Những vấn đề thường hay gặp trên đường đua xe đạp

xedapthegioi

Thành viên
Tham gia
8/12/2016
Bài viết
13
Việc tham gia các chặng đua xe đường dài khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng và đòi hỏi sức bền cao. Dù có chuẩn bị tốt tới đâu đi chăng nữa việc gặp một số vấn đề ngoài ý muốn luôn có thể xảy ra với bất kì ai, bất kì cua rơ nào đặc biệt với các vận động viên đua xe đạp địa hình.

829559.jpg

Dưới đây là 8 vấn đề thường hay gặp phải nhất của những ai mê môn thể thao 2 bánh này

1. Chuột rút (muscle cramps)

Ðây là trục trặc về thể lực. Ðang hì hục đạp xe mà bị “chuột rút” thì khả năng thể lực của bạn bị tê liệt hoàn toàn. Nếu không phản ứng kịp có thể ngã lăn ra đường, gây nguy hiểm đến sự an nguy của chính mình và mọi người.live-1
Với kinh nghiệm từ chuyến đi, chúng tôi nhận thấy “chuột rút” thường xảy ra ở những chặng đầu. Lúc khởi đầu, các thành viên thường chưa chuẩn bị thể lực một cách chu đáo: quá vội vã khởi hành khi cơ thể chưa thích nghi với khí hậu ở Việt Nam, nhát uống nước dọc đường, không tiếp đủ những chất bổ quan trọng như sodium, magnesium, calsium và potasium, gắng quá sức khiến bắp thịt ở chân bị rã rượi. Ngoài ra, “chuột rút” vẫn có thể xảy ra ở những chặng nhiều đồi, đèo hay có khí hậu quá nóng.

2. Say Nắng (heat exhausion)

Oh…What’s a beautiful day! Ngày đẹp trời là một ngày quang đãng, không một áng mây, trời xanh sâu thẳm, tầm nhìn vô tận…Vâng! Một ngày đẹp trời ở Việt nam thì nhiệt độ có thể đột phá lên trên 37 độ C. Với nhiệt độ này, mọi sinh linh phải núp bóng từ bi của những hàng cây, mái hiên, phòng lạnh. Ðừng tưởng người Việt nam lịch sự nhường lại con đường chan hòa nắng trưa cho bạn mà mừng! Họ biết rằng nếu dầm nắng một cách cẩu thả vào những ngày có khí hậu quá nóng thì có thể bị “say nắng”. Nên nhớ, nhiệt độ trung bình trong cơ thể con người là 37 độ C (98.6 độ F). Cơ thể con người duy trì nhiệt độ này bằng cách giải nhiệt qua hệ thống hô hấp, các tuyến mồ hôi.
Nếu dầm trong nắng nóng một cách cẩu thả thì mọi bộ phận trong cơ thể bị nóng theo. Lỡ xui, cơ thể không kịp hoặc không còn khả năng xả nhiệt ra ngoài, bạn sẽ bị “say nắng”. ”Say nắng” quá nặng và không biết cách điều trị, có thể gây đến tử vong. Vì hiểu rõ hậu quả khi bị “say nắng” nên chống “say nắng” bằng cách nghỉ giải lao thường xuyên để giữ và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ trung bình, uống nhiều nước để tránh vấn đề “overheat” các bộ phận trong người, ăn trái cây có chứa nhiều vitamin và thanh nhiệt như dưa hấu, cam, khóm, thanh long. Ngoài ra, khởi hành sớm để tránh việc đi quá lâu trong giờ cao điểm của sức nóng mặt trời ở những chặng đường quá dài, nhiều đồi cũng là điều cần nên biết.

3. Ðuối sức (the bonk):

Hết xăng, máy tắt…thế thôi! không phải là giải tranh tài giải đua xe đạp nên chúng ta không cần phải xả hết tốc độ, tống hết sức để đến đích trong một thời gian ngắn. Vì chúng ta chỉ đi nhẹ nhàng, thoải mái, rỉ rả để thưởng lãm mọi cảnh đẹp trên đường nên có lúc chúng ta quên đổ thêm “xăng”, ăn thêm cơm, nạp thêm chất bổ. Nếu không biết cách duy trì và nạp thêm năng lượng, có lúc cơ thể bạn không còn một giọt nhiên liệu để giúp cặp giò bạn hoạt động. Ðuối sức! Ðây là vấn đề bạn phải lưu tâm. Không phải chỉ gặm bánh mì, nốc nước vào cho phìng bụng là có đủ xăng để đạp xe hay chỉ ăn cơm với muối mè là có khả năng chinh phục những ngọn đèo Hải Vân, Ngoạn Mục, hay Ð’ran. Ở những chặng đường dài, nhiều đồi bạn nên ăn rỉ rả để giúp cơ thể bồi lại những năng lượng đã mất. Ðể tránh đuối sức bất ngờ, chúng tôi luôn mang trong bị hành trang những thức ăn nhanh như “power bar, power shot” và bột pha nước tăng lực, đây là những thức ăn, nước uống nhanh và đầy ắp năng lượng. Quân bình, mỗi ngày, một người ăn từ 2 đến 3 thẻ power bar và nốc vào một bình nước “hydration drink” (30 fl oz). Ðể giúp cơ thể có thêm chất vitamin và các khoáng chất quan trọng, chúng tôi luôn mang theo một lọ vitamin để dùng kèm với cơm trưa hoặc tối. Tránh những sinh hoạt có thể rút đi sinh khí như là nhậu “quắc cần câu”, thức thâu đêm để…tán gẫu, “ca ra ô kê” (karaoke), hay tâm sự loài chim tha phương. Vướng vào những tật này thì bạn nên đi Xuyên Việt bằng xe ôtô…để khỏi bị “bonk”.

4. Ê Mông:

Ngồi lâu ê mông không làm bạn trục trặc thể lực đầu tiên của người đi “touring” đường dài là “chuột rút” và ê-mông.
Ê-mông thì lại là một vấn đề khác. Ệ-mông không làm cho bạn phải dừng xe để trị liệu, nhưng cái đau âm ỉ đó cứ kéo dài từ ngày này qua ngày nọ và làm bạn mất đi nhiều hứng thú của việc đi “touring”. XV đăng một vài kinh nghiệm bản thân để giúp các bác đi tour giảm “đau đít” (Ê-mông). Nhớ là, chẳng mông nào giống mông nào vì thế phương pháp trị ê-mông của người này khó có thể áp dụng cho người khác. Bạn phải tự sờ mông và tự chọn giải pháp nào để giải phóng sự ê-mông của bạn.

1. Ê-mông đầu tiên là kiểu Ê-mông tự nhiên: Cái này thì ai cũng biết vì nếu bạn tự dưng tăng cường độ đạp xe, và bạn là dân chơi xe đạp dang dã chiến (amateur) thì sẽ bị ê-mông. Khi tăng cường độ đạp xe một cách đột ngột thì mông đít “công tử” của bạn chưa thích nghi với việc “đập nhừ” trên yên xe vì thế bạn sẽ bị ê-mông sau vài trăm km đạp. Cái đau âm ỉ này có thể kéo dài từ vài trăm km đến cả ngàn km. Khi mông bạn bị chai như đít khỉ (đập nhừ) thì sẽ hết đau. Lúc ấy ban tha hồ mà đi ngao du sơn thủy khắp thế giới.

2. Chỉnh lại ghế: Chỉnh lại yên xe của bạn có khi giảm ê-mông. Hãy thử nâng lên, hạ xuống, ngỏng lên, ngỏng xuống, đẩy phía trước, lùi phía sau. Bạn sẽ ngạc nhiên khi chỉnh sơ sơ cái yên xe lại giúp bạn bớt đau mông.

3. Đổi yên: Cái này cũng rất quan trọng nhưng đòi hỏi mông của bạn có thời gian thích ứng. Có nhiều loại yên xe được tung bán trên thị trường nhưng không phải là loại nào cũng hạp với trò chơi của bạn cả. Có loại yên nhỏ, nhẹ, cứng ngắt, còn có loại yên rộng, mền, có loại bè ra như ghe tam bảng, còn có loại bị khoét ở giửa yên như là để cất giấu cây cà-non. Dân chơi xe đạp đua (cua rơ) thường sử dụng yên nhỏ và cứng ngắt như thanh sắt, vì mục đích của loại này là cho dân chơi xe đạp chạy với vận tốc xẻ gió. Nếu bạn là dân đi tour đường dài và không cần phải chạy bán sống, bán chết thì nên sử dụng loại yên mềm và đủ rộng để chịu cái xương chậu của bạn.

4. Quần: Mặc quần tà-lỏn hoặc quần tây mà ngồi cả ngày trên yên xe thì không chóng thì chày mông bạn sẽ bị ê và còn bị phồng nữa. Bạn nên sắm quần dùng cho dân chơi xe đạp vì loại quần này có đệm thêm những túi mềm giúp cặp mông của bạn chiến đấu với cái yên. Hơn nửa loại quần này bó sát vào mông và hông sẽ không gây sự ma sát quá nhiều để làm phồng cặp mông của bạn.

5. Nhất đít: Cái rơ này cũng rất lợi hại đế giảm bớt việc ê-mông. Nghỉ xem, nếu ngồi trên yên xe từ giờ này qua giờ nọ thì sức nặng của bạn sẽ làm giảm lượng máu đưa vào mông. Ngồi trên yên xe đạp lâu sẽ bị ê-mông là chuyện bình thường. Lâu lâu bạn nhỏm mông lên hoăc đứng đạp để giúp máu lưu thông chuyển Oxy và chất bổ đến đến hai cặp mông sẽ giúp bạn bớt ê-mông.

5. Xì lốp, bể vỏ:
Xì lốp, bể vỏ xảy ra khi bạn cán phải những vật nhọn có thể đâm thủng lốp, căm của bánh xe bạn quá dài để xỉa vào ruột xe, hay là bạn cán phải những chướng ngại vật làm dập ruột, bể vỏ. Ðây là những trục trặc kỹ thuật tương đối dễ chữa; tuy nhiên bạn phải biết cách thay vỏ và hiểu rõ cách tháo, lắp lại bánh xe của bạn. Nếu bánh xe bạn thuộc dạng dễ tháo (quick release), bạn không cần mang theo dụng cụ tháo bánh xe như mỏ lết, hay kềm. Ðể sẵn trong bị hành trang một vỏ xe loại cuộn tròn (folderable tire), vài ruột xe (inner tubes), dụng cụ nạy vỏ, và một ống bơm tay. Nên dò xem nguyên nhân gây thủng ruột, bể vỏ để tránh bị thủng ruột trở lại.

6. Gãy căm, cong vành:

Khi một cây căm bị gãy thì hậu quả kế là cong vành. Vành xe sẽ va vào thắng tao lực ma sát làm cho người đạp khó tiếp tục. Người đạp phải nới rộng thắng để tránh va chạm. Dù sao, bạn c ũng phải thay cây căm bị gãy và chỉnh lại vành cho đều để tiếp tục cuộc hành trình dài. Nếu không chỉnh đúng quy tắc chỉnh vành-căm quá căng hay quá chùng-bạn sẽ gặp rắc rối khủng khiếp trên đường. Rút từ kinh nghiệm du lịch tự tải, chúng tôi phải sử dụng bánh xe sau có từ 36 cây căm trở lên để tránh vấn đề gãy căm, cong vành. Việc nâng cấp bánh xe sau, rất dễ hiểu, vì ngoài việc chịu sức nặng của người đạp và hành lý, bánh xe sau còn chịu lực xoay của trục xe.

7. Mòn thắng:

Sử dụng thắng để kiểm soát tốc độ là một việc thường tình. Hãy kiểm soát thắng thường xuyên để tránh việc bố thắng đã mòn tới “tủy” mà cứ tưởng là còn nguyên xi. Bạn nghĩ xem, đang đổ đèo Hải Vân mà bóp thắng không ăn, bạn chỉ còn cách nhảy ra khỏi xe mà lao vao bụi cỏ cạnh đường để cứu nạn. Ði trong mưa hay chạy qua các công trình đang thi công thì sình lầy, bụi bặm, đất cát sẽ dínhh vào vành xe, mỗi lần bóp thắng, chúng có tác dụng như là tờ giấy nhám, sẽ làm mòn bố thắng rất mau.

8. Lạc đường, quên lối về…:


Người đang yêu thì lại thích đi lạc đường quên lối về nhà, còn chúng ta là những lữ hành trên chiếc xe đạp, đừng nên đi lạc hay quên lối về khách sạn. Nếu chỉ bon bon trên Quốc lộ 1 thì chẳng có ai đi lạc, nhưng có những hành trình không đơn giản là một con đường thẳng, chúng ta phải vào thành phố, chuyển lộ trình, để đến được nơi mình muốn đến. Tìm một thành viên đi lạc giữa một rừng người trong một thành phố chi chít đường xá, ngỏ ngách là một việc hết sức tốn công và tốn thời gian. Ðể tránh lầm đường lạc lối, các bạn nên kiểm lại địa chỉ, điện thoại, và các thông tin khách sạn nơi bạn muốn dừng-nếu có bị lạc bạn còn biết cách hỏi đường đến nơi nghỉ đêm.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom