- Tham gia
- 30/6/2012
- Bài viết
- 431
Những thử nghiệm đầy tham vọng này rất có thể mang lại hiểm họa tới cho con người...
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của khoa học đối với đời sống con người ngày nay. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thực hiện những thí nghiệm biến đổi gene nhằm tìm ra nhiều giải pháp cho căn bệnh hiểm nghèo và nâng cao đời sống con người. Tuy nhiên, một vài thí nghiệm lại tiềm ẩn nguy cơ rất lớn, có khả năng khiến nhân loại diệt vong.
1. Chuột siêu tốc và hung hãn
Những nhà sinh vật học tại ĐH Case Western Reserve, bang Ohio, Mỹ đã thực hiện thí nghiệm trên chuột đồng. Bằng cách sử dụng enzyme PEPCK-C, các nhà khoa học đã tạo ra những chú chuột dai sức và bền bỉ, có thể chạy suốt 5 tiếng không ngừng. Chuột thí nghiệm cũng sống lâu hơn, ăn khỏe và giao phối nhiều gấp 3 lần chuột thường, nhưng cũng hung hãn hơn rất nhiều.
Thí nghiệm tạo ra những con chuột dai sức, bền bỉ, có thể chạy suốt 5 tiếng không ngừng.
Mục đích của thí nghiệm này là sự ứng dụng của enzyme PEPCK-C. Đây là loại enzyme có tiềm năng trong việc chữa trị một số chứng bệnh khó chữa như Mcardle (bệnh đau cơ do thiếu sự biến đổi glycogen thành đường bên trong tế bào), bệnh xơ nang và hội chứng suy nhược Pansy. Ngoài ra, với kết quả thu được, khả năng tạo nên một loại thuốc làm tăng tuổi thọ và h.am m.uốn ở người là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể không tươi đẹp như thế. Chuột là loài có khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh chóng. Đại dịch “cái chết đen” đã gây nên cái chết của 60% dân số châu Âu bắt nguồn từ chuột, nhưng nếu loài chuột khi đó có những khả năng của “siêu chuột”, chạy nhanh hơn, bền bỉ hơn, sinh sản nhanh hơn, thì khả năng loài người diệt vong là không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, loại enzyme này cũng có thể ứng dụng tạo thành các loại doping tăng cường cơ bắp sử dụng trong thể thao. Khả năng tạo ra loại thuốc tăng tuổi thọ ở người là khá cao, nhưng đổi lại, ta khó có thể kiểm soát cơn đói, tính tình hung dữ và h.am m.uốn t.ình d.ục lớn - dễ dẫn đến sự gia tăng tệ nạn xã hội.
2. Tạo ra khỉ sứa
Tháng 11/2000, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Động vật Linh trưởng khu vực Oregon (Oregon regional Primate Research Center - ORPRC) đã biến đổi một loại virus lành tính mang gene của sứa và đưa vào phôi thai của khỉ Rhesus nhằm tạo ra một loài khỉ - sứa (Jellyfish Monkey) có khả năng tự phát quang.
Mục đích của nghiên cứu này ngay lập tức đã bị nghi ngờ. Tuy nhiên, những nhà khoa học phản biện rằng, họ muốn theo dõi để tạo ra chú khỉ có bộ gene ổn định, phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Nhưng có vẻ như họ chỉ muốn tạo ra những chú khỉ phát sáng để mua vui cho con người.
Kết quả của thí nghiệm là một chú khỉ đã thực sự phát sáng ở lông và móng tay, nhưng đó là một bào thai chết lưu. Tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện, chú khỉ - sứa có chứa nọc độc bỏng rát, có thể gây chết người.
Điều này đã làm dấy lên lo ngại, nếu thí nghiệm đi quá xa, một loài linh trưởng có trí thông minh nhưng ít cảm xúc, với sức mạnh vượt trội, đi kèm xúc tu chứa độc và có quá ít xương để bẻ gãy (sứa là một loài không xương) xuất hiện thì hậu quả sẽ lớn đến mức nào?
3. Cấy ghép bò và gene người
Những nghiên cứu viên tại Hà Lan đã thành công trong việc cấy ghép gene người vào bò và cho ra một giống bò mới. Phòng nghiên cứu Pharming Group là nơi chịu trách nhiệm chăm sóc giống bò mới này.
Phần gene người cấy vào là phần chịu trách nhiệm sản xuất Lactoferrin - dạng protein có khả năng kháng khuẩn và một số dạng viêm nhiễm, thường thấy trong sữa mẹ, dịch phổi và cả nước mắt.
Pharming Group đã đàm phàn với Công ty quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ (FDA) về việc cho phép ứng dụng giống bò này vào sản xuất và tiêu dùng. Cụ thể là hướng đến các sản phẩm như sữa, đồ uống thể thao, các loài bánh và sữa chua. Điều đáng nói là các sản phẩm này có khả năng kháng khuẩn.
Một dự án đầy hứa hẹn đã được vạch ra, tuy nhiên nó lại đe dọa về mặt đạo đức. Mọi người lo ngại khi sử dụng những sản phẩm trên sẽ giống như tiêu thụ một phần cơ thể và nếu giống bò đó bị giết thịt thì không khác gì chúng ta ăn thịt người.
Cựu tổng thống Mỹ - George W. Bush đã ủng hộ luật “cấm lai con người với động vật” và ngăn chặn dự án này đi vào sản xuất.
4. Lợn… zombie
Các nhà khoa học tại ĐH Cambridge, Anh đã tiến hành thí nghiệm, loại bỏ các gene gây sợ hãi và căng thẳng của lợn, khiến chúng trở nên hiền lành, dễ nuôi, dễ vận chuyển và giết mổ.
Họ cũng kỳ vọng sử dụng giống lợn mới cho các nghiên cứu trong tương lai như cấy ghép một số gene người, nuôi dưỡng các cơ quan tương thích nhằm cung cấp nguyên liệu cho các thí nghiệm y học, cấy ghép bộ phận cơ thể người.
Tuy nhiên, việc nuôi cấy gene người tạo nên các cơ quan tương thích phục vụ cho y khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đầu tiên, việc sử dụng các cơ quan được nuôi dưỡng từ lợn zombie khiến con người bị lây nhiễm bộ gene đó, tức là không còn thấy tức giận, căng thẳng, năng động và trở thành “thây ma” trên lý thuyết.
Ngoài ra, ở lợn có rất nhiều vi khuẩn và retrovirus - các dạng virus mà vật chất di truyền là phân tử ARN, đặc biệt là PERVS (Porcine Endogenous Retro-Viruses - một dạng virus giống HIV ở người).
Trong điều kiện bình thường, không có cách nào khiến ta nhiễm loại virus này. Tuy nhiên, khi được cấy ghép nội tạng, chúng ta không thể nói trước điều gì. Nếu nhiễm bệnh, con người sẽ đối mặt với một căn bệnh mới lạ, có tên là AIDS lợn (Pig -AIDS).
5. Phép lai giữa dê và nhện
Một nhóm nghiên cứu thuộc công ty sinh học Canada - Nexia biotechnologies đã thành công trong việc lai tạo gene của hai loài hoàn toàn khác biệt : dê và nhện, cho ra hai cá thể đực khỏe mạnh thuộc loài mới dê - nhện.
Bằng cách sử dụng kết hợp 2 gene chịu trách nhiệm cho việc sản xuất tơ ở nhện và sản xuất sữa ở dê, nhóm đã tạo ra một loài mới khi có thể “vắt ra tơ” thay vì ra sữa. Mục đích của họ đơn thuần chỉ là sản xuất được tơ nhện - một nguyên liệu siêu bền, dẻo dai bởi cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn không thể tổng hợp một cách hoàn hảo tơ nhện và ứng dụng trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, dự án này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Liệu thế hệ sau có giữ được nguyên vẹn bộ gene này hay sẽ đột biến trở thành những quái vật không giống cả dê lẫn nhện?
Loài dê vốn là một loài thích nghi tốt, chịu được lạnh, có thể leo những vùng núi cao hiểm trở, nay có bộ gene của nhện khiến nguy cơ trở thành quái vật dẻo dai, linh hoạt, có khả năng bắn tơ và ăn thịt người. Điều này sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp đối với con người mà khoa học không thể lường trước được.
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của khoa học đối với đời sống con người ngày nay. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thực hiện những thí nghiệm biến đổi gene nhằm tìm ra nhiều giải pháp cho căn bệnh hiểm nghèo và nâng cao đời sống con người. Tuy nhiên, một vài thí nghiệm lại tiềm ẩn nguy cơ rất lớn, có khả năng khiến nhân loại diệt vong.
1. Chuột siêu tốc và hung hãn
Những nhà sinh vật học tại ĐH Case Western Reserve, bang Ohio, Mỹ đã thực hiện thí nghiệm trên chuột đồng. Bằng cách sử dụng enzyme PEPCK-C, các nhà khoa học đã tạo ra những chú chuột dai sức và bền bỉ, có thể chạy suốt 5 tiếng không ngừng. Chuột thí nghiệm cũng sống lâu hơn, ăn khỏe và giao phối nhiều gấp 3 lần chuột thường, nhưng cũng hung hãn hơn rất nhiều.
Thí nghiệm tạo ra những con chuột dai sức, bền bỉ, có thể chạy suốt 5 tiếng không ngừng.
Mục đích của thí nghiệm này là sự ứng dụng của enzyme PEPCK-C. Đây là loại enzyme có tiềm năng trong việc chữa trị một số chứng bệnh khó chữa như Mcardle (bệnh đau cơ do thiếu sự biến đổi glycogen thành đường bên trong tế bào), bệnh xơ nang và hội chứng suy nhược Pansy. Ngoài ra, với kết quả thu được, khả năng tạo nên một loại thuốc làm tăng tuổi thọ và h.am m.uốn ở người là hoàn toàn khả thi.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể không tươi đẹp như thế. Chuột là loài có khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh chóng. Đại dịch “cái chết đen” đã gây nên cái chết của 60% dân số châu Âu bắt nguồn từ chuột, nhưng nếu loài chuột khi đó có những khả năng của “siêu chuột”, chạy nhanh hơn, bền bỉ hơn, sinh sản nhanh hơn, thì khả năng loài người diệt vong là không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, loại enzyme này cũng có thể ứng dụng tạo thành các loại doping tăng cường cơ bắp sử dụng trong thể thao. Khả năng tạo ra loại thuốc tăng tuổi thọ ở người là khá cao, nhưng đổi lại, ta khó có thể kiểm soát cơn đói, tính tình hung dữ và h.am m.uốn t.ình d.ục lớn - dễ dẫn đến sự gia tăng tệ nạn xã hội.
2. Tạo ra khỉ sứa
Tháng 11/2000, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Động vật Linh trưởng khu vực Oregon (Oregon regional Primate Research Center - ORPRC) đã biến đổi một loại virus lành tính mang gene của sứa và đưa vào phôi thai của khỉ Rhesus nhằm tạo ra một loài khỉ - sứa (Jellyfish Monkey) có khả năng tự phát quang.
Mục đích của nghiên cứu này ngay lập tức đã bị nghi ngờ. Tuy nhiên, những nhà khoa học phản biện rằng, họ muốn theo dõi để tạo ra chú khỉ có bộ gene ổn định, phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Nhưng có vẻ như họ chỉ muốn tạo ra những chú khỉ phát sáng để mua vui cho con người.
Kết quả của thí nghiệm là một chú khỉ đã thực sự phát sáng ở lông và móng tay, nhưng đó là một bào thai chết lưu. Tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện, chú khỉ - sứa có chứa nọc độc bỏng rát, có thể gây chết người.
Điều này đã làm dấy lên lo ngại, nếu thí nghiệm đi quá xa, một loài linh trưởng có trí thông minh nhưng ít cảm xúc, với sức mạnh vượt trội, đi kèm xúc tu chứa độc và có quá ít xương để bẻ gãy (sứa là một loài không xương) xuất hiện thì hậu quả sẽ lớn đến mức nào?
3. Cấy ghép bò và gene người
Những nghiên cứu viên tại Hà Lan đã thành công trong việc cấy ghép gene người vào bò và cho ra một giống bò mới. Phòng nghiên cứu Pharming Group là nơi chịu trách nhiệm chăm sóc giống bò mới này.
Phần gene người cấy vào là phần chịu trách nhiệm sản xuất Lactoferrin - dạng protein có khả năng kháng khuẩn và một số dạng viêm nhiễm, thường thấy trong sữa mẹ, dịch phổi và cả nước mắt.
Pharming Group đã đàm phàn với Công ty quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ (FDA) về việc cho phép ứng dụng giống bò này vào sản xuất và tiêu dùng. Cụ thể là hướng đến các sản phẩm như sữa, đồ uống thể thao, các loài bánh và sữa chua. Điều đáng nói là các sản phẩm này có khả năng kháng khuẩn.
Một dự án đầy hứa hẹn đã được vạch ra, tuy nhiên nó lại đe dọa về mặt đạo đức. Mọi người lo ngại khi sử dụng những sản phẩm trên sẽ giống như tiêu thụ một phần cơ thể và nếu giống bò đó bị giết thịt thì không khác gì chúng ta ăn thịt người.
Cựu tổng thống Mỹ - George W. Bush đã ủng hộ luật “cấm lai con người với động vật” và ngăn chặn dự án này đi vào sản xuất.
4. Lợn… zombie
Các nhà khoa học tại ĐH Cambridge, Anh đã tiến hành thí nghiệm, loại bỏ các gene gây sợ hãi và căng thẳng của lợn, khiến chúng trở nên hiền lành, dễ nuôi, dễ vận chuyển và giết mổ.
Họ cũng kỳ vọng sử dụng giống lợn mới cho các nghiên cứu trong tương lai như cấy ghép một số gene người, nuôi dưỡng các cơ quan tương thích nhằm cung cấp nguyên liệu cho các thí nghiệm y học, cấy ghép bộ phận cơ thể người.
Tuy nhiên, việc nuôi cấy gene người tạo nên các cơ quan tương thích phục vụ cho y khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đầu tiên, việc sử dụng các cơ quan được nuôi dưỡng từ lợn zombie khiến con người bị lây nhiễm bộ gene đó, tức là không còn thấy tức giận, căng thẳng, năng động và trở thành “thây ma” trên lý thuyết.
Ngoài ra, ở lợn có rất nhiều vi khuẩn và retrovirus - các dạng virus mà vật chất di truyền là phân tử ARN, đặc biệt là PERVS (Porcine Endogenous Retro-Viruses - một dạng virus giống HIV ở người).
Trong điều kiện bình thường, không có cách nào khiến ta nhiễm loại virus này. Tuy nhiên, khi được cấy ghép nội tạng, chúng ta không thể nói trước điều gì. Nếu nhiễm bệnh, con người sẽ đối mặt với một căn bệnh mới lạ, có tên là AIDS lợn (Pig -AIDS).
5. Phép lai giữa dê và nhện
Một nhóm nghiên cứu thuộc công ty sinh học Canada - Nexia biotechnologies đã thành công trong việc lai tạo gene của hai loài hoàn toàn khác biệt : dê và nhện, cho ra hai cá thể đực khỏe mạnh thuộc loài mới dê - nhện.
Bằng cách sử dụng kết hợp 2 gene chịu trách nhiệm cho việc sản xuất tơ ở nhện và sản xuất sữa ở dê, nhóm đã tạo ra một loài mới khi có thể “vắt ra tơ” thay vì ra sữa. Mục đích của họ đơn thuần chỉ là sản xuất được tơ nhện - một nguyên liệu siêu bền, dẻo dai bởi cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn không thể tổng hợp một cách hoàn hảo tơ nhện và ứng dụng trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, dự án này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Liệu thế hệ sau có giữ được nguyên vẹn bộ gene này hay sẽ đột biến trở thành những quái vật không giống cả dê lẫn nhện?
Loài dê vốn là một loài thích nghi tốt, chịu được lạnh, có thể leo những vùng núi cao hiểm trở, nay có bộ gene của nhện khiến nguy cơ trở thành quái vật dẻo dai, linh hoạt, có khả năng bắn tơ và ăn thịt người. Điều này sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp đối với con người mà khoa học không thể lường trước được.
(Nguồn Kenh14.vn)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: