- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Sống trong môi trường tập thể, việc va chạm, chung đụng là điều khó tránh. Thế nhưng, cái gì cũng cần có giới hạn.
Bước vào cuộc sống sinh viên, ai cũng phải tự thay đổi để hòa nhập với môi trường tập thể . Tuy nhiên, không ít bạn sinh viên khá “ngán ngẩm” với cảnh chung đụng bất đắc dĩ và phải chuyển chỗ trọ thường xuyên. Chính vì lẽ đó, một số bạn thà chấp nhận ra ở riêng ngay từ đầu năm nhất dù chi phí sinh hoạt có thể cao hơn rất nhiều.
Sống chung có nghĩa là dùng chung
“Mình và cô bạn thân cùng thuê chung phòng trọ. Vì là bạn thân nên mình cố gắng nhường nhịn bạn ấy nhưng dạo gần đây, cô bạn tớ thật sự làm tớ khó chịu. Cậu ấy suốt ngày chiếm máy tính của tớ để lên mạng chat chit, xem phim, chơi game… Nhiều lúc, tớ cần dùng gấp thì cậu ấy dỗi, bảo là tớ ích kỷ. Mà thật tình thì cậu ấy cũng có máy tính riêng nhưng lại “để dành” bên nhà chị gái. Tớ bực lắm nhưng chẳng biết làm sao! Nhưng bực nhất là cậu ấy tự động xóa dữ liệu của tớ nữa chứ. Tớ chẳng muốn nói vì sợ mất lòng nhưng không nói thì tớ ức lắm.”, bạn Như (ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.
Sinh viên sống chung, ăn chung, dùng đồ chung (Ảnh minh họa)
Bạn Khoa (ĐH Bách Khoa) thì lại có một “nỗi niềm” khác: “Anh trong phòng tớ thì thích “mặc ké” quần áo của những người còn lại. Nói chung, mặc đồ qua lại đối với con trai bọn tớ cũng không có việc gì to tát nhưng có lúc cũng bực mình lắm. Có lần mình hẹn đi sinh nhật cô bạn đồng hương nhưng tìm mãi không thấy bộ đồ mới sắm hôm trước, thì ra anh ấy đã mặc mà không hỏi ý kiến của mình. “Thảm họa” hơn là những bộ đồ khác của mình cũng đều có dư vị... “sữa chua” trong khi mình vừa mới giặt cách đó mấy hôm mà chưa mặc lần nào. Lần đó mình phải ngậm ngùi mặc lại cái áo mới “mặc một lần” để đi chơi. Mình mất hết tự tin với khi đi với cô bạn kia.”.
Đối với các nam sinh viên, việc mặc chung quần áo của nhau là bình thường (Ảnh minh họa)
Sống chung – phải cùng chơi
“Cô bạn chung phòng của tớ khá xinh nên có nhiều “vệ tinh” theo đuổi. Phòng tớ lúc nào cũng có người khác giới đến chơi, có hôm còn có đến 3, 4 anh cơ. Các anh ý cứ nói cười suốt làm tớ chẳng thể tập trung học bài được nên bỏ đi ra ngoài. Nhưng lang thang mãi cũng chán, tớ về ngủ thì cô bạn tớ lại “mặt nặng mày nhẹ” bảo hành động của tớ là xem thường bạn cô ấy. Tớ thực sự rất bức xúc.”, bạn Hằng (ĐH Kinh tế) tâm sự.
Sống chung là đồng cam cộng khổ
“Thật lòng “cam” đâu chẳng thấy, tớ chỉ thấy “khổ” thôi!”, cô bạn Thúy An (CĐ Kinh tế) nói. “Hôm vừa rồi nhân ngày 20/10, chúng tớ đã quyết định sẽ tự tổ chức một bữa cơm thịnh soạn để ăn mừng đám con gái với nhau. Tớ đã dậy từ sớm đi chợ mua sắm, về đến nhà thì thấy cô bạn đã đi đâu mất. Gọi điện, cậu ấy bảo sẽ về ăn cùng nên tớ đợi. Nhưng đợi mãi đến quá trưa, tớ gọi thì cậu ấy bảo đã ăn rồi. Tớ buồn nên cũng không ăn, thế mà lúc cậu ấy về chửi tớ là “dở hơi, ngốc” vì đã chờ.”
Một bữa cơm chung đạm bạc của sinh viên (Ảnh minh họa)
Cuộc sống sinh viên xa nhà vốn khó khăn, không ít người phải trải qua cảnh sống chung với bạn cùng phòng để tiết kiệm. Và đương nhiên, đã sống chung thì sẽ phải có nhiều cái “chung” khác. Đến cả anh chị em sống chung với nhau từ nhỏ trong nhà mà còn va chạm, thì việc va chạm với bạn cùng phòng là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng thiết nghĩ, dù nhiều bức xúc, chúng ta hãy cùng nhau “mỗi người nhường một ít”, bởi giờ đây, các bạn đã là một gia đình.
Bước vào cuộc sống sinh viên, ai cũng phải tự thay đổi để hòa nhập với môi trường tập thể . Tuy nhiên, không ít bạn sinh viên khá “ngán ngẩm” với cảnh chung đụng bất đắc dĩ và phải chuyển chỗ trọ thường xuyên. Chính vì lẽ đó, một số bạn thà chấp nhận ra ở riêng ngay từ đầu năm nhất dù chi phí sinh hoạt có thể cao hơn rất nhiều.
Sống chung có nghĩa là dùng chung
“Mình và cô bạn thân cùng thuê chung phòng trọ. Vì là bạn thân nên mình cố gắng nhường nhịn bạn ấy nhưng dạo gần đây, cô bạn tớ thật sự làm tớ khó chịu. Cậu ấy suốt ngày chiếm máy tính của tớ để lên mạng chat chit, xem phim, chơi game… Nhiều lúc, tớ cần dùng gấp thì cậu ấy dỗi, bảo là tớ ích kỷ. Mà thật tình thì cậu ấy cũng có máy tính riêng nhưng lại “để dành” bên nhà chị gái. Tớ bực lắm nhưng chẳng biết làm sao! Nhưng bực nhất là cậu ấy tự động xóa dữ liệu của tớ nữa chứ. Tớ chẳng muốn nói vì sợ mất lòng nhưng không nói thì tớ ức lắm.”, bạn Như (ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.
Sinh viên sống chung, ăn chung, dùng đồ chung (Ảnh minh họa)
Đối với các nam sinh viên, việc mặc chung quần áo của nhau là bình thường (Ảnh minh họa)
“Cô bạn chung phòng của tớ khá xinh nên có nhiều “vệ tinh” theo đuổi. Phòng tớ lúc nào cũng có người khác giới đến chơi, có hôm còn có đến 3, 4 anh cơ. Các anh ý cứ nói cười suốt làm tớ chẳng thể tập trung học bài được nên bỏ đi ra ngoài. Nhưng lang thang mãi cũng chán, tớ về ngủ thì cô bạn tớ lại “mặt nặng mày nhẹ” bảo hành động của tớ là xem thường bạn cô ấy. Tớ thực sự rất bức xúc.”, bạn Hằng (ĐH Kinh tế) tâm sự.
Sống chung là đồng cam cộng khổ
“Thật lòng “cam” đâu chẳng thấy, tớ chỉ thấy “khổ” thôi!”, cô bạn Thúy An (CĐ Kinh tế) nói. “Hôm vừa rồi nhân ngày 20/10, chúng tớ đã quyết định sẽ tự tổ chức một bữa cơm thịnh soạn để ăn mừng đám con gái với nhau. Tớ đã dậy từ sớm đi chợ mua sắm, về đến nhà thì thấy cô bạn đã đi đâu mất. Gọi điện, cậu ấy bảo sẽ về ăn cùng nên tớ đợi. Nhưng đợi mãi đến quá trưa, tớ gọi thì cậu ấy bảo đã ăn rồi. Tớ buồn nên cũng không ăn, thế mà lúc cậu ấy về chửi tớ là “dở hơi, ngốc” vì đã chờ.”
Một bữa cơm chung đạm bạc của sinh viên (Ảnh minh họa)
Theo Tiin