- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tháng 5-2013, Nick Vujicic sẽ đến VN. Nhưng trước đó, sách và nhiều bài báo đã mang Nick Vujicic đến VN trước khi người thanh niên 31 tuổi không tay không chân này bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Tất cả đều nói về anh như một phép mầu: chàng trai không tay không chân trở thành một diễn giả nổi tiếng thế giới, truyền cảm hứng và động lực sống cho triệu triệu người bằng câu chuyện bình dị vượt qua những trở ngại khốn cùng của cuộc sống để đi đến thành công của mình.
Điều đã tạo nên “phép mầu Nick”, ngoài nghị lực to lớn và phi thường của con người này còn là điều kiện sống, cơ hội được học tập và sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình. Đó là những điểm tựa để Nick “bẩy” mình lên.
Nghèo đói và thiệt thòi
Tại VN, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, có 6,1 triệu người khuyết tật (7,8% dân số). Những điểm tựa dành cho người khuyết tật (NKT) VN vẫn còn hạn chế.
Nick đã sống tại hai quốc gia Úc và Mỹ. Tại Úc, có đến ba đạo luật liên bang hướng đến bảo vệ quyền của NKT, gồm: Đạo luật các dịch vụ khuyết tật năm 1986 (Disability Services Act 1986), Đạo luật phân biệt khuyết tật năm 1992 (Disability Discrimination Act 1992) và Đạo luật bảo vệ xã hội năm 1991 (Social Security Act 1991) với phần lớn quy định về trợ cấp hỗ trợ cho NKT (Disability Support Pension). Tại Mỹ, đạo luật NKT của Mỹ đã được ban hành năm 1990 (Americans With Disabilities Act of 1990) với những cam kết mạnh mẽ về mục đích đạo luật: đưa ra quy định rõ ràng, mạnh mẽ và những tiêu chuẩn bắt buộc thi hành được đảm bảo bởi chính phủ liên bang nhằm chống lại sự phân biệt dành cho NKT. Tại VN, Luật NKT vừa ban hành năm 2010.
Luật NKT VN năm 2010 là sự xác nhận toàn diện về mặt pháp lý quyền của NKT trên nhiều lĩnh vực. Song, trong thực tế những lĩnh vực quan trọng để giúp NKT hòa nhập như: y tế, giáo dục, việc làm và tiếp cận... còn nhiều rào cản.
Cả nông thôn lẫn thành thị, nghèo đói là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến NKT không tiếp cận được các dịch vụ y tế. Bác sĩ Lê Đức Tố - phó chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM kiêm trưởng ban y tế của hội, đã thực hiện gần 20.000 ca mổ miễn phí cho trẻ em khuyết tật trong hơn 20 năm hành nghề - cho biết: “Chăm sóc y tế ban đầu dành cho trẻ khuyết tật tại VN chưa được chú trọng. Nhiều ca có thể can thiệp sớm để hồi phục nhưng người ta không chú ý, đến khi được mổ bệnh đã rất nặng, điều trị cũng tốn kém hơn. Hầu hết trẻ em khuyết tật tại các vùng nông thôn thường có kinh tế khó khăn và phụ thuộc vào tài trợ của các tổ chức từ thiện”.
Đâu là đòn bẩy?
Năm 1986, Trường nuôi dạy trẻ câm điếc Hi Vọng Bình Thạnh là trường dành cho trẻ khuyết tật đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Hiện nay, nhiều quận huyện ở TP đều đã có trường dành cho trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, giáo cụ dành cho việc dạy học của giáo viên thường vẫn phải tự làm lấy. Thầy Trần Minh Tân, Trung tâm Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật TP.HCM (Q.3), hơn 10 năm nay đã tạo ra hơn trăm giáo cụ để các em vừa học vừa chơi. Ông làm bằng tấm lòng và hằng mong mỏi những giáo cụ đó được sản xuất một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Bên cạnh đó, nhận thức “NKT không cần thiết phải đi học” của nhiều bậc phụ huynh cũng hạn chế cơ hội tiếp cận học đường của NKT. 69,1% thanh thiếu niên khuyết tật không biết đọc, biết viết (tổng điều tra dân số năm 2009).
Một khảo sát của Trung tâm Khuyết tật và phát triển được tiến hành vào năm 2012 với 1.800 công trình khách sạn, trường học, khu giải trí và ngân hàng tại Q.1 và Q.3 (TP.HCM) cho thấy: chỉ có 78 công trình được thiết kế có công năng dành cho người sử dụng xe lăn. Tại VN, ngoài những bất cập về phương tiện công cộng, các sân chơi cho NKT thật sự hiếm hoi. Cuộc thi hoa hậu NKT năm 2013 vừa mới đây là một điểm sáng lẻ loi. Các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng dành cho đối tượng này cũng không nhiều, gần như không có tại các tỉnh lẻ.
VN cũng đã có những Nick như thế, như nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Tuy nhiên, mức độ thành công chưa được như Nick và để thành công, nỗ lực cá nhân của họ quá gian nan. Để có những “Nick của VN”, việc xóa bỏ các rào cản và bằng những hành động cụ thể và có trách nhiệm, thật tâm là cần thiết để NKT tại VN có đầy đủ cơ hội tiếp cận quyền và sử dụng quyền của một con người trọn vẹn, là đòn bẩy để NKT sống đúng nghĩa trong đời sống.
Tất cả đều nói về anh như một phép mầu: chàng trai không tay không chân trở thành một diễn giả nổi tiếng thế giới, truyền cảm hứng và động lực sống cho triệu triệu người bằng câu chuyện bình dị vượt qua những trở ngại khốn cùng của cuộc sống để đi đến thành công của mình.
Điều đã tạo nên “phép mầu Nick”, ngoài nghị lực to lớn và phi thường của con người này còn là điều kiện sống, cơ hội được học tập và sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình. Đó là những điểm tựa để Nick “bẩy” mình lên.
|
Nick Vujicic bên vợ và con trai - Nguồn: Facebook của Vujicic. |
Tại VN, theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, có 6,1 triệu người khuyết tật (7,8% dân số). Những điểm tựa dành cho người khuyết tật (NKT) VN vẫn còn hạn chế.
Nick đã sống tại hai quốc gia Úc và Mỹ. Tại Úc, có đến ba đạo luật liên bang hướng đến bảo vệ quyền của NKT, gồm: Đạo luật các dịch vụ khuyết tật năm 1986 (Disability Services Act 1986), Đạo luật phân biệt khuyết tật năm 1992 (Disability Discrimination Act 1992) và Đạo luật bảo vệ xã hội năm 1991 (Social Security Act 1991) với phần lớn quy định về trợ cấp hỗ trợ cho NKT (Disability Support Pension). Tại Mỹ, đạo luật NKT của Mỹ đã được ban hành năm 1990 (Americans With Disabilities Act of 1990) với những cam kết mạnh mẽ về mục đích đạo luật: đưa ra quy định rõ ràng, mạnh mẽ và những tiêu chuẩn bắt buộc thi hành được đảm bảo bởi chính phủ liên bang nhằm chống lại sự phân biệt dành cho NKT. Tại VN, Luật NKT vừa ban hành năm 2010.
Luật NKT VN năm 2010 là sự xác nhận toàn diện về mặt pháp lý quyền của NKT trên nhiều lĩnh vực. Song, trong thực tế những lĩnh vực quan trọng để giúp NKT hòa nhập như: y tế, giáo dục, việc làm và tiếp cận... còn nhiều rào cản.
Cả nông thôn lẫn thành thị, nghèo đói là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến NKT không tiếp cận được các dịch vụ y tế. Bác sĩ Lê Đức Tố - phó chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM kiêm trưởng ban y tế của hội, đã thực hiện gần 20.000 ca mổ miễn phí cho trẻ em khuyết tật trong hơn 20 năm hành nghề - cho biết: “Chăm sóc y tế ban đầu dành cho trẻ khuyết tật tại VN chưa được chú trọng. Nhiều ca có thể can thiệp sớm để hồi phục nhưng người ta không chú ý, đến khi được mổ bệnh đã rất nặng, điều trị cũng tốn kém hơn. Hầu hết trẻ em khuyết tật tại các vùng nông thôn thường có kinh tế khó khăn và phụ thuộc vào tài trợ của các tổ chức từ thiện”.
Đâu là đòn bẩy?
Năm 1986, Trường nuôi dạy trẻ câm điếc Hi Vọng Bình Thạnh là trường dành cho trẻ khuyết tật đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Hiện nay, nhiều quận huyện ở TP đều đã có trường dành cho trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, giáo cụ dành cho việc dạy học của giáo viên thường vẫn phải tự làm lấy. Thầy Trần Minh Tân, Trung tâm Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật TP.HCM (Q.3), hơn 10 năm nay đã tạo ra hơn trăm giáo cụ để các em vừa học vừa chơi. Ông làm bằng tấm lòng và hằng mong mỏi những giáo cụ đó được sản xuất một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Bên cạnh đó, nhận thức “NKT không cần thiết phải đi học” của nhiều bậc phụ huynh cũng hạn chế cơ hội tiếp cận học đường của NKT. 69,1% thanh thiếu niên khuyết tật không biết đọc, biết viết (tổng điều tra dân số năm 2009).
Một khảo sát của Trung tâm Khuyết tật và phát triển được tiến hành vào năm 2012 với 1.800 công trình khách sạn, trường học, khu giải trí và ngân hàng tại Q.1 và Q.3 (TP.HCM) cho thấy: chỉ có 78 công trình được thiết kế có công năng dành cho người sử dụng xe lăn. Tại VN, ngoài những bất cập về phương tiện công cộng, các sân chơi cho NKT thật sự hiếm hoi. Cuộc thi hoa hậu NKT năm 2013 vừa mới đây là một điểm sáng lẻ loi. Các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng dành cho đối tượng này cũng không nhiều, gần như không có tại các tỉnh lẻ.
VN cũng đã có những Nick như thế, như nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Tuy nhiên, mức độ thành công chưa được như Nick và để thành công, nỗ lực cá nhân của họ quá gian nan. Để có những “Nick của VN”, việc xóa bỏ các rào cản và bằng những hành động cụ thể và có trách nhiệm, thật tâm là cần thiết để NKT tại VN có đầy đủ cơ hội tiếp cận quyền và sử dụng quyền của một con người trọn vẹn, là đòn bẩy để NKT sống đúng nghĩa trong đời sống.
Chàng trai kỳ diệu Nick Vujicic (Nick James Vujicic) sinh năm 1982 tại Melbourne, Úc. Anh bị khiếm khuyết cả tay lẫn chân do bệnh tetra-amelia, một căn bệnh hiếm gặp. Tuy vậy, Nick đã tốt nghiệp cử nhân thương mại với chuyên môn kế hoạch tài chính và kế toán tại Đại học Griffith ở Logan, Úc. Nick còn có thể chơi golf, chơi banh, bơi lội, lướt sóng và trượt tuyết... Tất cả các hoạt động thường ngày của anh đều được làm bằng bàn chân trái nhỏ xíu. Năm 17 tuổi anh bắt đầu các bài diễn thuyết của mình về nghị lực sống. Đến nay, Nick đã đi diễn thuyết ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1.600 bài nói chuyện, cho hơn 4 triệu người nghe trực tiếp. Nick đã kết hôn cùng Kanae Miyahara, một cô gái bình thường năm 2012. Hiện họ đã có một cậu con trai khỏe mạnh. Trong tháng 5-2013, Nick sẽ đến VN để trò chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM và Hà Nội. Hai cuốn sách do Nick tự viết Cuộc sống không giới hạn và Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng đã được phát hành tại VN. |
Theo Tuoitre