Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Lời giới thiệu
Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay là một tập hợp nhữngcâu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, mộtchuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộcđủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề. Nhìnchung, đông đảo độc giả đều muốn biết các nhà tư tưởng trong quákhứ suy nghĩ và lý giải thế nào về những vấn đề mà con ngườihôm nay đang phải đối mặt. Họ không mưu tìm một câu trả lờidứt khoát, một giải pháp rốt ráo, mà thường họ muốn hiểu rõ vấnđề và muốn rút được bài học từ các nhà tư tưởng lớn trong truyền
thống triết học phương Tây.

Những câu hỏi này được tác giả trả lời trong một chuyên mụccủa ông, ban đầu chỉ được đăng tải trên tờ Chicago Sun-Times vàChicago Daily News. Trong vòng một năm sau khi ra đời, đã có tới28 tờ báo mua bản quyền để đăng tải chuyên mục này (trong đó cótờ Kenkyu Sha ở Tokyo). Sự thành công của chuyên mục đã đưa tới
việc tập hợp những câu hỏi và trả lời thành một cuốn sách.

Đó là hoàn cảnh hình thành tác phẩm này trong lòng xã hội Mỹ.Dĩ nhiên đối với người Việt, văn minh phương Tây nói chung,và triết học của nó nói riêng, không phải là đề tài học tập bắtbuộc, và cũng không phải là nguồn cội tư tưởng giúp chúng tađịnh hướng cuộc sống và giải quyết những vấn đề của mình. Tuynhiên chúng ta không thể phủ nhận sự kiện rằng truyền thốngtriết học phương Tây đã có ảnh hưởng quyết định đối với nền vănminh phương Tây vốn đã đạt nhiều giá trị mà hiện đã trở thành phổ quát đối với phần còn lại của thế giới, nên triết học phương
Tây thực sự xứng đáng được chúng ta quan tâm đúng mức.

Như đã nói trên, khi trả lời các câu hỏi, tác giả không đưa ra,hay áp đặt, một câu trả lời dứt khoát hay một giải pháp tối hậu.Ông chỉ trình bày các nhà tư tưởng lớn đã nói gì trong các tácphẩm của họ về các vấn đề được độc giả nêu ra. Các nhà tư tưởngnày thường có những ý kiến khác nhau, thậm chí xung khắc nhau,tuy họ đều dựa trên cơ sở lý luận nào đó, và ý kiến của họ luôn làthành quả của nhiều năm tháng suy nghĩ và chiêm nghiệm. Cáchtrình bày này giúp độc giả có cơ hội nhìn và mổ xẻ vấn đề ở nhiềukhía cạnh khác nhau, tự rút ra bài học cho mình và đưa ra quyếtđịnh cuối cùng. Đây cũng chính là cốt tủy của cái mà tác giả trìnhbày như một “nền giáo dục khai phóng”, một nền giáo dục - hìnhthành từ thời cổ đại ở Hy Lạp và La Mã - nhằm vào việc đào tạonhững con người tự do, hiểu theo nghĩa là một con người biết tư duyrốt ráo về từng vấn đề, biết tự đưa ra quyết định và chịu tráchnhiệm cho quyết định của mình. Mẫu người tự do này khác hẳnmẫu người nô lệ, chỉ trông cậy vào tư duy và quyết định của ngườikhác, và dĩ nhiên, họ không hề muốn chịu trách nhiệm về nhữngquyết định đó tuy rằng họ đã hành động theo những quyết định đó.

Một quan điểm đáng lưu ý nữa của tác giả là ở chỗ ông luôntrích dẫn ý kiến của những tác gia kinh điển của từng lãnh vực,ngay cả khi lý thuyết của những tác gia này đã bị vượt qua, haythậm chí bị phi bác, bởi những nhà tư tưởng và thành quả khoahọc của thời hiện đại. Ông biện minh rằng chúng ta không họctập hay tiếp nhận những tri thức của các nhà tư tưởng đó, vì cóthể nó đã bị vượt qua hoặc không còn đúng nữa dưới ánh sáng củakhoa học ngày nay, mà chúng ta học tập phương pháp tư duy củahọ, hiểu ra con đường và cách đi của họ để tiếp cận với chân lý,tuy họ sống trong những thời kỳ mà khoa học và kinh tế còn phôithai, chưa phát triển. Đó mới thực sự là điều mà triết học manglại cho con người và cũng là điều bổ ích của tác phẩm này.

Như các bạn sẽ thấy, các câu hỏi trong sách này trải rộng trênnhiều lãnh vực, từ đạo đức, chính trị, xã hội đến kinh tế và nhiềuvấn đề thiết thực trong đời sống (như mỹ học, nghệ thuật, giáodục, quan hệ nhân sinh…). Như thế không có nghĩa rằng các nhàtư tưởng phương Tây chỉ bàn về những ch.uyện ấy, mà chẳng qualà vì câu hỏi từ các độc giả thường chỉ xoay quanh những vấn đềgần gũi ấy và ít có người quan tâm đến những lý thuyết phức tạphơn vốn để lý giải bản chất của hữu thể và cấu trúc của thực tại.

Chúng tôi muốn nói rõ điều này để các bạn hiểu sách này khôngbao quát toàn bộ triết học phương Tây, mà chỉ xoay quanh nhữngvấn đề được nhiều con người bình thường quan tâm. Cũng chínhvì thế mà chúng tôi tin tác phẩm này bổ ích cho tuyệt đại đa sốchúng ta - những người không chuyên nghiên cứu triết học.

Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn thưa cùng bạn đọc là, do tácphẩm này bao trùm nhiều lãnh vực học thuật khác nhau, đòi hỏingười dịch phải có một kiến thức cơ bản nào đó ở mọi lãnh vực,mà điều đó chúng tôi tự xét là mình chưa đạt được, nên việc dịchvà chú giải sách này – tuy chúng tôi đã làm hết sức trong khảnăng có hạn của mình – chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót. Chúngtôi thực sự rất mong nhận được ý kiến chỉ giáo của bạn đọc.

PHẠM VIÊM PHƯƠNG VÀ MAI SƠN​
....
Các bạn có thể xem chi tiết tại đây
ST
 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom