- Tham gia
- 18/5/2012
- Bài viết
- 2.973
Bán bánh mì chủ đề lính cứu hỏa, áo phông với những hình thù ngộ nghĩnh, sản xuất trang phục ôm sát cơ thể thay cho đồ lót... là những ý tưởng kinh doanh đem lại hàng trăm triệu đôla.
1. Chris và Robin Sorensen - Firehouse Subs
Hai anh em Chris và Robin Sorensen xây dựng cửa hàng với mô hình lính cứu hỏa
Năm 1994, lính cứu hoả Chris và Robin Sorensen từ bỏ truyền thống sự nghiệp lâu đời của gia đình để mở cửa tiệm bán bánh mì sandwich đầu tiên trong chuỗi Firehouse Subs. Lấy chủ đề hình ảnh lính cứu hoả, hai anh em nhà Sorensen sử dụng các công cụ của lính cứu hoả để trang trí cho cửa hàng. Hiện nay, chuỗi cửa hàng bánh mì sandwich Firehouse Subs của Chris và Robin Sorensen có 514 cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Năm 2011, Firehouse Subs thu về 284,9 triệu USD trên toàn hệ thống.
2. Mary Ellen Sheets – Two Men and a Truck
Từ một chiếc xe tải, Two Men and a Truck đã có doanh thu 220 triệu USD
Đầu những năm 1980, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, bà Mary Ellen Sheets cùng hai con trai dùng chiếc xe tải sẵn có giúp các hộ gia đình trong khu phố dọn dẹp và di chuyển bàn ghế, vật dụng đến nơi ở mới. Cuối thập niên 80, nhận thấy khả năng thu được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh này, Sheets chính thức thành lập công ty dịch vụ chuyển nhà Two Men and a Truck (tạm dịch Hai người đàn ông và chiếc xe tải). Đến nay, công ty của Mary Ellen Sheets có mặt trên 34 bang tại Mỹ với 224 văn phòng nhượng quyền thương mại, thực hiện 353.761 lượt chuyển nhà và đạt doanh thu 220 triệu USD.
3. Bert và John Jacobs – Life is Good
Những hình ảnh ngộ nghĩ giúp Bert và John Jacobs thu về cả trăm triệu đôla
Năm 1994, Bert và John Jacobs thiết kế chiếc áo thun với hình nhân vật hoạt hình Jake cùng khẩu hiệu “Life is Good” (tạm dịch Cuộc đời vẫn đẹp sao). Chiếc áo thun mang hình ảnh khuôn mặt cười vui vẻ cùng câu khẩu hiệu đầy lạc quan thu hút sự chú ý của giới trẻ. Hình ảnh của Jake cùng câu khẩu hiệu “Life is good” không chỉ được in trên áo thun mà còn xuất hiện trên các vật dụng khác như khăn long, ly uống café, hoặc dây dắt chó... Công việc kinh doanh ăn nên làm ra đem về cho Bert và John Jacobs 100 triệu USD năm 2011.
4. Sara Blakely - Spanx
Tỷ phú đồ lót Sara Blakely
Không hài lòng với chiếc vớ quần bó sát cơ thể tạo cảm giác nóng nực cả ngày, Sara Blakely thử cắt bỏ phần chân của đôi vớ. Đó là bước đi đầu tiên cho ra đời những thiết kế vớ da ôm sát cơ thể nhưng không bọc phần chân. Và hai năm sau, Spanx Inc. ra đời, sản xuất hơn 200 loại trang phục ôm sát cơ thể, mà nổi trội là Mama Spanx, ôm sát cơ thể từ bụng xuống chân phụ nữ mang thai, đồ bơi, và mới đây nhất là Spanx for Men. Ngày nay, Spanx là doanh nghiệp trị giá nhiều triệu đô la với 105 nhân viên, cung cấp hàng cho 10.000 tiệm bán lẻ khắp thế giới. Đầu năm 2012, Sara Blakely được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách Tỷ phú thế giới với tài sản trị giá 1 tỷ USD.
5. Geoff, Dave và Catherine Cook – myYearbook
Mạng xã hội myYearbook được bán với giá 100 triệu đôla
Khi vừa chuyển lên trung học, Dave và Catherine có ý tưởng thực hiện quyển kỷ yếu trên mạng để có thể làm quen cùng các bạn mới trong trường. Họ tìm đến sự giúp đỡ từ người anh trai, Geoff Cook, người từng kinh doanh trong thời gian học đại học. Năm 2005, Geoff trở thành nhà đầu tư và CEO của myYearbook. Trong vòng 9 tháng, trang mạng myYearbook thu hút 1 triệu người dùng. Năm 2011, mạng xã hội Quepasa mua lại myYearbook giá 100 triệu USD và đến đầu tháng 6/2011, myYearbook đổi tên thành MeetMe. Cả ba anh em nhà Cook đều đang làm việc tại đây, Geoff vẫn đảm nhiệm cương vị Giám đốc điều hành.
6. Jennifer Telfer – Pillow Pets
Gối ngủ hình thú cưng cũng có thể đem đến doanh thu hàng trăm triệu đô
Nhìn thấy cậu con trai cưng dùng thú nhồi bông kê đầu ngủ, Jennifer Telfer nảy ra sáng kiến may gối ngủ hình thú cưng. Cùng với chồng mình, Jennifer Telfer sản xuất hàng loạt gối ngủ hình thú cưng và tung ra thị trường. Với nhiều mẫu mã đa dạng, sản phẩm rất được ưa chuộng. Năm 2010, Jennifer Telfer kiếm được doanh thu 300 triệu USD từ việc bán sản phẩm gối ngủ hình thú cưng.
7. Tom và Kate Chappell – Tom’s of Maine
Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đem lại cho Tom và Kate cả trăm triệu đôla
Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chưa qua chế biến, Tom và Kate Chappell cùng nhau thành lập Tom’s of Maine năm 1970 chuyên cung ứng thức ăn và các sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm thành công nhất của họ là kem đánh răng Tom’s of Maine. Năm 1999, Tom’s of Maine có doanh thu 40 triệu USD. Năm 2006, Colgate Palmolive mua 84% cổ phần của Tom’s of Maine trị giá 100 triệu USD. Hiện nay, Tom và Kate Chappell thực hiện liên doanh mới, Rambler’s Way Farm chuyên sản xuất hàng may mặc bằng len.
8. Jim Koch – Boston Beer Company
Phát triển công thức bia của riêng mình từ phương pháp gia truyền từ đời ông tổ, Jim Koch nấu thành công loại bia được ưa thích hiện nay Samuel Adams Boston Beer Lager. Hiện nay, hãng bia Boston là công ty sản xuất bia thủ công lớn nhất thế giới với 30 vị khác nhau. Sản phẩm của Bia Boston đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên chất lượng cao và bằng phương pháp truyền thống. Hãng bia Boston đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi nếm bia quốc tế. Năm 2011, Bia Boston thu về 513 triệu USD lợi nhuận ròng.
9. Joel Glickman – K’NEX
Joel Glickman giải thể việc kinh doanh của gia đình để làm đồ chơi bằng nhựa
Sản phẩm đồ chơi bằng nhựa K’NEX bán được hàng triệu đô la bắt đầu từ việc người sáng lập Joel Glickman, ngồi cắt và lắp ghép ống hút với nhau tại một tiệc cưới của người quen. Ở tuổi 50, Joel Glickman quyết định giải thể một phần việc kinh doanh của gia đình để bắt tay sản xuất đồ chơi bằng nhựa của riêng mình. Sản phẩm của ông được ưa chuộng và nhanh chóng sau 4 năm và đem về doanh thu 100 triệu đôla.
10. Jim McCann – 1-800-Flowers.com
Jim McCann thu hàng trăm triệu đôla nhờ ý tưởng tiếp thị độc đáo
Năm 1976, Jim McCann, nhân viên pha chế mua lại cửa hàng hoa giá 10.000 USD. Việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió cho phép Jim McCann mở thêm 13 cửa hàng nữa tại New York (Mỹ). Năm 1986, McCann nảy ra ý tưởng tiếp thị bằng cách sử dụng số điện thoại 1-800-FLOWERS. Ý tưởng này mang lại thành công vượt ngoài mong đợi. Năm 2011, công ty thu về 689,8 triệu USD.
NGUYỄN NGỌC HÀ
theo Infonet
1. Chris và Robin Sorensen - Firehouse Subs
Hai anh em Chris và Robin Sorensen xây dựng cửa hàng với mô hình lính cứu hỏa
Năm 1994, lính cứu hoả Chris và Robin Sorensen từ bỏ truyền thống sự nghiệp lâu đời của gia đình để mở cửa tiệm bán bánh mì sandwich đầu tiên trong chuỗi Firehouse Subs. Lấy chủ đề hình ảnh lính cứu hoả, hai anh em nhà Sorensen sử dụng các công cụ của lính cứu hoả để trang trí cho cửa hàng. Hiện nay, chuỗi cửa hàng bánh mì sandwich Firehouse Subs của Chris và Robin Sorensen có 514 cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Năm 2011, Firehouse Subs thu về 284,9 triệu USD trên toàn hệ thống.
2. Mary Ellen Sheets – Two Men and a Truck
Từ một chiếc xe tải, Two Men and a Truck đã có doanh thu 220 triệu USD
Đầu những năm 1980, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, bà Mary Ellen Sheets cùng hai con trai dùng chiếc xe tải sẵn có giúp các hộ gia đình trong khu phố dọn dẹp và di chuyển bàn ghế, vật dụng đến nơi ở mới. Cuối thập niên 80, nhận thấy khả năng thu được lợi nhuận cao từ việc kinh doanh này, Sheets chính thức thành lập công ty dịch vụ chuyển nhà Two Men and a Truck (tạm dịch Hai người đàn ông và chiếc xe tải). Đến nay, công ty của Mary Ellen Sheets có mặt trên 34 bang tại Mỹ với 224 văn phòng nhượng quyền thương mại, thực hiện 353.761 lượt chuyển nhà và đạt doanh thu 220 triệu USD.
3. Bert và John Jacobs – Life is Good
Những hình ảnh ngộ nghĩ giúp Bert và John Jacobs thu về cả trăm triệu đôla
Năm 1994, Bert và John Jacobs thiết kế chiếc áo thun với hình nhân vật hoạt hình Jake cùng khẩu hiệu “Life is Good” (tạm dịch Cuộc đời vẫn đẹp sao). Chiếc áo thun mang hình ảnh khuôn mặt cười vui vẻ cùng câu khẩu hiệu đầy lạc quan thu hút sự chú ý của giới trẻ. Hình ảnh của Jake cùng câu khẩu hiệu “Life is good” không chỉ được in trên áo thun mà còn xuất hiện trên các vật dụng khác như khăn long, ly uống café, hoặc dây dắt chó... Công việc kinh doanh ăn nên làm ra đem về cho Bert và John Jacobs 100 triệu USD năm 2011.
4. Sara Blakely - Spanx
Tỷ phú đồ lót Sara Blakely
Không hài lòng với chiếc vớ quần bó sát cơ thể tạo cảm giác nóng nực cả ngày, Sara Blakely thử cắt bỏ phần chân của đôi vớ. Đó là bước đi đầu tiên cho ra đời những thiết kế vớ da ôm sát cơ thể nhưng không bọc phần chân. Và hai năm sau, Spanx Inc. ra đời, sản xuất hơn 200 loại trang phục ôm sát cơ thể, mà nổi trội là Mama Spanx, ôm sát cơ thể từ bụng xuống chân phụ nữ mang thai, đồ bơi, và mới đây nhất là Spanx for Men. Ngày nay, Spanx là doanh nghiệp trị giá nhiều triệu đô la với 105 nhân viên, cung cấp hàng cho 10.000 tiệm bán lẻ khắp thế giới. Đầu năm 2012, Sara Blakely được Tạp chí Forbes xếp vào danh sách Tỷ phú thế giới với tài sản trị giá 1 tỷ USD.
5. Geoff, Dave và Catherine Cook – myYearbook
Mạng xã hội myYearbook được bán với giá 100 triệu đôla
Khi vừa chuyển lên trung học, Dave và Catherine có ý tưởng thực hiện quyển kỷ yếu trên mạng để có thể làm quen cùng các bạn mới trong trường. Họ tìm đến sự giúp đỡ từ người anh trai, Geoff Cook, người từng kinh doanh trong thời gian học đại học. Năm 2005, Geoff trở thành nhà đầu tư và CEO của myYearbook. Trong vòng 9 tháng, trang mạng myYearbook thu hút 1 triệu người dùng. Năm 2011, mạng xã hội Quepasa mua lại myYearbook giá 100 triệu USD và đến đầu tháng 6/2011, myYearbook đổi tên thành MeetMe. Cả ba anh em nhà Cook đều đang làm việc tại đây, Geoff vẫn đảm nhiệm cương vị Giám đốc điều hành.
6. Jennifer Telfer – Pillow Pets
Gối ngủ hình thú cưng cũng có thể đem đến doanh thu hàng trăm triệu đô
Nhìn thấy cậu con trai cưng dùng thú nhồi bông kê đầu ngủ, Jennifer Telfer nảy ra sáng kiến may gối ngủ hình thú cưng. Cùng với chồng mình, Jennifer Telfer sản xuất hàng loạt gối ngủ hình thú cưng và tung ra thị trường. Với nhiều mẫu mã đa dạng, sản phẩm rất được ưa chuộng. Năm 2010, Jennifer Telfer kiếm được doanh thu 300 triệu USD từ việc bán sản phẩm gối ngủ hình thú cưng.
7. Tom và Kate Chappell – Tom’s of Maine
Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đem lại cho Tom và Kate cả trăm triệu đôla
Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chưa qua chế biến, Tom và Kate Chappell cùng nhau thành lập Tom’s of Maine năm 1970 chuyên cung ứng thức ăn và các sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm thành công nhất của họ là kem đánh răng Tom’s of Maine. Năm 1999, Tom’s of Maine có doanh thu 40 triệu USD. Năm 2006, Colgate Palmolive mua 84% cổ phần của Tom’s of Maine trị giá 100 triệu USD. Hiện nay, Tom và Kate Chappell thực hiện liên doanh mới, Rambler’s Way Farm chuyên sản xuất hàng may mặc bằng len.
8. Jim Koch – Boston Beer Company
Phát triển công thức bia của riêng mình từ phương pháp gia truyền từ đời ông tổ, Jim Koch nấu thành công loại bia được ưa thích hiện nay Samuel Adams Boston Beer Lager. Hiện nay, hãng bia Boston là công ty sản xuất bia thủ công lớn nhất thế giới với 30 vị khác nhau. Sản phẩm của Bia Boston đều được làm từ nguyên liệu tự nhiên chất lượng cao và bằng phương pháp truyền thống. Hãng bia Boston đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi nếm bia quốc tế. Năm 2011, Bia Boston thu về 513 triệu USD lợi nhuận ròng.
9. Joel Glickman – K’NEX
Joel Glickman giải thể việc kinh doanh của gia đình để làm đồ chơi bằng nhựa
Sản phẩm đồ chơi bằng nhựa K’NEX bán được hàng triệu đô la bắt đầu từ việc người sáng lập Joel Glickman, ngồi cắt và lắp ghép ống hút với nhau tại một tiệc cưới của người quen. Ở tuổi 50, Joel Glickman quyết định giải thể một phần việc kinh doanh của gia đình để bắt tay sản xuất đồ chơi bằng nhựa của riêng mình. Sản phẩm của ông được ưa chuộng và nhanh chóng sau 4 năm và đem về doanh thu 100 triệu đôla.
10. Jim McCann – 1-800-Flowers.com
Jim McCann thu hàng trăm triệu đôla nhờ ý tưởng tiếp thị độc đáo
Năm 1976, Jim McCann, nhân viên pha chế mua lại cửa hàng hoa giá 10.000 USD. Việc kinh doanh thuận buồm xuôi gió cho phép Jim McCann mở thêm 13 cửa hàng nữa tại New York (Mỹ). Năm 1986, McCann nảy ra ý tưởng tiếp thị bằng cách sử dụng số điện thoại 1-800-FLOWERS. Ý tưởng này mang lại thành công vượt ngoài mong đợi. Năm 2011, công ty thu về 689,8 triệu USD.
NGUYỄN NGỌC HÀ
theo Infonet