- Tham gia
- 22/6/2017
- Bài viết
- 845
Những sự thật sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại nếu muốn làm cho công ty Nhật hoặc làm việc tại đất nước Nhật Bản.
Cuộc sống công sở ở Nhật không hề màu hồng - Nguồn: rubyronin.com
Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu thực tế trong đời sống công sở ở Nhật ở thấy những mặt trái mà bạn không tưởng tượng nổi.
Thời gian làm việc ngoài giờ quá nhiều
Ở Nhật, chuyện làm 14 tiếng/ngày rất bình thường - Nguồn: blog.gaiijinpot.com
Ở Nhật Bản, làm việc ngoài giờ là chuyện rất bình thường ở bất kỳ ngành nào. Nhân viên thậm chí có thể làm 14 tiếng/ngày – có người đàn ông thừa nhận làm 100 tiếng ngoài giờ mỗi tháng.
Trong những năm 80, 90, nhân viên được trả lương khi làm việc ngoài giờ nhưng hiện giờ thì công ty thậm chí coi đó là việc đương nhiên và không trả lương.
Thông thường, 5 giờ là giờ tan sở nhưng người Nhật phải ở lại đến nửa đêm vì cấp trên chưa về - họ không muốn gây mất hòa khí trong công sở.
Giả sử, có người về lúc 5 giờ hàng ngày trong khi mọi người làm việc đến 10 giờ tối thì người đó được coi là ích kỷ, không quan tâm đến đồng nghiệp và không nhiệt tình trong công việc.
Tính hiệu quả không được đánh giá cao
Năng suất lao động của người Nhật không cao - Nguồn: SoraNews24
Vì thời gian làm việc dài mà công việc thường không có nhiều, người Nhật thường chia nhỏ công việc ra để làm trong 14 tiếng và tốc độ làm việc rất chậm.
Nhiều người Nhật dành 1-2 tiếng để gửi một cái email hoặc dành cả tuần để làm một bài thuyết trình Powerpoint.
Đó là lý do năng suất làm việc của người Nhật chỉ bằng 61% của người Mỹ.
Hơn nữa, ngay cả khi bạn làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt, công ty cũng không thưởng cho bạn. Tăng lương và thăng chức dựa trên thứ tự cấp bậc và thời gian đóng góp cho công ty – nói cách khác, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích nếu làm việc từ 10 – 20 năm.
Vì thế, người Nhật ít khi chuyển công ty và thường làm cả đời cho một tổ chức duy nhất.
Lương không cao
Nếu bạn tìm hiểu về lương của người Nhật, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì con số này không hề cao như bạn nghĩ.
Trung bình, nam giới ở độ tuổi 35 kiếm được khoảng 3,5 triệu yên hàng năm (khoảng 30.000 đô la Mỹ, tương đương 698 triệu VNĐ) – mức lương này kém xa so với con số 45.000 đô la Mỹ hàng năm của người Mỹ.
Lương của phụ nữ thấp hơn rất nhiều: nữ giới ở độ tuổi 35 chỉ kiếm được khoảng 2,9 triệu yên, tương đương với 25.000 đô la Mỹ.
Công việc ổn định nhưng bị sa thải giống như ‘án tử hình’
Công ty Nhật đảm bảo việc làm cho người lao động - Nguồn: CITI IO
Làm việc cho công ty Nhật, bạn sẽ hiếm khi bị sa thải. Ngay cả nếu bạn làm việc không tốt lắm, một khi đã là thành viên của công ty, bạn sẽ được đảm bảo về công việc.
Tỷ lệ nhân viên bị sa thải ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác, tuy nhiên những nhân viên bị đuổi việc lại có cách đối mặt với điều này khá tiêu cực – họ thường tìm đến cái chết.
Ở Nhật, bị đuổi việc cũng giống như bị cha mẹ từ con và vì bạn dành cả đời làm việc cho một công ty, sẽ rất khó để tìm chỗ làm mới. Đó là một thực tế đáng buồn ở Nhật.
Tiền thưởng hậu hĩnh
Tuy vậy, điểm cộng là các công ty Nhật thưởng rất hậu hĩnh. Mỗi nhân viên trung bình nhận được hai lần thưởng/năm (vào tháng Một và tháng Sáu), cộng lại bằng nửa thu nhập cả năm.
Nhiều người Nhật thừa nhận, nếu không có những khoản thưởng này, cuộc sống của họ sẽ rất khó khăn.
Điều đáng buồn là, do tình hình kinh tế suy thoái, những khoản thưởng này không còn nhiều như trước.
Cũng phải lưu ý là người nước ngoài làm việc ở Nhật thường không có đặc quyền này.
Không nghỉ ốm bằng bất cứ giá nào
Người Nhật thường không nghỉ phép dù rất mệt, không có khả năng làm việc - Nguồn: rubyronin.com
Hình ảnh người Nhật đi làm đeo khẩu trang vì bị ốm sốt và ho liên hồi, thậm chí không thể nói chuyện không mấy xa lạ - dù rất mệt nhưng họ vẫn muốn chứng tỏ với đồng nghiệp và cấp trên là mình nhiệt tình và tận tụy với công việc.
Họ vẫn cố đến cơ quan rồi tranh thủ giờ giải lao đến bệnh viện truyền sắt qua tĩnh mạch. Sau đó, họ quay về làm và ở lại cơ quan đến 10 – 11 giờ tối.
Người Nhật thường không dùng đến ngày nghỉ phép. Thậm chí Thủ tướng Shinzo Abe phải kêu gọi người Nhật hãy nghỉ ngơi và đưa ra điều luật buộc họ nghỉ phép.
Nhân viên nước ngoài không được hưởng nhiều lợi ích
Hình ảnh nhân viên nước ngoài biểu tình đòi quyền lợi ở Nhật - Nguồn: Inter Press Service
Ở Nhật, để hòa nhập về văn hóa đã khó, được công ty Nhật chấp nhận hoàn toàn còn khó không kém.
Phần lớn công ty Nhật coi nhân viên nước ngoài là nhân viên tạm thời và hiếm khi có cơ hội thăng tiến.
Thậm chí, họ không được miễn giảm thuế hay hỗ trợ chi tiêu hàng tháng và phải mất cả tiền gửi xe.
Bạn sẽ khó được cất nhắc lên vị trí quản lý và các chức vụ cao hơn trong công ty nếu là người nước ngoài làm việc ở Nhật – triển vọng nghề nghiệp của bạn không mấy khả quan.
Cuộc sống công sở ở Nhật không hề màu hồng - Nguồn: rubyronin.com
Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu thực tế trong đời sống công sở ở Nhật ở thấy những mặt trái mà bạn không tưởng tượng nổi.
Thời gian làm việc ngoài giờ quá nhiều
Ở Nhật, chuyện làm 14 tiếng/ngày rất bình thường - Nguồn: blog.gaiijinpot.com
Ở Nhật Bản, làm việc ngoài giờ là chuyện rất bình thường ở bất kỳ ngành nào. Nhân viên thậm chí có thể làm 14 tiếng/ngày – có người đàn ông thừa nhận làm 100 tiếng ngoài giờ mỗi tháng.
Trong những năm 80, 90, nhân viên được trả lương khi làm việc ngoài giờ nhưng hiện giờ thì công ty thậm chí coi đó là việc đương nhiên và không trả lương.
Thông thường, 5 giờ là giờ tan sở nhưng người Nhật phải ở lại đến nửa đêm vì cấp trên chưa về - họ không muốn gây mất hòa khí trong công sở.
Giả sử, có người về lúc 5 giờ hàng ngày trong khi mọi người làm việc đến 10 giờ tối thì người đó được coi là ích kỷ, không quan tâm đến đồng nghiệp và không nhiệt tình trong công việc.
Tính hiệu quả không được đánh giá cao
Năng suất lao động của người Nhật không cao - Nguồn: SoraNews24
Vì thời gian làm việc dài mà công việc thường không có nhiều, người Nhật thường chia nhỏ công việc ra để làm trong 14 tiếng và tốc độ làm việc rất chậm.
Nhiều người Nhật dành 1-2 tiếng để gửi một cái email hoặc dành cả tuần để làm một bài thuyết trình Powerpoint.
Đó là lý do năng suất làm việc của người Nhật chỉ bằng 61% của người Mỹ.
Hơn nữa, ngay cả khi bạn làm việc chăm chỉ và đạt kết quả tốt, công ty cũng không thưởng cho bạn. Tăng lương và thăng chức dựa trên thứ tự cấp bậc và thời gian đóng góp cho công ty – nói cách khác, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích nếu làm việc từ 10 – 20 năm.
Vì thế, người Nhật ít khi chuyển công ty và thường làm cả đời cho một tổ chức duy nhất.
Lương không cao
Nếu bạn tìm hiểu về lương của người Nhật, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì con số này không hề cao như bạn nghĩ.
Trung bình, nam giới ở độ tuổi 35 kiếm được khoảng 3,5 triệu yên hàng năm (khoảng 30.000 đô la Mỹ, tương đương 698 triệu VNĐ) – mức lương này kém xa so với con số 45.000 đô la Mỹ hàng năm của người Mỹ.
Lương của phụ nữ thấp hơn rất nhiều: nữ giới ở độ tuổi 35 chỉ kiếm được khoảng 2,9 triệu yên, tương đương với 25.000 đô la Mỹ.
Công việc ổn định nhưng bị sa thải giống như ‘án tử hình’
Công ty Nhật đảm bảo việc làm cho người lao động - Nguồn: CITI IO
Làm việc cho công ty Nhật, bạn sẽ hiếm khi bị sa thải. Ngay cả nếu bạn làm việc không tốt lắm, một khi đã là thành viên của công ty, bạn sẽ được đảm bảo về công việc.
Tỷ lệ nhân viên bị sa thải ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác, tuy nhiên những nhân viên bị đuổi việc lại có cách đối mặt với điều này khá tiêu cực – họ thường tìm đến cái chết.
Ở Nhật, bị đuổi việc cũng giống như bị cha mẹ từ con và vì bạn dành cả đời làm việc cho một công ty, sẽ rất khó để tìm chỗ làm mới. Đó là một thực tế đáng buồn ở Nhật.
Tiền thưởng hậu hĩnh
Tuy vậy, điểm cộng là các công ty Nhật thưởng rất hậu hĩnh. Mỗi nhân viên trung bình nhận được hai lần thưởng/năm (vào tháng Một và tháng Sáu), cộng lại bằng nửa thu nhập cả năm.
Nhiều người Nhật thừa nhận, nếu không có những khoản thưởng này, cuộc sống của họ sẽ rất khó khăn.
Điều đáng buồn là, do tình hình kinh tế suy thoái, những khoản thưởng này không còn nhiều như trước.
Cũng phải lưu ý là người nước ngoài làm việc ở Nhật thường không có đặc quyền này.
Không nghỉ ốm bằng bất cứ giá nào
Người Nhật thường không nghỉ phép dù rất mệt, không có khả năng làm việc - Nguồn: rubyronin.com
Hình ảnh người Nhật đi làm đeo khẩu trang vì bị ốm sốt và ho liên hồi, thậm chí không thể nói chuyện không mấy xa lạ - dù rất mệt nhưng họ vẫn muốn chứng tỏ với đồng nghiệp và cấp trên là mình nhiệt tình và tận tụy với công việc.
Họ vẫn cố đến cơ quan rồi tranh thủ giờ giải lao đến bệnh viện truyền sắt qua tĩnh mạch. Sau đó, họ quay về làm và ở lại cơ quan đến 10 – 11 giờ tối.
Người Nhật thường không dùng đến ngày nghỉ phép. Thậm chí Thủ tướng Shinzo Abe phải kêu gọi người Nhật hãy nghỉ ngơi và đưa ra điều luật buộc họ nghỉ phép.
Nhân viên nước ngoài không được hưởng nhiều lợi ích
Hình ảnh nhân viên nước ngoài biểu tình đòi quyền lợi ở Nhật - Nguồn: Inter Press Service
Ở Nhật, để hòa nhập về văn hóa đã khó, được công ty Nhật chấp nhận hoàn toàn còn khó không kém.
Phần lớn công ty Nhật coi nhân viên nước ngoài là nhân viên tạm thời và hiếm khi có cơ hội thăng tiến.
Thậm chí, họ không được miễn giảm thuế hay hỗ trợ chi tiêu hàng tháng và phải mất cả tiền gửi xe.
Bạn sẽ khó được cất nhắc lên vị trí quản lý và các chức vụ cao hơn trong công ty nếu là người nước ngoài làm việc ở Nhật – triển vọng nghề nghiệp của bạn không mấy khả quan.