- Tham gia
- 25/11/2011
- Bài viết
- 6.101
Theo Tiến sĩ Stephen Sinatra, tác giả cuốn Reverse Heart Disease Now, trên thực tế, những chuyển động nhỏ này của các cơ giống như một bài luyện tập, giúp loại bỏ các hormone stress có hại trong suốt khoảng thời gian căng thẳng.
Còn theo Mayo Clinic, tốc độ trao đổi chất tăng 40% ở những người có tâm trạng bồn chồn bởi sự di chuyển cơ thể liên tục kích thích não bộ giải phóng các loại hormone tăng cường khả năng đốt lượng mỡ dự trữ trong cơ thể để bổ sung năng lượng.
2. "Buôn dưa lê"
Nghiên cứu của Đại học Brown (Mỹ) cho thấy dành 20 phút tán gẫu với bạn bè giúp giảm tới 96% cảm giác bị đè nén vì stress, căng thẳng và lo lắng trong 4 tiếng đồng hồ sau đó.
Đặc biệt, những phụ nữ thường xuyên có các cuộc tán gẫu tích cực, vui vẻ với bạn bè còn giảm hẳn 72% triệu chứng trầm cảm trong vòng 3 tháng.
Theo Tiến sĩ Scott Haltzman, tác giả cuốn The Secrets of Happy Families, các cuộc trò chuyện tích cực giúp kích thích bản năng gắn kết của phụ nữ. Điều này cũng kích thích não bộ giải phóng các loại hormone chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng.
3. Việc hôm nay… hãy để ngày mai
Theo nghiên cứu của Đại học Calgary (Canada), 75% phụ nữ tham gia nghiên cứu thừa nhận họ thi thoảng lại trì hoãn những việc cần làm trong ngày. Cứ 4 người thì chỉ có 1 người làm những việc đã đề ra một cách đều đặn.
Theo Trung tâm y tế Hamburg-Eppendorf (Đức), việc thoát ra khỏi mớ công việc hỗn độn để vào tán gẫu trên Facebook hay đọc những mẩu email thú vị giúp cơ thể tăng cường sản sinh các hợp chất có tác dụng loại bỏ các cơn đau trong vòng 8 phút. Các đợt nghỉ giải lao ngắn có thể giúp hiệu ứng giảm đau kéo dài cả ngày.
4. Không thường xuyên lau dọn nhà bếp
Nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy việc thường xuyên lau chùi nhà bếp với các loại chất tẩy rửa tiêu diệt vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của Đại học Tuft, để an toàn, nên lau chùi bề mặt nhà bếp bằng nước rửa chén thông thường và nước nóng sau khi nấu ăn. Chỉ nên dùng thuốc tẩy 1 lần/tuần.
5. Để quên kính râm
Theo nghiên cứu của Đại học khoa học và công nghệ Missouri (Mỹ), đeo kính râm liên tục có thể làm tăng nguy cơ ung thư da bởi một số thành phần trong kính râm sẽ tạo ra phản ứng hóa học khi tiếp xúc với tia UV. Tác dụng phụ của quá trình này có thể gây tổn hại cho da nếu ta phơi nhiễm với chúng liên tục.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Michael Holick, giáo sư y khoa tại Đại học Boston (Mỹ), đeo kính râm cũng ngăn làn da tổng hợp vitamin D – dưỡng chất quan trọng để phòng ngừa ung thư da. Tốt nhất nên để làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 15 phút trước khi đeo kính râm.
6. Uống cà phê thay nước
Nghiên cứu của Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho thấy caffeine giúp vận chuyển đường từ máu vào các cơ và tế bào não, giảm một nửa nguy cơ tiền tiểu đường.
Nhiều người cho rằng uống nhiều cà phê, cơ thể sẽ mất nước nhưng theo nghiên cứu của Đại học Nebraska (Mỹ), lượng nước cơ thể hấp thụ từ 250ml cà phê cũng tương tự như khi hấp thụ 250ml nước trắng.
7. Lười tập luyện
Theo nghiên cứu của Đại học bang Louisiana (Mỹ), việc tập luyện quá tích cực không đảm bảo giúp bạn giảm cân. Trên thực tế, nó làm chậm quá trình giảm cân bởi đẩy nhanh tốc độ sản sinh Lipoprotein lipase (LPL) trong cơ thể. Đây là một loại hormone khiến bạn không thể kiềm chế h.am m.uốn ăn uống khi có cảm giác đói.
Nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật) cho thấy chia nhỏ buổi tập lớn thành những quãng tập nhỏ hơn sẽ giúp đốt cháy nhiều mỡ hơn.
8. Đi chơi về khuya
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, cuộc hẹn hò vui vẻ với bạn bè có thể giúp giảm một nửa nguy cơ mất ngủ.
Theo Tiến sĩ Bruce S. Rabin, phó giáo sư khoa bệnh lý học tại Đại học Pittsburgh (Mỹ): "Lo lắng là nguyên nhân chủ đạo gây mất ngủ. Những người dành thời gian đi chơi, tán gẫu với bạn bè vài lần trong tháng có xu hướng giảm tải được cảm giác này".
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Standford, giấc ngủ kéo dài từ 2h-6h30 sáng mới thực sự giúp hồi phục thể lực. Bởi vậy, đừng ngại nếu thỉ thoảng đi chơi về muộn một chút.
Thu Thương (Theo Ivillage)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: