- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Nhiều người cho rằng, đỗ đại học là một thành công lớn, rằng sau khi đã “vượt vũ môn hóa rồng” rồi thì có thể xả hơi, chơi thoải mái.
Nhưng tôi không nghĩ vậy. Có rất nhiều điều khác trong cuộc sống cần được quan tâm sau khi đỗ đại học và trở thành sinh viên!
1. Gia đình
Không còn ngập đầu với những bài vở chồng chất của năm cuối cấp 3 và nỗi lo lắng trước hai kì thi quan trọng trước mắt nữa, tôi hướng sự quan tâm của mình tới gia đình trước tiên. Tôi hiểu rằng gia đình đã hết sức cố gắng để tạo điều kiện cho tôi tập trung ôn thi cho tốt: trong suốt thời gian học thi tôi không phải làm bất cứ một công việc nhà nào cả - mặc dù bố mẹ, đặc biệt là mẹ tôi, bận rộn vô cùng. Mẹ vừa phải đi làm, vừa đi học tại chức, lại phải chăm sóc cả gia đình tôi và ông bà tôi già yếu. Thế là ngay từ khi thi xong, tôi lập tức bắt tay vào học những công việc nội trợ một cách tích cực nhất; và tôi nhận ra rằng dậy sớm đi chợ chẳng nhàn hạ gì, cũng như nấu nướng cho vừa miệng cả nhà thật là không dễ!
Nhưng dù sao, cái tôi được vẫn nhiều hơn cái mất, đó là niềm vui khi giúp được mẹ, để mẹ đỡ vất vả hơn!
2. Học ngoại ngữ
Tôi thi khối D, tức là phải luyện tiếng Anh. Nhưng nếu như học ngoại ngữ để thi đại học thì chỉ học các cấu trúc ngữ pháp và đọc hiểu, thì học ngoại ngữ để sử dụng trong giao tiếp lại phải chú trọng nghe - nói. Mà tôi, cũng như nhiều học sinh Việt Nam khác, rất kém hai kĩ năng này. Và giờ thì tôi luyện nghe tiếng Anh. Tôi mượn sách và băng đĩa, tôi nghe cả những đài phát thanh nước ngoài như BBC hay CNN và xem phim Mỹ không có thuyết minh… Đó là những bước chuẩn bị để tôi đăng ký một khóa học tiếng Anh luyện thi lấy chứng chỉ sắp tới.
3. Đọc sách
Một tân sinh viên của ngành khoa học xã hội không thể mù tịt về xã hội. Không có nhiều tiền để sách gì cũng mua, tôi quyết định là thẻ mượn sách ở thư viện thành phố, hàng tuần đạp xe lên mượn/trả sách. Nơi đây sẽ là một trong những nơi giúp tôi tiếp cận với kho tàng của tri thức, khơi dậy khát khao học hỏi để hiểu biết - một bước đệm trước khi chính thức là sinh viên; và những cuốn sách từ đó dường như giúp tôi điềm tĩnh, chín chắn hơn.
4. Hoạt động xã hội
Là sinh viên, có nghĩa là bắt đầu rời vòng tay của gia đình, dần dần bước ra hòa mình với cộng đồng, với cuộc sống. Vào đại học, để tránh bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới, tôi cố gắng làm quen với nhiều bạn bè, cởi mở hơn, hòa đồng hơn chứ không “mọt sách” như hồi cấp 3 nữa. Tôi đăng kí tham gia câu lạc bộ khiêu vũ của trường, và hứng thú hơn nữa với câu lạc bộ tình nguyện: chúng tôi sắp tổ chức Tết trung thu cho trẻ em nghèo ở một xã ngoại thành thành phố (Từ Liêm - Hà Nội). Chuyến đi tình nguyện đầu tiên của tôi đang tới, hứa hẹn những điều mới lạ mà hết sức thú vị đang chờ tôi khám phá.
Thi đỗ với điểm số cao, nhưng nhìn ra cuộc sống xung quanh, tôi thấy mình quá non nớt, chẳng biết gì cả. Tuy thế, suy nghĩ của tôi đã thay đổi: chủ động hơn trong những công việc của bản thân và chủ động hơn với tương lai của mình; học cách tự lập và chăm lo cho người khác.
Tôi đang lớn!
[FLV]https://ussh.edu.vn/wp-content/uploads/videos/20100905-nhaphoc-k55.flv[/FLV]
Nhưng tôi không nghĩ vậy. Có rất nhiều điều khác trong cuộc sống cần được quan tâm sau khi đỗ đại học và trở thành sinh viên!
1. Gia đình
Không còn ngập đầu với những bài vở chồng chất của năm cuối cấp 3 và nỗi lo lắng trước hai kì thi quan trọng trước mắt nữa, tôi hướng sự quan tâm của mình tới gia đình trước tiên. Tôi hiểu rằng gia đình đã hết sức cố gắng để tạo điều kiện cho tôi tập trung ôn thi cho tốt: trong suốt thời gian học thi tôi không phải làm bất cứ một công việc nhà nào cả - mặc dù bố mẹ, đặc biệt là mẹ tôi, bận rộn vô cùng. Mẹ vừa phải đi làm, vừa đi học tại chức, lại phải chăm sóc cả gia đình tôi và ông bà tôi già yếu. Thế là ngay từ khi thi xong, tôi lập tức bắt tay vào học những công việc nội trợ một cách tích cực nhất; và tôi nhận ra rằng dậy sớm đi chợ chẳng nhàn hạ gì, cũng như nấu nướng cho vừa miệng cả nhà thật là không dễ!
Nhưng dù sao, cái tôi được vẫn nhiều hơn cái mất, đó là niềm vui khi giúp được mẹ, để mẹ đỡ vất vả hơn!
2. Học ngoại ngữ
Tôi thi khối D, tức là phải luyện tiếng Anh. Nhưng nếu như học ngoại ngữ để thi đại học thì chỉ học các cấu trúc ngữ pháp và đọc hiểu, thì học ngoại ngữ để sử dụng trong giao tiếp lại phải chú trọng nghe - nói. Mà tôi, cũng như nhiều học sinh Việt Nam khác, rất kém hai kĩ năng này. Và giờ thì tôi luyện nghe tiếng Anh. Tôi mượn sách và băng đĩa, tôi nghe cả những đài phát thanh nước ngoài như BBC hay CNN và xem phim Mỹ không có thuyết minh… Đó là những bước chuẩn bị để tôi đăng ký một khóa học tiếng Anh luyện thi lấy chứng chỉ sắp tới.
3. Đọc sách
Một tân sinh viên của ngành khoa học xã hội không thể mù tịt về xã hội. Không có nhiều tiền để sách gì cũng mua, tôi quyết định là thẻ mượn sách ở thư viện thành phố, hàng tuần đạp xe lên mượn/trả sách. Nơi đây sẽ là một trong những nơi giúp tôi tiếp cận với kho tàng của tri thức, khơi dậy khát khao học hỏi để hiểu biết - một bước đệm trước khi chính thức là sinh viên; và những cuốn sách từ đó dường như giúp tôi điềm tĩnh, chín chắn hơn.
4. Hoạt động xã hội
Là sinh viên, có nghĩa là bắt đầu rời vòng tay của gia đình, dần dần bước ra hòa mình với cộng đồng, với cuộc sống. Vào đại học, để tránh bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới, tôi cố gắng làm quen với nhiều bạn bè, cởi mở hơn, hòa đồng hơn chứ không “mọt sách” như hồi cấp 3 nữa. Tôi đăng kí tham gia câu lạc bộ khiêu vũ của trường, và hứng thú hơn nữa với câu lạc bộ tình nguyện: chúng tôi sắp tổ chức Tết trung thu cho trẻ em nghèo ở một xã ngoại thành thành phố (Từ Liêm - Hà Nội). Chuyến đi tình nguyện đầu tiên của tôi đang tới, hứa hẹn những điều mới lạ mà hết sức thú vị đang chờ tôi khám phá.
Thi đỗ với điểm số cao, nhưng nhìn ra cuộc sống xung quanh, tôi thấy mình quá non nớt, chẳng biết gì cả. Tuy thế, suy nghĩ của tôi đã thay đổi: chủ động hơn trong những công việc của bản thân và chủ động hơn với tương lai của mình; học cách tự lập và chăm lo cho người khác.
Tôi đang lớn!
[FLV]https://ussh.edu.vn/wp-content/uploads/videos/20100905-nhaphoc-k55.flv[/FLV]