi trường văn hóa công ty hoặc nơi làm để đảm bảo không bị lừa lọc.
2. Tìm người quen để hỏi về các công việc trong công ty định vào. Nếu không quen biết thì xin làm thử một vài ngày và phải chú ý quan sát xung quanh. Một môi trường mà nhân viên lười nhác, chuyên đi trễ, nói xấu sau lưng thì dĩ nhiên bạn không cần phân vân để nói không.
3. Làm rõ bản mô tả công việc ngay từ đầu, tránh trường hợp nhập nhằng sau này.
Theo Mốt & Cuộc Sống