- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Sáng 19/2, trong tiết trời ấm áp, hàng nghìn người đổ về sân vận động xã Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đón xem vòng chung kết lễ hội chọi trâu. Những pha chọi quyết liệt, nảy lửa và gây hú vía cho ngay cả chủ nuôi trâu.
Hàng chục nghìn khán giả ngồi chật cứng sân vận động chọi trâu Hải Lựu đón xem những màn đấu hấp dẫn đầu xuân. Nhiều thanh niên ngồi chót vót trên cao để quan sát.
Chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, sông Lô (Vĩnh Phúc) để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Lễ hội này được mở hàng năm vào hai ngày 16 và 17/1 âm lịch hàng năm. Ước tính trong hai ngày lễ hội lượng du khách từ khắp nơi đổ về lên tới hàng chục nghìn người.
Trâu chọi ở Hải Lựu có đặc điểm rất quyết liệt và hấp dẫn với hai hàng tường rào dựng lên bao quanh. Ngay cả chủ trâu cũng có lúc phải chạy lên cao bám vào hàng rào né sự nguy hiểm.
Sáng nay, huyện Lập Thạch xuất hiện cơn mưa nhỏ khiến sân lầy lội. Các "vận động viên" thi đấu hăng máu làm nước bùn bắn tung toé.
Một con trâu mắt đỏ ngầu vì sôi sục ý chí chiến đấu.
Nhiều con trâu rất tỏ ra có kinh nghiệm và dày dạn chiến thuật với các pha ngoắc sừng, húc toé máu.
Thậm chí dùng sừng húc thẳng vào mắt đối phương.
Một pha rượt đuổi khi đối phương chịu thua bỏ chạy.
Chủ trâu tìm cách h.ãm lại cơn thịnh nộ của kẻ chiến thắng bằng cách bịt mắt trâu.
Trâu thắng hay thua cũng được làm thịt bán tại chỗ với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng/kg tuỳ chủ hàng.
Hàng chục nghìn khán giả ngồi chật cứng sân vận động chọi trâu Hải Lựu đón xem những màn đấu hấp dẫn đầu xuân. Nhiều thanh niên ngồi chót vót trên cao để quan sát.
Chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, sông Lô (Vĩnh Phúc) để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Lễ hội này được mở hàng năm vào hai ngày 16 và 17/1 âm lịch hàng năm. Ước tính trong hai ngày lễ hội lượng du khách từ khắp nơi đổ về lên tới hàng chục nghìn người.
Trâu chọi ở Hải Lựu có đặc điểm rất quyết liệt và hấp dẫn với hai hàng tường rào dựng lên bao quanh. Ngay cả chủ trâu cũng có lúc phải chạy lên cao bám vào hàng rào né sự nguy hiểm.
Sáng nay, huyện Lập Thạch xuất hiện cơn mưa nhỏ khiến sân lầy lội. Các "vận động viên" thi đấu hăng máu làm nước bùn bắn tung toé.
Một con trâu mắt đỏ ngầu vì sôi sục ý chí chiến đấu.
Nhiều con trâu rất tỏ ra có kinh nghiệm và dày dạn chiến thuật với các pha ngoắc sừng, húc toé máu.
Thậm chí dùng sừng húc thẳng vào mắt đối phương.
Một pha rượt đuổi khi đối phương chịu thua bỏ chạy.
Chủ trâu tìm cách h.ãm lại cơn thịnh nộ của kẻ chiến thắng bằng cách bịt mắt trâu.
Trâu thắng hay thua cũng được làm thịt bán tại chỗ với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng/kg tuỳ chủ hàng.