- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tống cựu nghênh tân, xông nhà, chúc tết, tặng quà…là những phong tục đẹp mà người Việt vẫn thường nhắc nhở nhau mỗi dịp Tết đến xuân về.
Tống cựu nghênh tân
Đây là tục lệ mở đầu cho chuỗi tập tục không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Tống cựu nghênh tân tức là tiễn đưa những thứ cũ và đón chào nhiều điều mới mẻ. Hiểu đơn giản đó là công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, loại bỏ những món đồ cũ kỹ, vô dụng và mua sắm thêm một số đồ mới cho căn nhà được trang hoàng hơn.
Những ngày cuối năm, làng xã sẽ cùng dọn dẹp nhà thờ tổ, đình chùa, đường sá sạch sẽ quang đảng…để cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn. Tống cựu nghênh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt. Năm hết tết đến, họ thường tránh xung đột với nhau, mọi điều xưa cũ, xích mích, điều nặng tiếng nhẹ…đều được bỏ qua hết. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những điều tốt lành, vạn sự như ý.
Đi chợ Tết mua hoa cảnh
Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh.
Nhiều gia đình lại thích trồng cây quất vào ngày Tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn suốt cả năm.
Thăm mộ tổ tiên
Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.
Xông đất
Xông đất được xem là một trong những tục lệ quan trọng nhất trong ngày đầu năm mới. Theo quan niệm của người Việt, người đầu tiên bước chân vào nhà sẽ có ảnh hưởng đến vận may, công việc làm ăn của gia chủ trong cả năm đó. Do vậy, chủ nhà sẽ chủ động chọn một người để “chọn mặt gửi vàng”, đến gõ cửa vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết.
Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và hợp với con giáp của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Với mong muốn mang lại may mắn cho gia chủ, người đi xông đất sẽ mặc quần áo mới, nói nhiều lời hay ý đẹp và mang theo một món quà nhỏ.
Quà ở đây không câu nệ về mặt giá trị, quà có thể là một chai rượu Tết, một gói trà thơm, cặp chiếc bánh chưng hay hộp bánh mứt-ô mai. Chủ nhà sẽ hoan hỉ đón nhận và tặng khách những lời chúc tốt đẹp nhất, sau đó họ cùng nhau nâng ly rượu khai xuân và mời nhau bánh kẹo, hạt dưa, miếng mứt ngọt ngào…
Đi lễ chùa
Các tăng ni, phật tử và phần lớn người dân thường đi lễ chùa cầu may vào dịp tết, đầu năm mới. Cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn.
Tặng quà
Người Việt xem tặng quà Tết như một phép ứng xử trong đạo lý làm người. Với mong muốn thể hiện tình cảm trong dịp quan trọng, con cháu thường chuẩn bị quà biếu Tết ông bà, cha mẹ, học trò tặng quà cho thầy cô giáo, bạn bè – hàng xóm tặng quà cho nhau…Quà Tết thường được cân nhắc rất kỹ càng, bởi đó không chỉ là quà mà còn chuyên chở thông điệp về sự an khang thịnh vượng và tâm tình người tặng muốn gửi trao.
Bên cạnh những món quà Tây mới mẻ, sang trọng, người Việt vẫn có xu hướng thích những giỏ quà truyền thống, chứa chan ý nghĩa. Đó có thể là cặp bánh chưng, bánh tét, những hộp bánh mứt – ô mai, hộp trà xanh…cùng với cành đào, cành mai, chậu quất.
Biếu Tết, tặng quà là một phong tục tốt đẹp, tuy nhiên cần tránh chọn những món quà quá đắt tiền, phô trương hay lợi dụng tục lệ này để phục vụ cho những mục đích không chính đáng.
Chúc tết
Người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng.
Từ bao đời nay, chúc Tết không chỉ được coi là tục lệ trong ngày đầu năm mà còn trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Tục ngữ có câu “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng bởi người Việt thường đến chúc Tết ông bà, cha mẹ, cô thầy đầu tiên để bày tỏ tấm lòng hiếu kính.
Bậc bề trên cũng sẽ mừng tuổi con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ gửi gắm vận may, phước lộc trong năm mới. Trong ba ngày Tết, người ta cũng rủ nhau đến thăm nhà hàng xóm, người thân, bạn bè…lời chào xã giao lúc này sẽ được thay bằng những nụ cười rạng rỡ, cái bắt tay thân thiết và lời chúc an khang thịnh vượng.
Dù nghèo khó hay sang giàu, gia đình nào cũng phải chuẩn bị một hộp bánh mứt – ô mai, ấm trà nóng, đĩa hạt bí hạt dưa…. Người Việt cho rằng, khay bánh kẹo, ô mai đặt trên bàn tiếp khách là biểu tượng của sự may mắn, sum vầy. Chủ nhà mời khách chén trà thơm thảo, quả ô mai đậm đà cũng là một cách chia sẻ yêu thương, cầu may cho người được nhận, thể hiện văn hóa trọng nghĩa, trọng tình của người Việt.
Khi đi chúc Tết đầu năm cần phải lưu ý một số điều: kiêng chúc tết người đang ngủ, kiêng đi chúc Tết khi đang có tang hay để quên khăn tay lại nhà gia chủ.
Tổng hợp
Nguồn: Báo Mới - Phụ nữ
Tống cựu nghênh tân
Đây là tục lệ mở đầu cho chuỗi tập tục không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Tống cựu nghênh tân tức là tiễn đưa những thứ cũ và đón chào nhiều điều mới mẻ. Hiểu đơn giản đó là công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, loại bỏ những món đồ cũ kỹ, vô dụng và mua sắm thêm một số đồ mới cho căn nhà được trang hoàng hơn.
Những ngày cuối năm, làng xã sẽ cùng dọn dẹp nhà thờ tổ, đình chùa, đường sá sạch sẽ quang đảng…để cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn. Tống cựu nghênh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt. Năm hết tết đến, họ thường tránh xung đột với nhau, mọi điều xưa cũ, xích mích, điều nặng tiếng nhẹ…đều được bỏ qua hết. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những điều tốt lành, vạn sự như ý.
Đi chợ Tết mua hoa cảnh
Đầu tiên, tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh. Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Với quan niệm rằng sau đêm giao thừa nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Tập tục không thể thiếu mỗi khi xuân về là đi chợ Tết mua hoa cảnh.
Nhiều gia đình lại thích trồng cây quất vào ngày Tết để có đủ tứ quý trong nhà. Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn suốt cả năm.
Thăm mộ tổ tiên
Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.
Xông đất
Xông đất được xem là một trong những tục lệ quan trọng nhất trong ngày đầu năm mới. Theo quan niệm của người Việt, người đầu tiên bước chân vào nhà sẽ có ảnh hưởng đến vận may, công việc làm ăn của gia chủ trong cả năm đó. Do vậy, chủ nhà sẽ chủ động chọn một người để “chọn mặt gửi vàng”, đến gõ cửa vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết.
Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và hợp với con giáp của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Với mong muốn mang lại may mắn cho gia chủ, người đi xông đất sẽ mặc quần áo mới, nói nhiều lời hay ý đẹp và mang theo một món quà nhỏ.
Quà ở đây không câu nệ về mặt giá trị, quà có thể là một chai rượu Tết, một gói trà thơm, cặp chiếc bánh chưng hay hộp bánh mứt-ô mai. Chủ nhà sẽ hoan hỉ đón nhận và tặng khách những lời chúc tốt đẹp nhất, sau đó họ cùng nhau nâng ly rượu khai xuân và mời nhau bánh kẹo, hạt dưa, miếng mứt ngọt ngào…
Đi lễ chùa
Tặng quà
Người Việt xem tặng quà Tết như một phép ứng xử trong đạo lý làm người. Với mong muốn thể hiện tình cảm trong dịp quan trọng, con cháu thường chuẩn bị quà biếu Tết ông bà, cha mẹ, học trò tặng quà cho thầy cô giáo, bạn bè – hàng xóm tặng quà cho nhau…Quà Tết thường được cân nhắc rất kỹ càng, bởi đó không chỉ là quà mà còn chuyên chở thông điệp về sự an khang thịnh vượng và tâm tình người tặng muốn gửi trao.
Bên cạnh những món quà Tây mới mẻ, sang trọng, người Việt vẫn có xu hướng thích những giỏ quà truyền thống, chứa chan ý nghĩa. Đó có thể là cặp bánh chưng, bánh tét, những hộp bánh mứt – ô mai, hộp trà xanh…cùng với cành đào, cành mai, chậu quất.
Biếu Tết, tặng quà là một phong tục tốt đẹp, tuy nhiên cần tránh chọn những món quà quá đắt tiền, phô trương hay lợi dụng tục lệ này để phục vụ cho những mục đích không chính đáng.
Chúc tết
Người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng.
Bậc bề trên cũng sẽ mừng tuổi con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ gửi gắm vận may, phước lộc trong năm mới. Trong ba ngày Tết, người ta cũng rủ nhau đến thăm nhà hàng xóm, người thân, bạn bè…lời chào xã giao lúc này sẽ được thay bằng những nụ cười rạng rỡ, cái bắt tay thân thiết và lời chúc an khang thịnh vượng.
Dù nghèo khó hay sang giàu, gia đình nào cũng phải chuẩn bị một hộp bánh mứt – ô mai, ấm trà nóng, đĩa hạt bí hạt dưa…. Người Việt cho rằng, khay bánh kẹo, ô mai đặt trên bàn tiếp khách là biểu tượng của sự may mắn, sum vầy. Chủ nhà mời khách chén trà thơm thảo, quả ô mai đậm đà cũng là một cách chia sẻ yêu thương, cầu may cho người được nhận, thể hiện văn hóa trọng nghĩa, trọng tình của người Việt.
Khi đi chúc Tết đầu năm cần phải lưu ý một số điều: kiêng chúc tết người đang ngủ, kiêng đi chúc Tết khi đang có tang hay để quên khăn tay lại nhà gia chủ.
Tổng hợp
Nguồn: Báo Mới - Phụ nữ