Những thuật ngữ trong quảng cáo Google Adwords bạn cần biết rõ

marketing5s

Thành viên
Tham gia
4/11/2019
Bài viết
23
Những thuật ngữ trong quảng cáo Google Adwords bạn cần biết rõ
Bài viết này cung cấp cho bạn những thuật ngữ phổ biến sử dụng trong quảng cáo Google Adwords. Bạn cần nắm rõ về những thuật ngữ này trước khi chạy quảng cáo Google Adwords hoặc ít nhất, để bạn không bị đối thủ qua mặt trong lĩnh vực này.

google-adwords.jpg


Thuật ngữ khi Thiết lập chiến dịch Google Adwords
#1. Campaign (Chiến dịch)

Chiến dịch quảng cáo trên Goolge Adwords được tạo ra từ những nhóm quảng cáo của bạn. Chúng có cùng mức ngân sách, loại chiến dịch và các cài đặt quảng cáo khác. Thông thường, đây là thứ bạn bạn sẽ cần thiết lập trước khi chạy quảng cáo. Bạn có thể chạy nhiều chiến dịch và trong bất kì lúc nào từ tài khoản Google của mình.

#2. Ads group (Nhóm quảng cáo)

Nhóm quảng cáo là tập hợp các từ khóa, ngân sách và phương án triển khai tới đối tượng mục tiêu cụ thể trong cùng một chiến dịch.
Ví dụ: nếu bạn đang chạy chiến dịch quảng cáo sale giày, bạn có thể thiếp lập quảng cáo nhắm đến mục tiêu là Bán hàng online, giày nữ, giày nam.
Bạn có thể có nhiều quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo.

#3. Campaign type (Loại chiến dịch)

Loại chiến dịch là nơi bạn muốn quảng cáo của mình được hiển thị.
Google sẽ có:
“Search Network only” – Chỉ dành cho lượt tìm kiếm trên Google
“Display Network only” – Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên mạng lưới hiển thị của Google như website, video, Youtube, Blogger,… Còn được gọi là Adsense
“Search Network with Display Select” – Kết hợp cả tìm kiếm và hiển thị

#4. Keywords (Từ khóa)

Từ khóa vô cùng quan trọng trong quảng cáo Google Adwords. Đó là các từ hoặc cụm từ bạn chọn cho quảng cáo của mình. Nó giúp xác định vị trí và thời điểm mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện.
Khi chọn từ khóa, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và xem họ sẽ tìm kiếm thứ gì khi họ muốn sản phẩm, dịch vụ hay khuyến mãi của bạn. Không có giới hạn cho số lượng từ khóa bạn có thể đưa ra, nhưng tốt nhất nên chỉ có khoảng 20 từ khóa.

#5. Quality Score (Điểm chất lượng)

Điểm chất lượng là chỉ số đo lường từ Google dựa trên mức độ liên quan của dòng tiêu đề (Headline), thẻ mô tả, từ khóa và URL đích đến của quảng cáo. Điểm chất lượng càng cao thì vị trí đặt quảng cáo sẽ tốt hơn và giảm chi phí cho bạn.

google-adwords-quality-score.jpg


#6. Impressions (Số lần hiển thị)

Số lần hiển thị là số đo lần quảng cáo của bạn được hiển thị.

#7. Ads Rank (Xếp hạng quảng cáo)

Đây là giá trị được sử dụng để xác định nơi quảng cáo của bạn hiển thị trên một trang. Số liệu này sẽ dựa trên điểm chất lượng và số tiền giá thầu của bạn.

google-adwords-ads-rank.jpg


#8. Mobile ads (Quảng cáo trên di động)

Quảng cáo trên di động là những gì mà người tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ nhìn thấy. Google Adwords có 2 loại quảng cáo trên thiết bị di động đó là WAP và “Quảng cáo cho thiết bị di động cao cấp”.

Google Adwords có 2 loại quảng cáo trên thiết bị di động đó là WAP và “Quảng cáo cho thiết bị di động cao cấp”.

#9. Ad extensions (Tiện ích mở rộng cho quảng cáo)

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads là thông tin bổ sung về doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn như địa chỉ, số điện thoại hay website. Chúng hiển thị dưới dạng màu xanh bên dưới mô tả quảng cáo của bạn.

Thuật ngữ về quảng cáo Google Adwords
#10. Call to Action (Nút kêu gọi CTA)

CTA có nghĩa là hành động mà bạn muốn người tìm kiếm của mình thực hiện. Nút CTA tốt trong quảng cáo Google cần ngắn gọn, các từ ngữ sử dụng kêu gọi hành động như: “Mua”, “Nhận”, “Hành động ngay”,v..v..

#11. Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột – CTR)

Click Through Rate – CTR là số liệu quan trọng trong cài đặt tài khoản của bạn. Đây là chỉ số đo lường lượng người xem quảng cáo bằng cách nhấp chuột vào link quảng cáo.

#12. Landing Page

Đây là một trang trên trang web mà bạn đang có chủ đích hướng người dùng nhấp chuột truy cập vào.

#13. Optimization (Tối ưu hóa)

Tối ưu hóa trong Google Adwords là thực hiện các thay đổi trong quảng cáo để mang lại kết quả cao hơn cho các mục tiêu của bạn

#14. Split Testing (Thử nghiệm phân tách)

Thử nghiệm phân tách bao gồm thử nghiệm A/B và thử nghiệm đa biến. Đây là một phương pháp thử nghiệm tiếp thị kiểm soát với mục tiêu là cải thiện kết quả theo cách khách quan. Nôm na có thể hiểu rằng, bạn thực hiện những thử nghiệm khác nhau để tìm kiếm cơ hội cái thiện kết quả cao hơn. Ví dụ như: CTR cao hơn, tăng chuyển đổi, xếp hạng quảng cáo cao hơn)

Testing giúp bạn như thế nào? Bạn có thể thử nghiệm 2 giao diện khác nhau bao gồm bố cục, màu sắc, vị trí đặt nút CTA, cách đặt hình ảnh,…Mục đích xem người truy cập sẽ thích giao diện nào hơn, đặt nút ở đâu sẽ thu hút, hiệu quả chuyển đổi cao hơn.

Thực hiện những thử nghiệm khác nhau để tìm kiếm cơ hội cái thiện kết quả cao hơn.

a-b-testing.png


Thuật ngữ quan đến chi phí
#15. Split Testing (Chiến lược giá thầu)

Về cơ bản đây là cách bạn thiết lập giá thầu của mình để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn.

#16. Daily budget (Ngân sách hàng ngày)

Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn sẵn sàng chi trả mỗi ngày cho việc quảng cáo. Chi phí quảng cáo hàng ngày dựa trên mức trung bình hàng ngày mỗi tháng.

#17. CPC (Cost-per-Click: Chi phí mỗi lần nhấp chuột)

CPC là loại giá thầu phổ biến nhất trên Google Adwords. Nó có nghĩa là mức giá cho một lần nhấp chuột thực sự của người dùng vào quảng cáo của bạn. Bạn đặt “CPC tối đa” trong quá trình đặt giá thầu nghĩa là bạn đặt số tiền tối đa bạn sẽ trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.

#18. PPC (Pay-per-click)

PPC tương tự như CPC.

#19. CPM

CPM là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị.

#20. Billing Threshold (Ngưỡng thanh toán)

Chỉ áp dụng cho các khoản thanh toán tự động và mức ngưỡng khởi điểm là 50$.Tổng của ngưỡng thay đổi dựa trên lịch sử thanh toán của bạn. Bạn sẽ phải trả hóa đơn mỗi khi bạn chi 50$ cho quảng cáo. Khi bạn tiếp tục chi tiêu và thanh toán của bạn được xử lý chính xác, ngưỡng của bạn sẽ tự động tăng lên 100$ và cao hơn.

Thuật ngữ về cấu trúc Quảng cáo
#21. Headline (Tiêu đề quảng cáo)

Tiêu đề quảng cáo thường xuất hiện dưới dạng chữ màu xanh trong quảng cáo.

#22.Destination URL (URL đích)

URL đích là trang đích quảng cáo của bạn đang hướng đến khi người dùng nhấp vào. Trang đích có thể là một trang web cụ thể và bạn có thể linh hoạt thay đổi trang cho các quảng cáo khác nhau trong nhóm quảng cáo. Khách hàng của bạn sẽ không nhìn thấy URL này trong quảng cáo, chỉ nhìn thấy hình ảnh quảng cáo của bạn.

#23. Display URL (URL hiển thị)

URL hiển thị là những gì hiện thị trong quảng cáo của bạn. Bạn có thể khiến nó thật đơn giản và rõ ràng để tăng sự nhận diện thương hiệu, sự tin tưởng của người tìm kiếm. Từ đó gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

#24. Side Ads

Side Ad là các quảng cáo hiển thị phía bên tay phải của trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP).

#25. Top Ads

Top Ad là loại quảng cáo được hiển thị trong hộp nổi bật phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Lưu ý: Quảng cáo của bạn có thể được hiển thị dưới dạng quảng cáo hàng đầu và quảng cáo bên cạnh. Vì vậy nội dung quảng cáo của bạn cần được tối ưu hóa cho cả hai vị trí quảng cáo này.

sitebar-ads-google-adwords.png


Kết luận

Đây là những thuật ngữ cơ bản trong chạy quảng cáo Google Adwords. Nắm rõ được các thuật ngữ này, bạn có thể ít nhiều tự tin để nói chuyện như một người chuyên nghiệp.
 
×
Quay lại
Top Bottom