- Tham gia
- 13/1/2011
- Bài viết
- 359
18 tuổi đã từng đua xe bạt mạng ăn tiền. 21 tuổi lấy bằng lái xe. 25 tuổi gây tai nạn lần thứ nhất làm chết tại chỗ một bé trai. Năm 27 tuổi lại gây tiếp tai nạn lần thứ hai.Với ông Hoàng (sinh năm 1969), một người chạy xe ôm đang hành nghề tại ngã tư An Sương (Q.12, TP.HCM), đó là ký ức kinh hoàng đầy ám ảnh.
Ông buồn bã: “Được cầm vôlăng là niềm đam mê của tôi. Nhưng sau khi lần thứ hai xảy ra, tôi mòn mỏi với đam mê của mình. Đó là quá khứ buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại, mỗi lần kể lại là một lần tôi thấy buồn, thấy sợ...”. Với ông, những câu chuyện có cả nước mắt và nỗi đau...
Chiều định mệnh
Đó là một buổi xế chiều tháng 6-1994, trên tuyến đường từ Đà Lạt về TP.HCM. Mới 4g chiều nhưng mùa mưa nên âm u, xám xịt. Chiếc xe tải của ông Hoàng thả dốc với vận tốc 60km/giờ. Vừa đổ hết đèo Chuối, đến trạm Madagui 142 (giáp ranh Đồng Nai và Lâm Đồng), bất ngờ hai đứa bé đùa giỡn rượt nhau từ trong nhà lao ra trước mũi xe ông.
Trước mặt người tài xế luôn là những thách thức - Ảnh: N.C.T.Vừa lúc đó chiếc xe khách 50 chỗ đi ngược chiều đang băng lên, cách xe ông chỉ hơn 50m. Bên phải là nhà dân. Bên trái là vực thẳm. Ông Hoàng vẫn còn nhớ như in vụ việc hôm đó: “Trong tích tắc tôi rùng mình không biết xử lý sao. Nếu lạng qua trái thì lọt xuống vực, còn lao qua phải thì đụng nhà dân.
Trong khi mặt đường chỉ rộng hơn 7m mà lại có thêm một chiếc xe khách rất lớn đi ngược chiều. Không dám thắng gấp vì xe sẽ bị lật do đang chở 2,5 tấn trà, tôi chỉ còn cách nhịp thắng nhưng lấy đầu xe ra ngoài lề trái để né hai đứa nhỏ... nhưng không kịp”.
Cú va chạm với xe đi ngược chiều làm ông Hoàng đập mặt vào vôlăng, gãy ba chiếc răng cửa, đầu choáng váng. Sau giây phút xây xẩm mặt mày là hình ảnh khủng khiếp hiện ra trước mắt ông. Đầu xe khách đối diện bị móp méo! Ông Hoàng run rẩy và nhon nhót tim loạng choạng bước xuống xe.
“Khi bước xuống xe tôi rất hoảng loạn. Trong đầu tôi cứ vang lên suy nghĩ: cầu xin trời Phật... đừng có đứa bé nào chết! Cầu xin đừng có đứa bé nào chết!”, ông Hoàng kể. Người tài xế sững người khi thấy thân hình một đứa bé bị nghiến dưới bánh xe sau! Bé trai nhỏ hơn may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ông Hoàng bảo: “Đời tài xế thấy tai nạn giao thông hằng ngày nhưng những vụ đó không liên quan đến mình. Còn lần này... Cái cảm giác thấy một người chết dưới chính xe của mình kinh khủng lắm”.
Phải đi báo công an! Trong đầu anh lúc đó chỉ còn một ý nghĩ duy nhất như thế vì chẳng thể nghĩ gì được nữa. Người tài xế hoảng loạn chạy bộ rồi quá giang xe máy tìm đến công an gần nhất trình báo.
Sau vụ tai nạn ấy, ông Hoàng bán hẳn chiếc xe, tài sản duy nhất của mình, để lo ma chay cho đứa bé. Đó là chiếc Titan mà ông mới mua trả góp đầu năm 1994. 25 tuổi, ông Hoàng trắng tay. Ông bỏ nghề và sống trong ám ảnh suốt thời gian dài.
“Đã có lúc tôi đưa chén cơm lên miệng mà không biết mình đang ăn gì. Nửa năm trời chỉ cần thấy cảnh những đứa trẻ nô đùa, chạy nhảy ven đường là tôi thót tim. Nhiều đêm giật mình tỉnh dậy, trong đầu tôi cứ văng vẳng tiếng la hét đau đớn của đứa bé. Tôi ngồi ngoài hành lang rít thuốc, nhiều bữa tới sáng”, người tài xế năm xưa bặm môi tâm sự.
Sau hai năm thất nghiệp, ông Hoàng gặp lại một đồng nghiệp cũ. Người này đang cần một tài xế chở hàng thuê và sẵn sàng chi trả 20% hoa hồng sau mỗi chuyến hàng. Lúc đó ông Hoàng đang buồn chuyện gia đình vốn đã rạn vỡ hơn hai năm. Đứa con trai đang tuổi ăn học. Ông quyết định cầm lái. Chạy được một năm thì một lần nữa tai nạn lại xảy ra. Lần này là lỗi của ông: đi vào đường cấm.
Ngày định mệnh ấy ông Hoàng nhận chở đồ dọn nhà cho khách từ đường Lạc Long Quân về chợ Tân Hương. Bỏ hàng xong ông lại chạy qua Lũy Bán Bích rồi quẹo vào đường cầu số 3, bây giờ là đường Trịnh Đình Trọng.
Trên con đường nhỏ này có một khúc cua hình chữ L để rẽ vào một trại heo lớn cuối đường. Đang từ từ ôm cua thì bất ngờ một xe máy (trên xe có hai phụ nữ trẻ) từ trong hẻm lao ra với tốc độ rất nhanh.
“Tôi vội lắc tay lái qua trái để né làm ủi sập mái hiên một căn nhà. Nhưng cô gái hoảng quá nên thắng gấp, bánh xe quay ngược lại, đâm vào bánh sau xe tải, nằm lọt dưới gầm xe. Đó là lỗi của tôi. Mặc dù đường cấm xe tải từ 2 tấn trở lên nhưng tôi vẫn chạy vào. Thật sự hôm đó tôi chạy rất chậm, chỉ hơn 20km/giờ một chút”, ông Hoàng kể.
Cô gái ngồi trước bị bánh xe sau chèn lên gãy hai chân, thương tật vĩnh viễn 65%. Còn cô ngồi sau bị thương nặng nhưng may mắn sống sót.
Ám ảnh khôn nguôi
“Sau tai nạn lần thứ hai tôi biết duyên nợ với nghề đã chấm hết”, ông Hoàng buồn rầu nói. Ông bảo: “Từ khi còn nhỏ tôi đã rất ngưỡng mộ cha tôi. Ông là một tài xế giỏi nhất, lý tưởng nhất trong lòng tôi và được bạn bè, đồng nghiệp mến mộ cả về tay nghề lẫn đạo đức nghề nghiệp.
Ông tâm niệm: người tài xế bản lĩnh phải luôn đặt lương tâm của mình lên chiếc vôlăng, đủ tỉnh táo để tránh xa cám dỗ rượu chè, cờ bạc, gái gú, thuốc phiện. Suốt mấy chục năm cầm vôlăng ông chưa từng gây tai nạn. Khi còn công tác tại Công ty Xe du lịch TP.HCM (nay là Công ty Xe khách Sài Gòn), ông được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Vì ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của cha, tôi càng khát khao một ngày được làm chủ tay lái.
Nhưng cha tôi nhất quyết cấm cản. Ông bảo nghề này khổ, xe lăn bánh mới có tiền, ngừng lăn bánh thì chết đói. Đó là chưa kể nghề này rất chông chênh: chân trong chân ngoài (một chân ngoài đời còn một chân vô tù lúc nào không biết). Nếu không đủ bản lĩnh và lái xe bằng lương tâm của mình thì rất khó bám trụ với nghề”. Sau khi học hết lớp 12, ông học sửa chữa ôtô ở Hóc Môn và lén cha đi học lái xe bằng tiền làm thuê của mình.
Không dám cầm vôlăng một lần nữa, ông Hoàng thất nghiệp. Vợ bỏ đi. Đứa con trai duy nhất ở lại với cha. Người đàn ông từng là tài xế lăn lộn với đủ thứ nghề: mở quán cơm, làm thợ tiện, trồng cây cảnh... cuối cùng ông chọn nghề xe ôm.
Từ đó đến nay, mỗi tháng ông Hoàng ăn chay bốn ngày để sám hối và để tâm hồn được thanh thản. Ông giải thích: “Chạy xe ôm kiếm ngày vài chục ngàn đồng nhưng tôi có nhiều thời gian ở bên con, đưa đón con đi học”.
Nhưng thật ra là để chạy trốn nỗi ám ảnh của người tài xế. Mỗi khi nhìn thấy tai nạn giao thông, người xe ôm ấy lại nghĩ đến những hình ảnh ngày trước. Ông lẳng lặng nhặt những mảnh thi thể người nát vụn rồi giữ nguyên hiện trường đợi công an đến. “Mỗi lần chứng kiến vụ tai nạn, tôi lại nhắc mình phải cẩn thận hơn, dù chỉ chạy xe gắn máy”, ông Hoàng bảo.
Ông buồn bã: “Được cầm vôlăng là niềm đam mê của tôi. Nhưng sau khi lần thứ hai xảy ra, tôi mòn mỏi với đam mê của mình. Đó là quá khứ buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại, mỗi lần kể lại là một lần tôi thấy buồn, thấy sợ...”. Với ông, những câu chuyện có cả nước mắt và nỗi đau...
Chiều định mệnh
Đó là một buổi xế chiều tháng 6-1994, trên tuyến đường từ Đà Lạt về TP.HCM. Mới 4g chiều nhưng mùa mưa nên âm u, xám xịt. Chiếc xe tải của ông Hoàng thả dốc với vận tốc 60km/giờ. Vừa đổ hết đèo Chuối, đến trạm Madagui 142 (giáp ranh Đồng Nai và Lâm Đồng), bất ngờ hai đứa bé đùa giỡn rượt nhau từ trong nhà lao ra trước mũi xe ông.
Trước mặt người tài xế luôn là những thách thức - Ảnh: N.C.T.
Trong khi mặt đường chỉ rộng hơn 7m mà lại có thêm một chiếc xe khách rất lớn đi ngược chiều. Không dám thắng gấp vì xe sẽ bị lật do đang chở 2,5 tấn trà, tôi chỉ còn cách nhịp thắng nhưng lấy đầu xe ra ngoài lề trái để né hai đứa nhỏ... nhưng không kịp”.
Cú va chạm với xe đi ngược chiều làm ông Hoàng đập mặt vào vôlăng, gãy ba chiếc răng cửa, đầu choáng váng. Sau giây phút xây xẩm mặt mày là hình ảnh khủng khiếp hiện ra trước mắt ông. Đầu xe khách đối diện bị móp méo! Ông Hoàng run rẩy và nhon nhót tim loạng choạng bước xuống xe.
“Khi bước xuống xe tôi rất hoảng loạn. Trong đầu tôi cứ vang lên suy nghĩ: cầu xin trời Phật... đừng có đứa bé nào chết! Cầu xin đừng có đứa bé nào chết!”, ông Hoàng kể. Người tài xế sững người khi thấy thân hình một đứa bé bị nghiến dưới bánh xe sau! Bé trai nhỏ hơn may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ông Hoàng bảo: “Đời tài xế thấy tai nạn giao thông hằng ngày nhưng những vụ đó không liên quan đến mình. Còn lần này... Cái cảm giác thấy một người chết dưới chính xe của mình kinh khủng lắm”.
Phải đi báo công an! Trong đầu anh lúc đó chỉ còn một ý nghĩ duy nhất như thế vì chẳng thể nghĩ gì được nữa. Người tài xế hoảng loạn chạy bộ rồi quá giang xe máy tìm đến công an gần nhất trình báo.
Sau vụ tai nạn ấy, ông Hoàng bán hẳn chiếc xe, tài sản duy nhất của mình, để lo ma chay cho đứa bé. Đó là chiếc Titan mà ông mới mua trả góp đầu năm 1994. 25 tuổi, ông Hoàng trắng tay. Ông bỏ nghề và sống trong ám ảnh suốt thời gian dài.
“Đã có lúc tôi đưa chén cơm lên miệng mà không biết mình đang ăn gì. Nửa năm trời chỉ cần thấy cảnh những đứa trẻ nô đùa, chạy nhảy ven đường là tôi thót tim. Nhiều đêm giật mình tỉnh dậy, trong đầu tôi cứ văng vẳng tiếng la hét đau đớn của đứa bé. Tôi ngồi ngoài hành lang rít thuốc, nhiều bữa tới sáng”, người tài xế năm xưa bặm môi tâm sự.
Sau hai năm thất nghiệp, ông Hoàng gặp lại một đồng nghiệp cũ. Người này đang cần một tài xế chở hàng thuê và sẵn sàng chi trả 20% hoa hồng sau mỗi chuyến hàng. Lúc đó ông Hoàng đang buồn chuyện gia đình vốn đã rạn vỡ hơn hai năm. Đứa con trai đang tuổi ăn học. Ông quyết định cầm lái. Chạy được một năm thì một lần nữa tai nạn lại xảy ra. Lần này là lỗi của ông: đi vào đường cấm.
Ngày định mệnh ấy ông Hoàng nhận chở đồ dọn nhà cho khách từ đường Lạc Long Quân về chợ Tân Hương. Bỏ hàng xong ông lại chạy qua Lũy Bán Bích rồi quẹo vào đường cầu số 3, bây giờ là đường Trịnh Đình Trọng.
Trên con đường nhỏ này có một khúc cua hình chữ L để rẽ vào một trại heo lớn cuối đường. Đang từ từ ôm cua thì bất ngờ một xe máy (trên xe có hai phụ nữ trẻ) từ trong hẻm lao ra với tốc độ rất nhanh.
“Tôi vội lắc tay lái qua trái để né làm ủi sập mái hiên một căn nhà. Nhưng cô gái hoảng quá nên thắng gấp, bánh xe quay ngược lại, đâm vào bánh sau xe tải, nằm lọt dưới gầm xe. Đó là lỗi của tôi. Mặc dù đường cấm xe tải từ 2 tấn trở lên nhưng tôi vẫn chạy vào. Thật sự hôm đó tôi chạy rất chậm, chỉ hơn 20km/giờ một chút”, ông Hoàng kể.
Cô gái ngồi trước bị bánh xe sau chèn lên gãy hai chân, thương tật vĩnh viễn 65%. Còn cô ngồi sau bị thương nặng nhưng may mắn sống sót.
Ám ảnh khôn nguôi
“Sau tai nạn lần thứ hai tôi biết duyên nợ với nghề đã chấm hết”, ông Hoàng buồn rầu nói. Ông bảo: “Từ khi còn nhỏ tôi đã rất ngưỡng mộ cha tôi. Ông là một tài xế giỏi nhất, lý tưởng nhất trong lòng tôi và được bạn bè, đồng nghiệp mến mộ cả về tay nghề lẫn đạo đức nghề nghiệp.
Ông tâm niệm: người tài xế bản lĩnh phải luôn đặt lương tâm của mình lên chiếc vôlăng, đủ tỉnh táo để tránh xa cám dỗ rượu chè, cờ bạc, gái gú, thuốc phiện. Suốt mấy chục năm cầm vôlăng ông chưa từng gây tai nạn. Khi còn công tác tại Công ty Xe du lịch TP.HCM (nay là Công ty Xe khách Sài Gòn), ông được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Vì ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của cha, tôi càng khát khao một ngày được làm chủ tay lái.
Nhưng cha tôi nhất quyết cấm cản. Ông bảo nghề này khổ, xe lăn bánh mới có tiền, ngừng lăn bánh thì chết đói. Đó là chưa kể nghề này rất chông chênh: chân trong chân ngoài (một chân ngoài đời còn một chân vô tù lúc nào không biết). Nếu không đủ bản lĩnh và lái xe bằng lương tâm của mình thì rất khó bám trụ với nghề”. Sau khi học hết lớp 12, ông học sửa chữa ôtô ở Hóc Môn và lén cha đi học lái xe bằng tiền làm thuê của mình.
Không dám cầm vôlăng một lần nữa, ông Hoàng thất nghiệp. Vợ bỏ đi. Đứa con trai duy nhất ở lại với cha. Người đàn ông từng là tài xế lăn lộn với đủ thứ nghề: mở quán cơm, làm thợ tiện, trồng cây cảnh... cuối cùng ông chọn nghề xe ôm.
Từ đó đến nay, mỗi tháng ông Hoàng ăn chay bốn ngày để sám hối và để tâm hồn được thanh thản. Ông giải thích: “Chạy xe ôm kiếm ngày vài chục ngàn đồng nhưng tôi có nhiều thời gian ở bên con, đưa đón con đi học”.
Nhưng thật ra là để chạy trốn nỗi ám ảnh của người tài xế. Mỗi khi nhìn thấy tai nạn giao thông, người xe ôm ấy lại nghĩ đến những hình ảnh ngày trước. Ông lẳng lặng nhặt những mảnh thi thể người nát vụn rồi giữ nguyên hiện trường đợi công an đến. “Mỗi lần chứng kiến vụ tai nạn, tôi lại nhắc mình phải cẩn thận hơn, dù chỉ chạy xe gắn máy”, ông Hoàng bảo.