- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Những bức ảnh khắc họa rõ nét hơn tinh thần lạc quan của các chiến sĩ tham gia chiến tranh Việt Nam dù họ đang đứng giữa nơi bom rơi đạn lạc...
Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm, những hình ảnh về cuộc chiến đấu và đạn bom giờ đây đã trở thành ký ức. Bên cạnh sự mất mát, giọt nước mắt đau thương là nụ cười rạng ngời, đầy lạc quan của những người chiến sĩ.
Dù cho mưa bom, bão đạn hay giây phút sinh tử cận kề thì trái tim người lính vẫn rực cháy lý tưởng, quyết tâm chiến đấu cho Tổ quốc quyết sinh. Và trong bất cứ trường hợp nào, gian khó nơi chiến trường, nụ cười người lính vẫn nở trên môi...
Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, chúng ta cùng ngắm nhìn lại những bức hình nụ cười người lính Việt Nam trong thời chiến để phần nào cảm nhận sự lạc quan của các anh/chị đã ngã xuống, hi sinh bảo vệ cho Tổ quốc.
Bức ảnh này có tên là "Nụ cười chiến thắng" được ghi lại vào 15/8/1972 dưới chân Thành cổ Quảng Trị. Bức ảnh đã thể hiện sự lạc quan của các chiến sĩ giữa chiến trận ác liệt nhưng vẫn nở nụ cười.
Ít ai biết rằng, cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972 mãi là khúc tráng ca trong lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Trước sự tấn công của địch, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ với bản lĩnh vững vàng và sự sáng tạo đã cống hiến hết mình, làm nên chiến công hiển hách, qua đó tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Vất vả, mệt nhọc bởi đôi lúc họ phải mang tới 40kg lương thực, đạn dược trên lưng và không ít lần trực tiếp tham gia những trận đánh khốc liệt nhưng nụ cười luôn ở trên môi những người lính trẻ.
Nhân vật trong ảnh là nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Cần, người Nghệ An. Cô là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1967. Thời đó, các nữ thanh niên xung phong gánh vác những nhiệm vụ như vận chuyển lương thực, đạn dược ra tiền tuyến, cứu trợ thương binh và lấp hố bom mở đường. Tuy công việc có nguy nan nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi cô.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh nụ cười rạng rỡ của những nữ du kích xã Trung Giang - đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Họ đã biến vỏ thép của xe thiết giáp M113 của Mỹ thành ụ đề kháng, làm chỗ tránh đạn cho đồng đội.
Người nữ giải phóng quân nở một nụ cười tươi rói trong đợt tiến công cuối cùng vào giải phóng Sài Gòn.
Đằng sau tiếng bom vang rền, những người chiến sĩ đôi lúc cũng có phút giây hiếm hoi được hớt tóc cho nhau.
... hay giây phút hạnh phúc cùng nhau chung vui, đọc bức thư của gia đình, người thân gửi tới từ phương xa. Ảnh chụp tháng 3/1972.
Hình ảnh những chiến sĩ trẻ cùng nhau chia nhau miếng cơm, ngụm nước. Ai cũng hiểu rằng, cuộc chiến đấu này sẽ còn gian khổ và dai dẳng. Bởi vậy mà các anh, các chú, các bác luôn động viên nhau cố gắng cùng khát khao bảo vệ cuộc sống hòa bình trên quê hương - thành quả mà ngày nay mỗi chúng ta đang được thừa hưởng. Hình ảnh những nụ cười rạng ngời, đầy lạc quan của người chiến sĩ trẻ năm xưa.
Dù nhiều gian khó, nhưng trên môi các chiến sĩ trẻ luôn phơi phới nụ cười bởi họ tin vào chiến thắng ở ngày mai. Sự cố gắng, hi sinh anh dũng của những người đồng đội, đồng chí sẽ không bao giờ là uổng phí.
Những chiến sĩ năm xưa tin rằng, người bạn, người đồng chí nằm xuống sẽ mãi nở nụ cười mãn nguyện khi thấy đất nước được hòa bình, thống nhất.
Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7) được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ những người thương binh, liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh trong các cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History.com, VNM, Ảnh của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính...
Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm, những hình ảnh về cuộc chiến đấu và đạn bom giờ đây đã trở thành ký ức. Bên cạnh sự mất mát, giọt nước mắt đau thương là nụ cười rạng ngời, đầy lạc quan của những người chiến sĩ.
Dù cho mưa bom, bão đạn hay giây phút sinh tử cận kề thì trái tim người lính vẫn rực cháy lý tưởng, quyết tâm chiến đấu cho Tổ quốc quyết sinh. Và trong bất cứ trường hợp nào, gian khó nơi chiến trường, nụ cười người lính vẫn nở trên môi...
Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, chúng ta cùng ngắm nhìn lại những bức hình nụ cười người lính Việt Nam trong thời chiến để phần nào cảm nhận sự lạc quan của các anh/chị đã ngã xuống, hi sinh bảo vệ cho Tổ quốc.
Bức ảnh này có tên là "Nụ cười chiến thắng" được ghi lại vào 15/8/1972 dưới chân Thành cổ Quảng Trị. Bức ảnh đã thể hiện sự lạc quan của các chiến sĩ giữa chiến trận ác liệt nhưng vẫn nở nụ cười.
Ít ai biết rằng, cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè đỏ lửa năm 1972 mãi là khúc tráng ca trong lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Trước sự tấn công của địch, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ với bản lĩnh vững vàng và sự sáng tạo đã cống hiến hết mình, làm nên chiến công hiển hách, qua đó tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh nụ cười của các chiến sĩ khi được cha con ông già ngư dân Quảng Trị không quản nguy hiểm ngày đêm đưa bộ đội vào Thành cổ để chiến đấu.
Vất vả, mệt nhọc bởi đôi lúc họ phải mang tới 40kg lương thực, đạn dược trên lưng và không ít lần trực tiếp tham gia những trận đánh khốc liệt nhưng nụ cười luôn ở trên môi những người lính trẻ.
Nhân vật trong ảnh là nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Cần, người Nghệ An. Cô là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1967. Thời đó, các nữ thanh niên xung phong gánh vác những nhiệm vụ như vận chuyển lương thực, đạn dược ra tiền tuyến, cứu trợ thương binh và lấp hố bom mở đường. Tuy công việc có nguy nan nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi cô.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh nụ cười rạng rỡ của những nữ du kích xã Trung Giang - đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Họ đã biến vỏ thép của xe thiết giáp M113 của Mỹ thành ụ đề kháng, làm chỗ tránh đạn cho đồng đội.
Người nữ giải phóng quân nở một nụ cười tươi rói trong đợt tiến công cuối cùng vào giải phóng Sài Gòn.
Đằng sau tiếng bom vang rền, những người chiến sĩ đôi lúc cũng có phút giây hiếm hoi được hớt tóc cho nhau.
... hay giây phút hạnh phúc cùng nhau chung vui, đọc bức thư của gia đình, người thân gửi tới từ phương xa. Ảnh chụp tháng 3/1972.
Hình ảnh những chiến sĩ trẻ cùng nhau chia nhau miếng cơm, ngụm nước. Ai cũng hiểu rằng, cuộc chiến đấu này sẽ còn gian khổ và dai dẳng. Bởi vậy mà các anh, các chú, các bác luôn động viên nhau cố gắng cùng khát khao bảo vệ cuộc sống hòa bình trên quê hương - thành quả mà ngày nay mỗi chúng ta đang được thừa hưởng. Hình ảnh những nụ cười rạng ngời, đầy lạc quan của người chiến sĩ trẻ năm xưa.
Dù nhiều gian khó, nhưng trên môi các chiến sĩ trẻ luôn phơi phới nụ cười bởi họ tin vào chiến thắng ở ngày mai. Sự cố gắng, hi sinh anh dũng của những người đồng đội, đồng chí sẽ không bao giờ là uổng phí.
Những chiến sĩ năm xưa tin rằng, người bạn, người đồng chí nằm xuống sẽ mãi nở nụ cười mãn nguyện khi thấy đất nước được hòa bình, thống nhất.
Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7) được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ những người thương binh, liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh trong các cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History.com, VNM, Ảnh của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính...
Hiệu chỉnh bởi quản lý: