- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Kỳ thi được đánh giá là an toàn nghiêm túc nhưng còn nhiều câu hỏi “hậu” thi tốt nghiệp vẫn đang chờ đáp án49 thí sinh vi phạm quy chế thi
Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố kết thúc công tác coi thi và thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2013.
Theo đánh giá sơ bộ của lãnh đạo Bộ thì kỳ thi tốt nghiệp năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, năm nay toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi, gồm 2.296 HĐCT với tổng số 40.361 phòng thi, huy động 142.361 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi.
Tổng số thí sinh (TS) đăng ký dự thi là 946.064 (trong đó có 854.355 TS GD THPT và 91709 TS GDTX). Số TS đến dự thi ngày cuối là 942.549, đạt 99,63%. Trong đó, TS phổ thông là 852007, đạt 99,73%; GDTX đạt 98,72%.
Theo Bộ GD-ĐT, kết thúc kỳ thi, số TS vi phạm quy chế dự thi bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi là 49 (do mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi); 1 trường hợp nhờ người đi thi hộ.
Số cán bộ bị đình chỉ công tác phục vụ thi là 2 người, do mang điện thoại di động vào khu vực thi.
Cũng theo ông Khôi, trong ba ngày thi vẫn còn hiện tượng một số cán bộ coi thi chưa kiên quyết và kịp thời nhắc thở TS thực hiện quy định, còn để xảy ra trường hợp TS trao đổi bài trong phòng thi hoặc vứt bỏ tài liệu sau buổi thi ở sân trường, cổng trường ảnh hưởng xấu đến vệ sinh, mỹ quan môi trường giáo dục.
Đề thi các môn được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển đến các HĐCT. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình, thời gian làm bài; kiểm tra được kiến thức cơ bản và năng lực vận dụng kiến thức; có khả năng phân hóa được trình độ TS.
Riêng đề thi ngữ văn được đánh giá là có tính thời sự và nhân văn cao, góp phần xây dựng nhân cách cho TS; đề thi môn địa lý khơi gợi sự hiểu biết và ý thức chủ quyền dân tộc, không chỉ có tác dục giáo dục đối với các TS mà còn có ảnh hưởng tốt trong xã hội.
Tuy nhiên, tại buổi họp báo nhiều vấn đề phóng viên các báo đưa ra đã khiến dư luận phải suy nghĩ
Những vấn đề “hậu” thi tốt nghiệp
Theo phản ánh của báo chí, nhiều hội đồng thi vẫn còn tình trạng phao thi rải trong khu vực thi và ngoài khu vực thi. Tuy nhiên, trả lời vấn đề này, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng sau khi nhận được thông tin, Bộ đã yêu cầu các địa phương kiểm tra. Các Sở cho biết buổi trưa các em nghỉ lại và mang theo các đồ dùng tư trang và trong đó có mang các tài liệu môn trước để kiểm tra, đối chiếu xem mình làm như thế nào và đã để lại tại liệu tại phòng thi, ngăn bàn. Chính vì vậy Bộ đã có công văn yêu cầu các Sở chấn chỉnh việc này.
Thứ nữa, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ cho phép thí sinh được phép mang thiết bị thu âm, ghi hình vào phòng thi. Có phóng viên đặt câu hỏi liệu có phải Bộ đặt trách nhiệm chống tiêu cực lên vai người học?
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng. Việc ghi âm, ghi hình có tác dụng ngăn chặn là chính chứ không phải tác dụng phát hiện. Hiện tại Bộ GD-ĐT chưa phát hiện hay tiếp nhận các phản ánh sai phạm nghiệm trọng như ở Đồi Ngô.
Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định ai cũng có quyền giám sát cơ quan, cán bộ nhà nước, những người đại diện cho công quyền khi thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, trách nhiệm buộc có phải giám sát hay không là vấn đề hoàn toàn khác. Học sinh không buộc phải làm nhiệm vụ giám sát, việc của các em vào phòng thi là làm bài, nếu có điều kiện thì các em giám sát. Đối với giám thị nếu lơ là và nghiệm vụ kém thì quy định này cũng là điều cần thiết để họ có trách nhiệm hơn.
Liên quan đến đề thi môn Văn năm nay, được dư luận đánh giá là hay và có ý nghĩa nhân văn. Thứ trưởng Hiển cũng cho biết, đề thi mở thì đáp án cũng không thể đóng.
Một lần nữa thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định ra đề mở thì có nhiều cách chấm khác nhau, quan trọng là lập luận chặt chẽ để đạt điểm cao, còn chuẩn mực đạo đức khác nhau, không áp đặt cho lớp trẻ. Ra đề mở theo hướng càng những năm về sau, ra đề càng hay hơn các năm trước, do giáo viên có kinh nghiệm hơn.
Kỳ thi tốt nghiệp năm nay được đánh giá là an toàn nghiêm túc. Tuy nhiên nó có thực sự “sạch” như đánh giá của Bộ GD-ĐT hay không thì phải cần có thời gian mới có câu trả lời chính xác.
Theo toquoc.gov.vn
Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo công bố kết thúc công tác coi thi và thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2013.
Theo đánh giá sơ bộ của lãnh đạo Bộ thì kỳ thi tốt nghiệp năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, năm nay toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi, gồm 2.296 HĐCT với tổng số 40.361 phòng thi, huy động 142.361 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi.
Tổng số thí sinh (TS) đăng ký dự thi là 946.064 (trong đó có 854.355 TS GD THPT và 91709 TS GDTX). Số TS đến dự thi ngày cuối là 942.549, đạt 99,63%. Trong đó, TS phổ thông là 852007, đạt 99,73%; GDTX đạt 98,72%.
Theo Bộ GD-ĐT, kết thúc kỳ thi, số TS vi phạm quy chế dự thi bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi là 49 (do mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi); 1 trường hợp nhờ người đi thi hộ.
Số cán bộ bị đình chỉ công tác phục vụ thi là 2 người, do mang điện thoại di động vào khu vực thi.
Cũng theo ông Khôi, trong ba ngày thi vẫn còn hiện tượng một số cán bộ coi thi chưa kiên quyết và kịp thời nhắc thở TS thực hiện quy định, còn để xảy ra trường hợp TS trao đổi bài trong phòng thi hoặc vứt bỏ tài liệu sau buổi thi ở sân trường, cổng trường ảnh hưởng xấu đến vệ sinh, mỹ quan môi trường giáo dục.
Đề thi các môn được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển đến các HĐCT. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình, thời gian làm bài; kiểm tra được kiến thức cơ bản và năng lực vận dụng kiến thức; có khả năng phân hóa được trình độ TS.
Riêng đề thi ngữ văn được đánh giá là có tính thời sự và nhân văn cao, góp phần xây dựng nhân cách cho TS; đề thi môn địa lý khơi gợi sự hiểu biết và ý thức chủ quyền dân tộc, không chỉ có tác dục giáo dục đối với các TS mà còn có ảnh hưởng tốt trong xã hội.
Tuy nhiên, tại buổi họp báo nhiều vấn đề phóng viên các báo đưa ra đã khiến dư luận phải suy nghĩ
Những vấn đề “hậu” thi tốt nghiệp
Theo phản ánh của báo chí, nhiều hội đồng thi vẫn còn tình trạng phao thi rải trong khu vực thi và ngoài khu vực thi. Tuy nhiên, trả lời vấn đề này, ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng sau khi nhận được thông tin, Bộ đã yêu cầu các địa phương kiểm tra. Các Sở cho biết buổi trưa các em nghỉ lại và mang theo các đồ dùng tư trang và trong đó có mang các tài liệu môn trước để kiểm tra, đối chiếu xem mình làm như thế nào và đã để lại tại liệu tại phòng thi, ngăn bàn. Chính vì vậy Bộ đã có công văn yêu cầu các Sở chấn chỉnh việc này.
Thứ nữa, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ cho phép thí sinh được phép mang thiết bị thu âm, ghi hình vào phòng thi. Có phóng viên đặt câu hỏi liệu có phải Bộ đặt trách nhiệm chống tiêu cực lên vai người học?
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng. Việc ghi âm, ghi hình có tác dụng ngăn chặn là chính chứ không phải tác dụng phát hiện. Hiện tại Bộ GD-ĐT chưa phát hiện hay tiếp nhận các phản ánh sai phạm nghiệm trọng như ở Đồi Ngô.
Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định ai cũng có quyền giám sát cơ quan, cán bộ nhà nước, những người đại diện cho công quyền khi thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, trách nhiệm buộc có phải giám sát hay không là vấn đề hoàn toàn khác. Học sinh không buộc phải làm nhiệm vụ giám sát, việc của các em vào phòng thi là làm bài, nếu có điều kiện thì các em giám sát. Đối với giám thị nếu lơ là và nghiệm vụ kém thì quy định này cũng là điều cần thiết để họ có trách nhiệm hơn.
Liên quan đến đề thi môn Văn năm nay, được dư luận đánh giá là hay và có ý nghĩa nhân văn. Thứ trưởng Hiển cũng cho biết, đề thi mở thì đáp án cũng không thể đóng.
Một lần nữa thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định ra đề mở thì có nhiều cách chấm khác nhau, quan trọng là lập luận chặt chẽ để đạt điểm cao, còn chuẩn mực đạo đức khác nhau, không áp đặt cho lớp trẻ. Ra đề mở theo hướng càng những năm về sau, ra đề càng hay hơn các năm trước, do giáo viên có kinh nghiệm hơn.
Kỳ thi tốt nghiệp năm nay được đánh giá là an toàn nghiêm túc. Tuy nhiên nó có thực sự “sạch” như đánh giá của Bộ GD-ĐT hay không thì phải cần có thời gian mới có câu trả lời chính xác.
Theo toquoc.gov.vn