- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Chỉ còn gần 1 tuần nữa, năm 2012 sẽ khép lại với nhiều sự kiện đáng nhớ của ngành giáo dục Việt Nam. Tiếc thay, hầu hết chỉ là những tín hiệu buồn và đáng thất vọng…
Phanh phui tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô
Đầu tháng 6, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên. ngay sau khi Bộ GD-ĐT nhận định đây là kỳ thi “an toàn, nghiêm túc” thì một loạt clip được quay tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) đã phanh phui sự gian lận trong thi cử và làm chấn động ngành giáo dục nước ta trong năm 2012.
Trong các đoạn clip được phát tán, giám thị 2 ngồi cuối lớp, thí sinh thoải mái trao đổi, chép “phao”, thậm chí một giám thị còn ném bài vào cho thí sinh; thí sinh vô tư chép và chuyền tay nhau những tài liệu đó.Clip tiêu cực do thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc (nguyên GV thể dục trường THPT DL Đồi Ngô) tổ chức và em Đỗ Ngọc Sơn. – học sinh lớp 12 trường THPT Dân lập Đồi Ngô dùng thiết bị ghi hình mini (không có màn hình) để lưu lại bằng chứng “trò quay cóp, thầy cô ném phao” ở cả 6 buổi thi. Theo hai học sinh, tình trạng quay cóp, ném lời giải ở hội đồng thi này diễn ra từ nhiều năm, giáo viên và học sinh phản ánh nhưng rồi “đâu lại vào đó”.Sau đó, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã có quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên do dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT DL Đồi Ngô; tuy nhiên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT DL Đồi Ngô vẫn là 78,39%.Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục. Các chuyên gia, nhà giáo dục cho rằng đây là vấn đề xã hội đáng quan tâm.“Vì Việt Nam không chỉ có một Đồi Ngô mà có cả một rừng Ngô” – lời GS Nguyễn Lân Dũng. Ông đề xuất, từ Đồi Ngô, Bộ GD-ĐT cần xem lại “Hai không”, xem xét lại cách thi tốt nghiệp…
Phụ huynh… xô đổ cổng trường
Gần 6h sáng ngày 12/5 hàng trăm phụ huynh đã xô đổ cổng trường Thực nghiệm Hà Nội trước sự bất lực của lực lượng bảo vệ và công an. Một cuộc thi… chạy theo nghĩa đen đã diễn ra. Nhiều người ngã dúi dụi lại gượng đứng dậy, chạy vào trong xin mua đơn cho con thi vào lớp 1.
Các vị phụ huynh mang trong mình hi vọng con cái được giáo dục trong môi trường hiện đại, tiên tiến là điều hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, hành động xô đổ cổng trường của họ cũng khiến dư luận băn khoăn và trăn trở.Với một ngôi trường, cổng trường là nơi ngăn cách giữa không khí học tập nghiêm túc với những xô bồ của cuộc sống bên ngoài. Vì mong muốn cho con được học tập trong môi trường tốt hơn, họ không ngại xô đổ, xóa nhòa ranh giới ấy.Hơn thế nữa, mô hình giáo dục của trường Thực nghiệm được đánh giá là hiện đại và phù hợp với tâm lý, trình độ của đại bộ phận học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mô hình ấy vẫn chưa được nhân rộng …
“Làn sóng” nói không với tại chức
Bắt đầu từ năm 2011, thành phố Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa học) vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Từ đây, một loạt các tỉnh, thành khác trong cả nước đều nói không với bằng tại chức Vĩnh Phúc, Hải Dương …
Quy định của một số tỉnh, TP đang "giết chết" hệ tại chức.
Sau đó, sang đến năm 2012, các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam cũng đã có quyết định không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp hệ tại chức.Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.Với hàng loạt các tỉnh “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường ĐH của ngành giáo dục thực hiện. Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục cho các nhà hoạch định chính sách phải xem xét.Trước tình trạng này, đại diện Bộ Nội vụ – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã phải lên tiếng khẳng định, thông báo không tuyển dụng của một số địa phương là không đúng qui định pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề yếu kém trong chất lượng đào tạo tại chức của một số trường Đại học, cũng như quan niệm cố hữu về “chính quy” và “tại chức” sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều người tài mà không biết.
Nhói lòng học sinh tự tử
Trong năm 2012, ngành giáo dục thật sự chấn động bởi hàng loạt các vụ tự tử của học sinh diễn ra liên tiếp và có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Một loạt các vụ tự tử của học sinh là dấu ấn buồn của giáo dục 2012.
Ngày 7/1, một nữ sinh lớp 12 của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất trong giờ học môn Toán do bị cô giáo … xúc phạm.Ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một cửa hàng.Ngày 28/2, một nữ sinh lớp 12 Anh THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá để … chứng minh mình trong sạch.Đến 17/3, cả 3 nữ sinh Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (học sinh lớp 7A2, Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) đã uống thuốc độc tự tử vì sợ cô giáo mắng.Chỉ vì làm mất số tiền quỹ lớp hơn 600.000 đồng, em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 9/6, Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã tìm đến cái chết.Vào khoảng 9h30 ngày 20/10, Công an xã Mê Linh nhận được tin báo của gia đình em Nguyễn Thị L. (sinh lớp 10, Trường THPT Tiền Phong) cho biết, L. vừa được gia đình đưa đi cấp cứu vì cô bé đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.Lý do tự tử vì được giao cầm khoảng 500.000 đồng tiền quỹ lớp nhưng L. đã để mất.Mới đây, dư luận thêm phen hú vía khi hay tin tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.Có thể nói, hầu hết những học sinh trên đều thuộc nhóm khá, giỏi trong học tập và là con ngoan tại gia đình. Thế nhưng chỉ vì những lý do rất bình thường cũng khiến các em hoang mang, sợ hãi và giải quyết theo cách tiêu cực nhất – tự tử. Điều đó cho thấy, vai trò tinh thần của cha mẹ và thầy cô giáo trong việc giáo dục, tư vấn cho trẻ ngày càng mờ nhạt, khiến trẻ không có được nền tảng tâm lý vững chắc để giải quyết những khó khăn.
Dạy thêm – học thêm: Càng quản càng rối
Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Thông tư 17 quy định về việc dạy thêm, học thêm.
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm, nhiều địa phương đã chấp hành bằng cách cấm tuyệt đối tất cả hình thức dạy thêm học thêm. Tại một số tỉnh thành, nhiều lớp dạy thêm đã đóng cửa, nhiều thầy cô giáo bị “bắt” như “bắt trộm”, gây nên sự hoang mang cho đội ngũ giáo viên các cấp.Mặc dù đã có quyết định cấm, nhưng nhiều giáo viên, phụ huynh vẫn cố tình “lách” để tiếp tục việc dạy thêm học thêm bằng hình thức “tự nguyện”.Dù quy định đã đi vào cuộc sống, nhưng những “nền tảng” vốn có của việc dạy thêm học thêm khiến người trong cuộc lo ngại: quy định này có dấu hiệu phá sản.
“Lùm xùm” liên kết đào tạo
Điển hình là vụ giám đốc trườngquốc tế ôm tiền tỷ biến mất. Trường kinh doanh Melior thuộc Tập đoàn Melior Education Group tại Singapore, đăng ký tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, nhưng thực tế, Melior đã liên kết đào tạo nước ngoài các trình độ ĐH và CĐ.Sau đó là hàng loạt các vụ “lùm xùm” trong vấn đề liên kết đào tạo tại các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Hà Nội.Khảo sát trên địa bàn TP.Hà Nội, có rất nhiều trường tiểu học tại các quận đang triển khai thực hiện chương trình Tiếng Anh liên kết với mức học phí từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/kỳ. Tuy nhiên chất lượng của những chương trình này vẫn chưa được kiểm định.Trước tình trạng đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ chấn chỉnh việc liên kết đào tạo; đồng thời, Bộ cũng đã công bố danh sách các chương trình liên kết đào tạo được phê duyệt và những cơ sở đào tạo bị thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động.Liên tiếp các vụ liên kết đào tạo một đằng, tuyển sinh một nẻo đã bị phanh phui trong năm khiến dư luận thêm một lần đặt dấu hỏi: Công tác quản lí nhà nước có vấn đề?
VT (NLM)
Nguyentandung.org
Phanh phui tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô
Đầu tháng 6, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên. ngay sau khi Bộ GD-ĐT nhận định đây là kỳ thi “an toàn, nghiêm túc” thì một loạt clip được quay tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) đã phanh phui sự gian lận trong thi cử và làm chấn động ngành giáo dục nước ta trong năm 2012.
Scandal quay cóp ở THPT DL Đồi Ngô gây chấn động ngành giáo dục.
Trong các đoạn clip được phát tán, giám thị 2 ngồi cuối lớp, thí sinh thoải mái trao đổi, chép “phao”, thậm chí một giám thị còn ném bài vào cho thí sinh; thí sinh vô tư chép và chuyền tay nhau những tài liệu đó.Clip tiêu cực do thầy giáo Nguyễn Danh Ngọc (nguyên GV thể dục trường THPT DL Đồi Ngô) tổ chức và em Đỗ Ngọc Sơn. – học sinh lớp 12 trường THPT Dân lập Đồi Ngô dùng thiết bị ghi hình mini (không có màn hình) để lưu lại bằng chứng “trò quay cóp, thầy cô ném phao” ở cả 6 buổi thi. Theo hai học sinh, tình trạng quay cóp, ném lời giải ở hội đồng thi này diễn ra từ nhiều năm, giáo viên và học sinh phản ánh nhưng rồi “đâu lại vào đó”.Sau đó, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã có quyết định kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên do dính líu đến vụ gian lận thi cử ở Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT DL Đồi Ngô; tuy nhiên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT DL Đồi Ngô vẫn là 78,39%.Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục. Các chuyên gia, nhà giáo dục cho rằng đây là vấn đề xã hội đáng quan tâm.“Vì Việt Nam không chỉ có một Đồi Ngô mà có cả một rừng Ngô” – lời GS Nguyễn Lân Dũng. Ông đề xuất, từ Đồi Ngô, Bộ GD-ĐT cần xem lại “Hai không”, xem xét lại cách thi tốt nghiệp…
Phụ huynh… xô đổ cổng trường
Gần 6h sáng ngày 12/5 hàng trăm phụ huynh đã xô đổ cổng trường Thực nghiệm Hà Nội trước sự bất lực của lực lượng bảo vệ và công an. Một cuộc thi… chạy theo nghĩa đen đã diễn ra. Nhiều người ngã dúi dụi lại gượng đứng dậy, chạy vào trong xin mua đơn cho con thi vào lớp 1.
Cổng trường Thực nghiệm đã bị xô đổ.
Các vị phụ huynh mang trong mình hi vọng con cái được giáo dục trong môi trường hiện đại, tiên tiến là điều hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên, hành động xô đổ cổng trường của họ cũng khiến dư luận băn khoăn và trăn trở.Với một ngôi trường, cổng trường là nơi ngăn cách giữa không khí học tập nghiêm túc với những xô bồ của cuộc sống bên ngoài. Vì mong muốn cho con được học tập trong môi trường tốt hơn, họ không ngại xô đổ, xóa nhòa ranh giới ấy.Hơn thế nữa, mô hình giáo dục của trường Thực nghiệm được đánh giá là hiện đại và phù hợp với tâm lý, trình độ của đại bộ phận học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mô hình ấy vẫn chưa được nhân rộng …
“Làn sóng” nói không với tại chức
Bắt đầu từ năm 2011, thành phố Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa học) vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Từ đây, một loạt các tỉnh, thành khác trong cả nước đều nói không với bằng tại chức Vĩnh Phúc, Hải Dương …
Quy định của một số tỉnh, TP đang "giết chết" hệ tại chức.
Sau đó, sang đến năm 2012, các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam cũng đã có quyết định không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp hệ tại chức.Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.Với hàng loạt các tỉnh “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường ĐH của ngành giáo dục thực hiện. Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục cho các nhà hoạch định chính sách phải xem xét.Trước tình trạng này, đại diện Bộ Nội vụ – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã phải lên tiếng khẳng định, thông báo không tuyển dụng của một số địa phương là không đúng qui định pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề yếu kém trong chất lượng đào tạo tại chức của một số trường Đại học, cũng như quan niệm cố hữu về “chính quy” và “tại chức” sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ nhiều người tài mà không biết.
Nhói lòng học sinh tự tử
Trong năm 2012, ngành giáo dục thật sự chấn động bởi hàng loạt các vụ tự tử của học sinh diễn ra liên tiếp và có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Một loạt các vụ tự tử của học sinh là dấu ấn buồn của giáo dục 2012.
Ngày 7/1, một nữ sinh lớp 12 của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất trong giờ học môn Toán do bị cô giáo … xúc phạm.Ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một cửa hàng.Ngày 28/2, một nữ sinh lớp 12 Anh THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá để … chứng minh mình trong sạch.Đến 17/3, cả 3 nữ sinh Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (học sinh lớp 7A2, Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil) đã uống thuốc độc tự tử vì sợ cô giáo mắng.Chỉ vì làm mất số tiền quỹ lớp hơn 600.000 đồng, em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 9/6, Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã tìm đến cái chết.Vào khoảng 9h30 ngày 20/10, Công an xã Mê Linh nhận được tin báo của gia đình em Nguyễn Thị L. (sinh lớp 10, Trường THPT Tiền Phong) cho biết, L. vừa được gia đình đưa đi cấp cứu vì cô bé đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.Lý do tự tử vì được giao cầm khoảng 500.000 đồng tiền quỹ lớp nhưng L. đã để mất.Mới đây, dư luận thêm phen hú vía khi hay tin tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.Có thể nói, hầu hết những học sinh trên đều thuộc nhóm khá, giỏi trong học tập và là con ngoan tại gia đình. Thế nhưng chỉ vì những lý do rất bình thường cũng khiến các em hoang mang, sợ hãi và giải quyết theo cách tiêu cực nhất – tự tử. Điều đó cho thấy, vai trò tinh thần của cha mẹ và thầy cô giáo trong việc giáo dục, tư vấn cho trẻ ngày càng mờ nhạt, khiến trẻ không có được nền tảng tâm lý vững chắc để giải quyết những khó khăn.
Dạy thêm – học thêm: Càng quản càng rối
Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Thông tư 17 quy định về việc dạy thêm, học thêm.
Thông tư 17 đang phá sản?
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm, nhiều địa phương đã chấp hành bằng cách cấm tuyệt đối tất cả hình thức dạy thêm học thêm. Tại một số tỉnh thành, nhiều lớp dạy thêm đã đóng cửa, nhiều thầy cô giáo bị “bắt” như “bắt trộm”, gây nên sự hoang mang cho đội ngũ giáo viên các cấp.Mặc dù đã có quyết định cấm, nhưng nhiều giáo viên, phụ huynh vẫn cố tình “lách” để tiếp tục việc dạy thêm học thêm bằng hình thức “tự nguyện”.Dù quy định đã đi vào cuộc sống, nhưng những “nền tảng” vốn có của việc dạy thêm học thêm khiến người trong cuộc lo ngại: quy định này có dấu hiệu phá sản.
“Lùm xùm” liên kết đào tạo
Trong năm qua, ngành giáo dục Việt Nam cũng ghi thêm dấu ấn về vấn đề tiêu cực trong liên kết đào tạo ở tất cả các cấp học.
Vụ việc tại trường kinh doanh Melior là hồi chuông cảnh báo đối với phụ huynh và học sinh.
Điển hình là vụ giám đốc trườngquốc tế ôm tiền tỷ biến mất. Trường kinh doanh Melior thuộc Tập đoàn Melior Education Group tại Singapore, đăng ký tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, nhưng thực tế, Melior đã liên kết đào tạo nước ngoài các trình độ ĐH và CĐ.Sau đó là hàng loạt các vụ “lùm xùm” trong vấn đề liên kết đào tạo tại các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Hà Nội.Khảo sát trên địa bàn TP.Hà Nội, có rất nhiều trường tiểu học tại các quận đang triển khai thực hiện chương trình Tiếng Anh liên kết với mức học phí từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/kỳ. Tuy nhiên chất lượng của những chương trình này vẫn chưa được kiểm định.Trước tình trạng đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường ĐH, CĐ chấn chỉnh việc liên kết đào tạo; đồng thời, Bộ cũng đã công bố danh sách các chương trình liên kết đào tạo được phê duyệt và những cơ sở đào tạo bị thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động.Liên tiếp các vụ liên kết đào tạo một đằng, tuyển sinh một nẻo đã bị phanh phui trong năm khiến dư luận thêm một lần đặt dấu hỏi: Công tác quản lí nhà nước có vấn đề?
VT (NLM)
Nguyentandung.org