- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nguy hiểm tới tính mạng ghê gớm mà sao người ta vẫn duy trì nhỉ?
1. Lễ hội Onbashira Tokyo, Nhật Bản
Sáu năm mới diễn ra một lần, Onbashira là lễ hội đã lưu truyền trong ở Tokyo trong suốt 1.200 năm qua. Onbashira, theo tiếng Nhật, có nghĩa là “những cây cột danh tiếng”. Lễ hội Onbashira gồm hai phần chính, Yamadashi và Satobiki, lần lượt diễn ra vào tháng Năm và tháng Tứ.
Truyền thống Yamadashi là nghi thức nguy hiểm nhất của lễ hội. Những người đàn ông vào rừng để chặt cây, sau đó họ buộc dây thừng vào cây rồi ngồi lên thân cây để cùng trôi xuống núi. Nhiều người cho rằng, nghi thức đó thể hiện lòng dũng cảm. Trong lịch sử truyền thống Onbashira, đã có nhiều người thiệt mạng khi thực hiện nghi thức này.
2. Cây Giáng Sinh
Nhiều người trên khắp hành tinh đều biết rằng, theo truyền thống, họ sẽ chọn những cây thông Giáng sinh thật hoặc cây giả vẫn còn nguyên vẹn để về nhà trang trí chỉ để phục vụ trong ngày Noel. Dưới gốc cây thông là nơi trang trọng nhất để đặt những món quà, cũng là nơi cả gia đình quay tụ mừng ngày lễ trong tháng 12. Chuyện cây thông bị cháy cũng hiếm khi xảy ra, nhưng trong một số trường hợp, người ta trang trí quá nhiều đèn và để cây thông quá gần các đống lửa lớn nên gây ra cháy nổ. Theo số liệu của Hiệp hội Cứu hỏa Quốc gia Mỹ, từ năm 2003-2006, trung bình khoảng 240 ngôi nhà bị thiêu rụi vì những vụ cháy cây thông Noel. Trên thế giới, trung bình có 16 người chết, 25 người bị thương trong các vụ cháy cây thông mỗi năm.
3. Lặn vào mỗi dịp năm mới ở Siberia, Nga
Ở Nga, vào dịp năm mới, mọi người đều mong muốn được đẫm mình xuống hồ Baikal (sâu khoảng 1,64km) - hồ sâu nhất thế giới để cầu may. Trong những ngày này, mọi người thường cắt một hố trên mặt hồ Baikal đã đóng băng, rồi lặn xuống sâu khoảng 40m và thợ lặn giỏi nhất sẽ phải mang cây thông xuống đáy hồ. Truyền thống này xuất hiện từ năm 1982. Mặc dù nghe thì không mấy nguy hiểm, nhưng bạn hãy nhớ Baikal là hồ nước sâu nhất thế giới và một người thợ lặn phải bơi cùng thiết bị nặng tới hơn 100kg.
4. Chạy trốn bò tót ở Pamplona, Tây Ban Nha
Ai cũng biết đấu bò tót rất phổ biến ở nhiều quốc gia Nam Mỹ, nhưng truyền thống “Chạy trốn bò” thì chưa hẳn ai cũng biết đến. Lễ hội “Chạy trốn bò” nổi tiếng nhất diễn ra trong vòng 9 ngày ở San Ferrmin, Pamplona, Tây Ban Nha. Từ năm 1910, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội này.
Lễ hội được bắt đầu khi đàn bò bị nhốt được cho xổng ra ngoài, trong khi đó đám đông ngoài phố thi nhau chạy toán loạn để khỏi bị bò húc. Kể từ ngày hội “Chạy trốn bò” diễn ra, Tây Ban Nha đã có 15 nạn nhân đã qua đời và số người gặp nạn nhiều nhất vào năm 2009. Được biết, có khoảng 200-300 người bị thương mỗi năm trong khi chạy trốn bò tót.
1. Lễ hội Onbashira Tokyo, Nhật Bản
Truyền thống Yamadashi là nghi thức nguy hiểm nhất của lễ hội. Những người đàn ông vào rừng để chặt cây, sau đó họ buộc dây thừng vào cây rồi ngồi lên thân cây để cùng trôi xuống núi. Nhiều người cho rằng, nghi thức đó thể hiện lòng dũng cảm. Trong lịch sử truyền thống Onbashira, đã có nhiều người thiệt mạng khi thực hiện nghi thức này.
2. Cây Giáng Sinh
3. Lặn vào mỗi dịp năm mới ở Siberia, Nga
4. Chạy trốn bò tót ở Pamplona, Tây Ban Nha
Lễ hội được bắt đầu khi đàn bò bị nhốt được cho xổng ra ngoài, trong khi đó đám đông ngoài phố thi nhau chạy toán loạn để khỏi bị bò húc. Kể từ ngày hội “Chạy trốn bò” diễn ra, Tây Ban Nha đã có 15 nạn nhân đã qua đời và số người gặp nạn nhiều nhất vào năm 2009. Được biết, có khoảng 200-300 người bị thương mỗi năm trong khi chạy trốn bò tót.
Gingerbread