- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) viết tắt là "GEO - 2000" là một sản phẩm của hơn 850 tác giả trên khắp Thế giới và trên 30 cơ quan môi trường và các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc đã cùng phối hợp tham gia biên soạn. Đây là một báo cáo đánh giá tổng hợp về môi trường Toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO - 2000 đã tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn giữ các hàng hoá và dịch vụ môi trường mà Hành tinh cung cấp.
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ 3.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn Toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: Sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường Toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô Quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt Trái Đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính Toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
Khí hậu Toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu Toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các HST, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động đất, phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào các năm từ 1996 - 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin,Canada, khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Ý, Mêhicô, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ. Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Các chuyên gia coi chỉ số ô nhiễm ở mức 100m/m3 là đã có tác động xấu đến sức khoẻ; Ở Malaixia, chỉ số này đã đạt tới 800 m/m3. Chi phí ước tính do nạn cháy rừng đối với người dân Đông Nam Á là 1,4 tỷ USD. Các vụ cháy rừng còn đe doạ nghiêm trọng tới đa dạng sinh học.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng, nước - là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậu Trái Đất.
- Nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên Thế giới. Tất cả các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng từ điều chỉnh vốn có của mình.
Việt Nam, tuy chưa phải là nước công nghiệp, nhưng xu thế đóng góp khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Toàn cầu cũng gia tăng theo năm tháng. Kết quả kiểm kê của dự án Môi trường Toàn cầu (RETA), Việt Nam được đưa ra ở bảng sau.
Nhìn chung, lượng phát thải trong các lĩnh vực chính của những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đó chính là hệ quả của tốc độ phát triển và tỷ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay. Lượng phát thải CO2 do tiêu thụ năng lượng và sản xuất xi măng của năm 1993 tăng hơn so với năm 1990. Trong khi đó, lượng phát thải CO2 do các hoạt động lâm nghiệp tăng không đáng kể. Trong khu vực nông nghiệp, lượng phát thải CH4 trong chăn nuôi đã có những sai khác nhiều so với năm 1990. CO2 và CH4 là 2 loại khí nhà kính chủ yếu ở nước ta hiện nay. Tính đến năm 1993, lượng phát thải CO2 ở Việt Nam vào khoảng 27 - 28 triệu tấn do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch từ các hoạt động năng lượng và phát thải CH4 và 3,2 triệu tấn do sản xuất lúa nước. Các hoạt động trong ngành lâm nghiệp phát thải khoảng 34,5 triệu tấn CO2 song lượng CO2 do đốt sinh khối cần được đánh giá và xác định một cách chính thức.
Với những nguyên nhân trên, thiên tai không những chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn. Ví dụ, tháng 12/1999, hai trận mưa lớn ở Vênêzuêla đã làm cho 50.000 người chết và hơn 200.000 người không có nhà ở. Cũng vào năm đó, một cơn bão lớn đã cướp đi mạng sống của 10.000 người ở Orissa (Ấn Độ) và một trận động đất đã tàn phá đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt gần đây, ngày 26/01/2001, thảm hoạ động đất ở Ấn Độ đã làm cho khoảng 30.000 người chết và hàng vạn người bị thương gây thiệt hại rất lớn về tiền của. Đầu tháng 9/2000, những cơn bão liên tiếp có kèm theo mưa lớn đã đổ xuống khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm cho vùng đất rộng lớn bị chìm ngập trong biển nước. Tính đến ngày 6/10/2000, tổng thiệt hại do lũ lụt gây ra tại các tỉnh ĐBSCL ước tính lên tới 3.125 tỷ đồng, 309 người chết trong đó có 232 trẻ em.
Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác, khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví dụ, mức cạn kiệt tầng Ôzôn là 10% thì mức bức xạ tia cực tím ở các bước sóng gây phá huỷ tăng 20%. Bức xạ tia cực tím có thể gây huỷ hoại mắt, làm đục thuỷ tinh thể và phá hoại võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bức xạ tia cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con người và động vật, đe doạ tới đời sống của động và thực vật nổi trong môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hoá năng lượng qua quang hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thuỷ sinh.
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 - 50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con người.
Ví dụ: Nồng độ Ôzôn = 0,2ppm: Không gây bệnh.
Nồng độ O3 = 0,3ppm: Mũi, họng bị kích thích và bị tấy.
Nồng độ O3 = 1 - 3ppm: Gây mệt mỏi, bải hoải sau 2 giờ tiếp xúc.
Nồng độ O3 = 8ppm: Nguy hiểm đối với phổi.
Nồng độ O3 cao cũng gây tác động có hại đối với thực vật (bảng 4).
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn (ODS - Ozon Depletion Substances) bao gồm: Cloruafluorocacbon (CFC); mêtan (CH4); các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có khả năng hoá hợp với O3 và biến đổi nó thành ôxy. Các chất làm suy giảm tầng Ôzôn trong tầng bình lưu đạt ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định thư Montreal và các văn bản sửa đổi của Nghị định thư dự đoán rằng, tầng Ôzôn sẽ được phục hồi so với trước những năm 1980 vào năm 2050.
Tài nguyên bị suy thoái.
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sa - ha - ra có diện tích rộng 8 triệu km2, mỗi năm bành trướng thêm từ 5 - 7km2. Một bằng chứng mới cho thấy, sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Gần đây, 250 nhà Thổ nhưỡng học được Trung tâm Thông tin và Tư vấn Quốc tế Hà Lan tham khảo lấy ý kiến đã cho rằng, khoảng 305 triệu ha đất màu mỡ (gần bằng diện tích của Tây Âu) đã bị suy thoái do bàn tay của con người, làm mất đi tính năng sản xuất nông nghiệp. Khoảng 910 triệu ha đất tốt (tương đương với diện tích nước Úc) sẽ bị suy thoái ở mức trung bình, giảm tính năng sản xuất và nếu không có biện pháp cải tạo thì quỹ đất này sẽ bị suy thoái ở mức độ mạnh trong tương lai gần. Theo Tổ chức Lương thực Thực phẩm Thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm tới, hơn 140 triệu ha đất (tương đương với diện tích của Alaska) sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên Thế giới đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe doạ. Trên phạm vi Toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hàng năm vào các sông ngòi và biển cả. Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, diện tích đất canh tác bình quân đầu người trên Thế giới năm 1983 là 0,31ha/người thì đến năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai.
- Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên Thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá huỷ rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác, gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những năm 1990 - 1995.
Ở các nước phát triển, diện tích rừng tăng 9 triệu ha, con số này còn quá nhỏ so với diện tích rừng đã bị mất đi. Chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị đe doạ bởi nhiều sức ép do tình trạng gia tăng dân số, mưa axit, nhu cầu khai thác gỗ củi và cháy rừng. Nơi cư trú của các loài sinh vật bị thu hẹp, bị tàn phá, đe doạ tính đa dạng sinh học ở các mức độ về gen, các giống loài và các HST.
- Với tổng lượng nước là 1386.106 km3, bao phủ gần 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, và như vậy Trái Đất của chúng ta có thể gọi là "Trái Nước", nhưng loài người vẫn "khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng nước đó thì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn tại ở dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận để sử dụng trực tiếp thì lại càng ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu. Gần 20% dân số Thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các siêu đô thị, ô nhiễm nitrat (NO3 -) và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp nước sạch trên Thế giới không thể tăng lên được nữa; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào nguồn cung cấp cố định này và ngày càng có nhiều người bị ô nhiễm hơn. Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu người buộc phải di cư, tị nạn môi trường,... gây xuống cấp các điều kiện sức khoẻ, nhà ở, môi trường. Có khoảng 1 tỷ người không có đủ chỗ để che thân và hàng chục triệu người khác phải sống trên các hè phố. Thật không thể tin được rằng, Thế giới ngày nay cứ mỗi năm có 20 triệu người dân chết vì nguyên nhân môi trường, trong khi đó, số người chế trong các cuộc xung đột vũ trang của hơn nửa thế kỷ tính từ sau năm 1945 tới nay cũng chỉ là 20 triệu người. Bài toán tăng 75% lượng lương thực từ nay tới năm 2030 do FAO đề ra là bài toán khó vẫn chưa có lời giải vì dân số liên tục gia tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màu mỡ của đất ngày càng suy giảm.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng.
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường. Khoảng 30 - 60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Sự tăng nhanh dân số Thế giới có phần đóng góp do sự phát triển đô thị. Bước sang thế kỷ XX, dân số Thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số người sống tại các đô thị chiếm 1/7 dân số Thế giới. Nhưng đến cuối thế kỷ XX, dân số sống ở đô thị đã tăng lên nhiều và chiếm tới 1/2 dân số Thế giới. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị phát triển nhanh hơn mức tăng dân số. Châu Phi là vùng có mức độ đô thị hoá kém nhất, nay đã có mức đô thị hoá tăng hơn 4%/năm so với mức tăng dân số là 3%, số đô thị lớn ngày càng tăng hơn. Đầu thế kỷ XX chỉ có 11 đô thị loại 1 triệu dân và phần lớn tập trung ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng đến cuối thế kỷ đã có khoảng 24 siêu đô thị với số dân trên 24 triệu người.
Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất trên Thế giới là ở các nước đang phát triển như: Thượng Hải (Trung Quốc); Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn Độ). Năm 1990, 7 thành phố lớn nhất là ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và năm 2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị (bảng)
Ở Việt Nam hiện nay, trong 500 thành phố và thị trấn chỉ có 2 thành phố trên 1 triệu dân (Hà Nội khoảng 2,2 triệu người, kể cả ngoại thành; Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 4 triệu người với 1/4 là ngoại thành) và 2 thành phố với số dân từ 350.000 đến 1 triệu người. Trong vòng 15 năm tới, nếu không có sự quy hoạch đô thị hợp lý, có khả năng TPHCM và cả Hà Nội sẽ trở thành siêu đô thị với tất cả những vấn đề môi trường phức tạp về mật độ dân cư.
Đặc biệt, lượng nước ngọt đang khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con người làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khả năng hoàn nguyên. Hiện nay, Đại Dương đang bị biến thành nơi chứa rác khổng lồ của con người, nơi chứa đựng đủ loại chất thải của nền văn minh kỹ thuật, kể cả chất thải hạt nhân. Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu vực ven biển trên toàn Thế giới, gây huỷ hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô.
Hiện nay, trên Thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm. Ví dụ, ở Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô nhiễm, tuy nhiên trên thực tế có tới 50.000 - 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000ha (Bridges, 1991). Còn ở Mỹ có khoảng 25.000 vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng đất bị ô nhiễm cần phải xử lý.
Sự gia tăng dân số.
Con người là chủ của Trái Đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi năm dân số Thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015, dân số Thế giới sẽ ở mức từ 6,9 - 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên Thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên Thế giới, nhiều Quốc gia đã phát triển chương trình kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), mức tăng trưởng dân số Toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn.
Theo dự tính, sau năm 2050, dân số Thế giới sẽ ngừng tăng và ổn định ở mức 10,3 tỷ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo cân bằng giữa dân số và khả năng của môi trường. Các nước chưa liên kết được KHHGĐ với quy hoạch phát triển, thì cũng chưa thể gắn vấn đề dân số với hành động về môi trường. Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài nguyên thiên nhiên và các HST của Trái Đất có thể chịu đựng được sự tác động thêm bởi những thành viên cuối cùng của loài người chúng ta hay không? Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025, khi người thứ 8 tỷ của Trái Đất sẽ ra đời? Nếu người thứ 6 tỷ sinh ra tại một nước phát triển, ví dụ như ở Mỹ thì người đó đương nhiên thuộc vào dân số tầng lớp trên, ít nhất theo nghĩa là có nhà tốt, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh và được hưởng giáo dục, chăm sóc y tế thích đáng, có việc làm, có thời gian giải trí. Song người thứ 6 tỷ cũng góp phần tiêu thụ những tài nguyên kỷ lục. Hàng năm, 270 triệu người Mỹ sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng của toàn hành tinh; 1 tỷ người giàu nhất Thế giới, kể cả người Châu Âu và người Nhật tiêu thụ 80% tài nguyên Trái Đất. Nếu người thứ 6 tỷ được sinh ra tại một nước đang phát triển, nơi tập trung 3/4 dân số của Thế giới thì người đó chỉ có lâm vào cơ hội nghèo đói và thiếu thốn; 1/3 dân số Thế giới (2 tỷ người) đang sống với khoảng 2 USD/ngày; một nửa số người trên Trái Đất có điều kiện vệ sinh kém; 1/4 không được dùng nước sạch, 1/3 sống trong những khu nhà ở không đủ tiện nghi; 1/6 không biết chữ và 30% những người lao động không có được cơ hội có việc làm phù hợp; 5 tỷ người còn lại trên Trái Đất chỉ tiêu dùng vẻn vẹn 20% tài nguyên Trái Đất. Việc tăng những kỳ vọng và nhu cầu thiết yếu để cải thiện điều kiện sống trong những nước đang phát triển càng làm trầm trọng thêm sự tổn hại về môi trường. Một người Mỹ trung bình hàng năm tiêu thụ 37 tấn nhiên liệu, kim loại, khoáng chất, thực phẩm và lâm sản. Ngược lại, 1 người Ấn Độ trung bình tiêu thụ hàng năm ít hơn 1 tấn. Theo Liên Hợp Quốc, nếu toàn bộ dân số của Trái Đất có cùng mức tiêu thụ trung bình như người Mỹ hoặc Tây Âu, thì cần phải có 3 Trái Đất để đáp ứng tài nguyên cần thiết. Rõ ràng, cần phải quan tâm hơn nữa tới sự tiến bộ của con người và công bằng xã hội và phải coi đây là những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường. Mỗi Quốc gia phải đảm bảo sự hài hoà giữa: Dân số, hoàn cảnh môi trường, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế - xã hội.
Sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH) trên Trái Đất.
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên Trái Đất hàng trăm triệu năm đã và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên Trái Đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người, và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới. ĐDSH được chia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền; đa dạng loài và đa dạng sinh thái.
- Đa dạng di truyền: Vật liệu di truyền của vi sinh vật, thực vật và động vật chứa đựng nhiều thông tin xác định các tính chất của tất cả các loài và các cá thể tạo nên sự đa dạng của Thế giới hữu sinh. Theo định nghĩa, thì những cá thể cùng loài có những đặc điểm giống nhau, những biến đổi di truyền lại xác định những đặc điểm riêng biệt của những cá thể trong cùng loài.
- Đa dạng loài: Được thể hiện đối với từng khu vực, đa dạng loài được tính bằng số lượng loài và những đơn vị dưới loài trong 1 vùng.
- Đa dạng HST: Sự phong phú về môi trường trên cạn và môi trường dưới nước của Trái Đất đã tạo nên một số lượng lớn HST. Những sinh cảnh rộng lớn bao gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng ngập mặn chứa đựng nhiều HST khác nhau và cũng rất giàu có về ĐDSH. Những HST riêng biệt chứa đựng các loài đặc hữu cũng góp phần quan trọng cho ĐDSH Toàn cầu. Các sinh cảnh giàu có nhất của Thế giới là rừng ẩm nhiệt đới, mặc dù chúng chỉ chiếm 70% tổng diện tích của bề mặt Trái Đất, nhưng chúng chiếm ít nhất 50%, thậm chí đến 90% số loài của động và thực vật.
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ ĐDSH còn có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và loài người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống. ĐDSH lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta đã sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hoá chất, vật liệu xây dựng, năng lượng,... và cho nhiều mục đích khác, khoảng 100 loài cây cung cấp phần lớn lượng thức ăn cho Toàn cầu, chúng vô cùng quý giá và cần phải được bảo tồn và phát triển. Hơn 10.000 cây khác, nhất là ở các vùng nhiệt đới có thể dùng làm thực phẩm nếu chúng ta biết sử dụng chúng tốt hơn. Cây cối và các sinh vật khác còn là một "xí nghiệp" hoá - sinh tự nhiên. Sức khoẻ của hơn 60% dân số Thế giới phụ thuộc vào các loài cây làm thuốc. Ví dụ, Trung Quốc đã sử dụng 5.000 trong số 30.000 loài cây để làm thuốc. Mất ĐDSH chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các HST tự nhiên, đó là: Bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hoà khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai. Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất của các loài động và thực vật. Thảm hoạ này tiến triển nhanh nhất và có hậu quả rất nghiêm trọng. Theo tính toán, trên Thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêxia. Ở Việt Nam, việc áp dụng rộng rãi các giống lúa mới trong nông nghiệp,... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các HST dẫn tới nguy cơ tuyệt diệt 28% các loài thú, 10% các loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư (Lê Quý An, 2000). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với vật nuôi trên Toàn cầu, đã có 474 giống vật nuôi được coi là quý hiếm và tổng cộng đã có 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng. Nguyên nhân chính của sự mất ĐDSH là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất ĐDSH.
Thế nào là sinh vật ngoại lai? Đó là những sinh vật lạ lọt vào một HST mà trước đó không có do hoạt động vô tình hay hữu ý của con người, từ đó nảy sinh mối đe doạ cho các loài bản địa. Điều này xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhân:
- Nhập nội các sinh vật lạ hoặc các sản phẩm sinh học mới mang tính thương mại nhưng chưa được các cơ quan chuyên môn kiểm tra và đánh giá.
- Phóng thích các sinh vật được truyền gen vào môi trường tự nhiên nhưng chưa đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng của chúng đến các HST.
Liên quan đến vấn đề này, xuất hiện phạm trù về "An toàn sinh học trong quản lý môi trường". Đó là các quy định pháp lý thống nhất trên lãnh thổ một Quốc gia về các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học cao (công nghệ gen), nhằm đảm bảo an toàn cho người, các HST và môi trường.
Đặc điểm chung của những sinh vật ngoại lai là:
+ Sinh vật sản xuất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính).
+ Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
+ Khả năng phát tán lớn.
Những tác hại do sinh vật ngoại lai gây nên: Các sinh vật lạ khi xâm nhập vào môi trường thích hợp, chúng có thể tiêu diệt dần các loài bản địa bằng:
+ Cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật)
+ Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc
+ Cạnh tranh tiêu diệt dần các loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về giá trị ĐDSH, mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.
Những nơi sinh vật ngoại lai dễ xâm nhập: Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai thường bắt đầu từ những vùng nhạy cảm, những HST kém bền vững như: Vùng cửa sông, bãi bồi, các vực nước nội địa, các vùng đảo nhỏ, các HST nông nghiệp độc canh, vùng núi cao với các HST bản địa thuần loài (thực vật). Ví dụ, Ốc bươi vàng (Pila sinensis) được nhập khẩu vào nước ta trong khoảng hơn 10 năm nay, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lúa đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc nước ta. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm, nhà nước đã phải chi ra hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này.
Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biển là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ 3.
Thứ nhất: Đó là các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn Toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ và những người không bền vững theo hai thái cực: Sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường Toàn cầu.
Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô Quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên bề mặt Trái Đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính môi trường của riêng mình, mặt khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính Toàn cầu đã và đang nổi lên. Những thách thức đó là:
Khí hậu Toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon (CO2) hàng năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO2 đã đạt đến mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu Toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các HST, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, động đất, phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào các năm từ 1996 - 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin,Canada, khu tự trị Nội Mông ở Đông Bắc Trung Quốc, Inđônêxia, Ý, Mêhicô, Liên Bang Nga và Hoa Kỳ. Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Các chuyên gia coi chỉ số ô nhiễm ở mức 100m/m3 là đã có tác động xấu đến sức khoẻ; Ở Malaixia, chỉ số này đã đạt tới 800 m/m3. Chi phí ước tính do nạn cháy rừng đối với người dân Đông Nam Á là 1,4 tỷ USD. Các vụ cháy rừng còn đe doạ nghiêm trọng tới đa dạng sinh học.
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn đến gia tăng nồng độ CO2 và SO2 trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đất rừng, nước - là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậu Trái Đất.
- Nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên Thế giới. Tất cả các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng từ điều chỉnh vốn có của mình.
Việt Nam, tuy chưa phải là nước công nghiệp, nhưng xu thế đóng góp khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Toàn cầu cũng gia tăng theo năm tháng. Kết quả kiểm kê của dự án Môi trường Toàn cầu (RETA), Việt Nam được đưa ra ở bảng sau.
Nhìn chung, lượng phát thải trong các lĩnh vực chính của những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đó chính là hệ quả của tốc độ phát triển và tỷ lệ tăng dân số ở nước ta hiện nay. Lượng phát thải CO2 do tiêu thụ năng lượng và sản xuất xi măng của năm 1993 tăng hơn so với năm 1990. Trong khi đó, lượng phát thải CO2 do các hoạt động lâm nghiệp tăng không đáng kể. Trong khu vực nông nghiệp, lượng phát thải CH4 trong chăn nuôi đã có những sai khác nhiều so với năm 1990. CO2 và CH4 là 2 loại khí nhà kính chủ yếu ở nước ta hiện nay. Tính đến năm 1993, lượng phát thải CO2 ở Việt Nam vào khoảng 27 - 28 triệu tấn do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch từ các hoạt động năng lượng và phát thải CH4 và 3,2 triệu tấn do sản xuất lúa nước. Các hoạt động trong ngành lâm nghiệp phát thải khoảng 34,5 triệu tấn CO2 song lượng CO2 do đốt sinh khối cần được đánh giá và xác định một cách chính thức.
Với những nguyên nhân trên, thiên tai không những chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng gia tăng mà quy mô tác động gây thiệt hại cho con người cũng ngày càng lớn. Ví dụ, tháng 12/1999, hai trận mưa lớn ở Vênêzuêla đã làm cho 50.000 người chết và hơn 200.000 người không có nhà ở. Cũng vào năm đó, một cơn bão lớn đã cướp đi mạng sống của 10.000 người ở Orissa (Ấn Độ) và một trận động đất đã tàn phá đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt gần đây, ngày 26/01/2001, thảm hoạ động đất ở Ấn Độ đã làm cho khoảng 30.000 người chết và hàng vạn người bị thương gây thiệt hại rất lớn về tiền của. Đầu tháng 9/2000, những cơn bão liên tiếp có kèm theo mưa lớn đã đổ xuống khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) làm cho vùng đất rộng lớn bị chìm ngập trong biển nước. Tính đến ngày 6/10/2000, tổng thiệt hại do lũ lụt gây ra tại các tỉnh ĐBSCL ước tính lên tới 3.125 tỷ đồng, 309 người chết trong đó có 232 trẻ em.
Sự suy giảm tầng Ôzôn (O3)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu khác, khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví dụ, mức cạn kiệt tầng Ôzôn là 10% thì mức bức xạ tia cực tím ở các bước sóng gây phá huỷ tăng 20%. Bức xạ tia cực tím có thể gây huỷ hoại mắt, làm đục thuỷ tinh thể và phá hoại võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bức xạ tia cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn dịch của con người và động vật, đe doạ tới đời sống của động và thực vật nổi trong môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hoá năng lượng qua quang hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thuỷ sinh.
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40 km phụ thuộc vào vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có động cơ thải ra khoảng 30 - 50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối với sức khoẻ con người.
Ví dụ: Nồng độ Ôzôn = 0,2ppm: Không gây bệnh.
Nồng độ O3 = 0,3ppm: Mũi, họng bị kích thích và bị tấy.
Nồng độ O3 = 1 - 3ppm: Gây mệt mỏi, bải hoải sau 2 giờ tiếp xúc.
Nồng độ O3 = 8ppm: Nguy hiểm đối với phổi.
Nồng độ O3 cao cũng gây tác động có hại đối với thực vật (bảng 4).
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn (ODS - Ozon Depletion Substances) bao gồm: Cloruafluorocacbon (CFC); mêtan (CH4); các khí nitơ ôxit (NO2, NO, NOx) có khả năng hoá hợp với O3 và biến đổi nó thành ôxy. Các chất làm suy giảm tầng Ôzôn trong tầng bình lưu đạt ở mức cao nhất vào năm 1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định thư Montreal và các văn bản sửa đổi của Nghị định thư dự đoán rằng, tầng Ôzôn sẽ được phục hồi so với trước những năm 1980 vào năm 2050.
Tài nguyên bị suy thoái.
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sa - ha - ra có diện tích rộng 8 triệu km2, mỗi năm bành trướng thêm từ 5 - 7km2. Một bằng chứng mới cho thấy, sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Gần đây, 250 nhà Thổ nhưỡng học được Trung tâm Thông tin và Tư vấn Quốc tế Hà Lan tham khảo lấy ý kiến đã cho rằng, khoảng 305 triệu ha đất màu mỡ (gần bằng diện tích của Tây Âu) đã bị suy thoái do bàn tay của con người, làm mất đi tính năng sản xuất nông nghiệp. Khoảng 910 triệu ha đất tốt (tương đương với diện tích nước Úc) sẽ bị suy thoái ở mức trung bình, giảm tính năng sản xuất và nếu không có biện pháp cải tạo thì quỹ đất này sẽ bị suy thoái ở mức độ mạnh trong tương lai gần. Theo Tổ chức Lương thực Thực phẩm Thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm tới, hơn 140 triệu ha đất (tương đương với diện tích của Alaska) sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên Thế giới đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe doạ. Trên phạm vi Toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hàng năm vào các sông ngòi và biển cả. Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, diện tích đất canh tác bình quân đầu người trên Thế giới năm 1983 là 0,31ha/người thì đến năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai.
- Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên Thế giới diện tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá huỷ rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông nghiệp và cho nhiều mục đích khác, gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những năm 1990 - 1995.
Ở các nước phát triển, diện tích rừng tăng 9 triệu ha, con số này còn quá nhỏ so với diện tích rừng đã bị mất đi. Chất lượng của những khu rừng còn lại đang bị đe doạ bởi nhiều sức ép do tình trạng gia tăng dân số, mưa axit, nhu cầu khai thác gỗ củi và cháy rừng. Nơi cư trú của các loài sinh vật bị thu hẹp, bị tàn phá, đe doạ tính đa dạng sinh học ở các mức độ về gen, các giống loài và các HST.
- Với tổng lượng nước là 1386.106 km3, bao phủ gần 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, và như vậy Trái Đất của chúng ta có thể gọi là "Trái Nước", nhưng loài người vẫn "khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng lượng nước đó thì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn tại ở dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể tiếp cận để sử dụng trực tiếp thì lại càng ít ỏi (chỉ chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu. Gần 20% dân số Thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các siêu đô thị, ô nhiễm nitrat (NO3 -) và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp nước sạch trên Thế giới không thể tăng lên được nữa; ngày càng có nhiều người phụ thuộc vào nguồn cung cấp cố định này và ngày càng có nhiều người bị ô nhiễm hơn. Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu người buộc phải di cư, tị nạn môi trường,... gây xuống cấp các điều kiện sức khoẻ, nhà ở, môi trường. Có khoảng 1 tỷ người không có đủ chỗ để che thân và hàng chục triệu người khác phải sống trên các hè phố. Thật không thể tin được rằng, Thế giới ngày nay cứ mỗi năm có 20 triệu người dân chết vì nguyên nhân môi trường, trong khi đó, số người chế trong các cuộc xung đột vũ trang của hơn nửa thế kỷ tính từ sau năm 1945 tới nay cũng chỉ là 20 triệu người. Bài toán tăng 75% lượng lương thực từ nay tới năm 2030 do FAO đề ra là bài toán khó vẫn chưa có lời giải vì dân số liên tục gia tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màu mỡ của đất ngày càng suy giảm.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng.
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại chất thải vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về môi trường. Khoảng 30 - 60% dân số đô thị ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Sự tăng nhanh dân số Thế giới có phần đóng góp do sự phát triển đô thị. Bước sang thế kỷ XX, dân số Thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số người sống tại các đô thị chiếm 1/7 dân số Thế giới. Nhưng đến cuối thế kỷ XX, dân số sống ở đô thị đã tăng lên nhiều và chiếm tới 1/2 dân số Thế giới. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, đô thị phát triển nhanh hơn mức tăng dân số. Châu Phi là vùng có mức độ đô thị hoá kém nhất, nay đã có mức đô thị hoá tăng hơn 4%/năm so với mức tăng dân số là 3%, số đô thị lớn ngày càng tăng hơn. Đầu thế kỷ XX chỉ có 11 đô thị loại 1 triệu dân và phần lớn tập trung ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng đến cuối thế kỷ đã có khoảng 24 siêu đô thị với số dân trên 24 triệu người.
Năm 1950, có 3 trong số 10 thành phố lớn nhất trên Thế giới là ở các nước đang phát triển như: Thượng Hải (Trung Quốc); Buenos Aires (Achentina) và Calcuta (Ấn Độ). Năm 1990, 7 thành phố lớn nhất là ở các nước đang phát triển. Năm 1995 và năm 2000 đã tăng lên 17 siêu đô thị (bảng)
Ở Việt Nam hiện nay, trong 500 thành phố và thị trấn chỉ có 2 thành phố trên 1 triệu dân (Hà Nội khoảng 2,2 triệu người, kể cả ngoại thành; Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 4 triệu người với 1/4 là ngoại thành) và 2 thành phố với số dân từ 350.000 đến 1 triệu người. Trong vòng 15 năm tới, nếu không có sự quy hoạch đô thị hợp lý, có khả năng TPHCM và cả Hà Nội sẽ trở thành siêu đô thị với tất cả những vấn đề môi trường phức tạp về mật độ dân cư.
Đặc biệt, lượng nước ngọt đang khan hiếm trên hành tinh cũng bị chính con người làm tổn thương, một số nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng đến mức không còn khả năng hoàn nguyên. Hiện nay, Đại Dương đang bị biến thành nơi chứa rác khổng lồ của con người, nơi chứa đựng đủ loại chất thải của nền văn minh kỹ thuật, kể cả chất thải hạt nhân. Việc đổ các chất thải xuống biển đang làm xuống cấp các khu vực ven biển trên toàn Thế giới, gây huỷ hoại các hệ sinh thái như đất ngập nước, rừng ngập mặn và các dải san hô.
Hiện nay, trên Thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm. Ví dụ, ở Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô nhiễm, tuy nhiên trên thực tế có tới 50.000 - 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000ha (Bridges, 1991). Còn ở Mỹ có khoảng 25.000 vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng đất bị ô nhiễm cần phải xử lý.
Sự gia tăng dân số.
Con người là chủ của Trái Đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ; năm 1974: 4 tỷ; năm 1987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi năm dân số Thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015, dân số Thế giới sẽ ở mức từ 6,9 - 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên Thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên Thế giới, nhiều Quốc gia đã phát triển chương trình kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), mức tăng trưởng dân số Toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn.
Theo dự tính, sau năm 2050, dân số Thế giới sẽ ngừng tăng và ổn định ở mức 10,3 tỷ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo cân bằng giữa dân số và khả năng của môi trường. Các nước chưa liên kết được KHHGĐ với quy hoạch phát triển, thì cũng chưa thể gắn vấn đề dân số với hành động về môi trường. Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài nguyên thiên nhiên và các HST của Trái Đất có thể chịu đựng được sự tác động thêm bởi những thành viên cuối cùng của loài người chúng ta hay không? Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025, khi người thứ 8 tỷ của Trái Đất sẽ ra đời? Nếu người thứ 6 tỷ sinh ra tại một nước phát triển, ví dụ như ở Mỹ thì người đó đương nhiên thuộc vào dân số tầng lớp trên, ít nhất theo nghĩa là có nhà tốt, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh và được hưởng giáo dục, chăm sóc y tế thích đáng, có việc làm, có thời gian giải trí. Song người thứ 6 tỷ cũng góp phần tiêu thụ những tài nguyên kỷ lục. Hàng năm, 270 triệu người Mỹ sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng của toàn hành tinh; 1 tỷ người giàu nhất Thế giới, kể cả người Châu Âu và người Nhật tiêu thụ 80% tài nguyên Trái Đất. Nếu người thứ 6 tỷ được sinh ra tại một nước đang phát triển, nơi tập trung 3/4 dân số của Thế giới thì người đó chỉ có lâm vào cơ hội nghèo đói và thiếu thốn; 1/3 dân số Thế giới (2 tỷ người) đang sống với khoảng 2 USD/ngày; một nửa số người trên Trái Đất có điều kiện vệ sinh kém; 1/4 không được dùng nước sạch, 1/3 sống trong những khu nhà ở không đủ tiện nghi; 1/6 không biết chữ và 30% những người lao động không có được cơ hội có việc làm phù hợp; 5 tỷ người còn lại trên Trái Đất chỉ tiêu dùng vẻn vẹn 20% tài nguyên Trái Đất. Việc tăng những kỳ vọng và nhu cầu thiết yếu để cải thiện điều kiện sống trong những nước đang phát triển càng làm trầm trọng thêm sự tổn hại về môi trường. Một người Mỹ trung bình hàng năm tiêu thụ 37 tấn nhiên liệu, kim loại, khoáng chất, thực phẩm và lâm sản. Ngược lại, 1 người Ấn Độ trung bình tiêu thụ hàng năm ít hơn 1 tấn. Theo Liên Hợp Quốc, nếu toàn bộ dân số của Trái Đất có cùng mức tiêu thụ trung bình như người Mỹ hoặc Tây Âu, thì cần phải có 3 Trái Đất để đáp ứng tài nguyên cần thiết. Rõ ràng, cần phải quan tâm hơn nữa tới sự tiến bộ của con người và công bằng xã hội và phải coi đây là những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường. Mỗi Quốc gia phải đảm bảo sự hài hoà giữa: Dân số, hoàn cảnh môi trường, tài nguyên, trình độ phát triển, kinh tế - xã hội.
Sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH) trên Trái Đất.
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên Trái Đất hàng trăm triệu năm đã và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi trường sống trên Trái Đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người, và là nguồn gen phong phú để tạo ra các giống loài mới. ĐDSH được chia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền; đa dạng loài và đa dạng sinh thái.
- Đa dạng di truyền: Vật liệu di truyền của vi sinh vật, thực vật và động vật chứa đựng nhiều thông tin xác định các tính chất của tất cả các loài và các cá thể tạo nên sự đa dạng của Thế giới hữu sinh. Theo định nghĩa, thì những cá thể cùng loài có những đặc điểm giống nhau, những biến đổi di truyền lại xác định những đặc điểm riêng biệt của những cá thể trong cùng loài.
- Đa dạng loài: Được thể hiện đối với từng khu vực, đa dạng loài được tính bằng số lượng loài và những đơn vị dưới loài trong 1 vùng.
- Đa dạng HST: Sự phong phú về môi trường trên cạn và môi trường dưới nước của Trái Đất đã tạo nên một số lượng lớn HST. Những sinh cảnh rộng lớn bao gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng ngập mặn chứa đựng nhiều HST khác nhau và cũng rất giàu có về ĐDSH. Những HST riêng biệt chứa đựng các loài đặc hữu cũng góp phần quan trọng cho ĐDSH Toàn cầu. Các sinh cảnh giàu có nhất của Thế giới là rừng ẩm nhiệt đới, mặc dù chúng chỉ chiếm 70% tổng diện tích của bề mặt Trái Đất, nhưng chúng chiếm ít nhất 50%, thậm chí đến 90% số loài của động và thực vật.
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô cùng quan trọng. Việc bảo vệ ĐDSH còn có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và loài người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật sống. ĐDSH lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. Chúng ta đã sử dụng sinh vật làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, hoá chất, vật liệu xây dựng, năng lượng,... và cho nhiều mục đích khác, khoảng 100 loài cây cung cấp phần lớn lượng thức ăn cho Toàn cầu, chúng vô cùng quý giá và cần phải được bảo tồn và phát triển. Hơn 10.000 cây khác, nhất là ở các vùng nhiệt đới có thể dùng làm thực phẩm nếu chúng ta biết sử dụng chúng tốt hơn. Cây cối và các sinh vật khác còn là một "xí nghiệp" hoá - sinh tự nhiên. Sức khoẻ của hơn 60% dân số Thế giới phụ thuộc vào các loài cây làm thuốc. Ví dụ, Trung Quốc đã sử dụng 5.000 trong số 30.000 loài cây để làm thuốc. Mất ĐDSH chúng ta cũng mất đi các dịch vụ tự nhiên của các HST tự nhiên, đó là: Bảo vệ các lưu vực sông ngòi, điều hoà khí hậu, duy trì chất lượng không khí, hấp thụ ô nhiễm, sản sinh và duy trì đất đai. Tuy nhiên, nhân loại đang phải đối mặt với một thời kỳ tuyệt chủng lớn nhất của các loài động và thực vật. Thảm hoạ này tiến triển nhanh nhất và có hậu quả rất nghiêm trọng. Theo tính toán, trên Thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại mà trong nhiều thập kỷ gần đây với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đã làm biến mất nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêxia. Ở Việt Nam, việc áp dụng rộng rãi các giống lúa mới trong nông nghiệp,... đã dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các HST dẫn tới nguy cơ tuyệt diệt 28% các loài thú, 10% các loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng cư (Lê Quý An, 2000). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với vật nuôi trên Toàn cầu, đã có 474 giống vật nuôi được coi là quý hiếm và tổng cộng đã có 617 giống vật nuôi đã tuyệt chủng. Nguyên nhân chính của sự mất ĐDSH là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất ĐDSH.
Thế nào là sinh vật ngoại lai? Đó là những sinh vật lạ lọt vào một HST mà trước đó không có do hoạt động vô tình hay hữu ý của con người, từ đó nảy sinh mối đe doạ cho các loài bản địa. Điều này xảy ra chủ yếu do 2 nguyên nhân:
- Nhập nội các sinh vật lạ hoặc các sản phẩm sinh học mới mang tính thương mại nhưng chưa được các cơ quan chuyên môn kiểm tra và đánh giá.
- Phóng thích các sinh vật được truyền gen vào môi trường tự nhiên nhưng chưa đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng của chúng đến các HST.
Liên quan đến vấn đề này, xuất hiện phạm trù về "An toàn sinh học trong quản lý môi trường". Đó là các quy định pháp lý thống nhất trên lãnh thổ một Quốc gia về các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học cao (công nghệ gen), nhằm đảm bảo an toàn cho người, các HST và môi trường.
Đặc điểm chung của những sinh vật ngoại lai là:
+ Sinh vật sản xuất nhanh (bằng cả sinh sản vô tính và hữu tính).
+ Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
+ Khả năng phát tán lớn.
Những tác hại do sinh vật ngoại lai gây nên: Các sinh vật lạ khi xâm nhập vào môi trường thích hợp, chúng có thể tiêu diệt dần các loài bản địa bằng:
+ Cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật)
+ Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc
+ Cạnh tranh tiêu diệt dần các loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về giá trị ĐDSH, mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.
Những nơi sinh vật ngoại lai dễ xâm nhập: Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai thường bắt đầu từ những vùng nhạy cảm, những HST kém bền vững như: Vùng cửa sông, bãi bồi, các vực nước nội địa, các vùng đảo nhỏ, các HST nông nghiệp độc canh, vùng núi cao với các HST bản địa thuần loài (thực vật). Ví dụ, Ốc bươi vàng (Pila sinensis) được nhập khẩu vào nước ta trong khoảng hơn 10 năm nay, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lúa đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc nước ta. Nạn dịch này không chỉ làm giảm sản lượng lúa của các địa phương mà hàng năm, nhà nước đã phải chi ra hàng trăm triệu đồng để tiêu diệt loài ốc này.
Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biển là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn