- Tham gia
- 14/9/2017
- Bài viết
- 2.251
Đau đớn trước cái chết của Sulli đã đủ nghẹn ngào, chúng ta còn thấy đau đớn hơn khi nghĩ về những người trẻ như cô gái trẻ ấy: Họ không thể nức nở nỗi buồn thành tiếng, đành chọn nụ cười để che đi một niềm đau để rồi thấy cuộc đời nhòa dần trước mắt.
Khi một hơi thở hóa thinh không, bao nhiêu người trẻ lại vỡ òa trong nước mắt.
Trên Facebook tôi, người ta nói về cái chết của Sulli với sự thương tiếc và bàng hoàng, dù là fan Kpop hay không. Có không ít người hâm mộ Kpop, đã gạt nước mắt sau cái chết của Jonghyun để tự an ủi bản thân rằng: "Jonghyun sẽ là người cuối cùng phải chịu những cái chết đớn đau như vậy, chúng tôi không muốn thấy một ai nữa". Khi tin thi thể Sulli được tìm thấy ở nhà riêng, tôi biết nhiều người trẻ đã ngã quỵ.
Sulli chết, niềm tin của nhiều người trẻ vào những điều như sự thấu hiểu vấn đề tinh thần, quan tâm tới khủng hoảng tuổi trẻ cũng chết theo. Người ta khóc thương cho Sulli, cho "thanh xuân của mình" - và người ta cũng khóc thương cho bao người trẻ trên khắp thế giới. Hôm nay có thể là Sulli, ngày mai sẽ là một người trẻ khác, lướt qua dòng đời với gương mặt rạng rỡ, đầy vui vẻ và niềm nở nhưng đó có thể là những hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tâm trí bạn trước khi nhìn thấy dòng tin: “Ai đó đã tự tử vào ngày hôm qua, tại nhà riêng, một mình”.
"Người hiện đại chọn suy sụp theo cách im lặng. Nhìn thì rất bình thường, vẫn nói, vẫn cười, vẫn hòa đồng nhưng thực tế nội tâm chứa đầy tâm sự. Họ không đóng sập cửa, không đập phá đồ đạc, họ cũng không khóc, không phát điên, thế nhưng đến một lúc nào đó, nội tâm ấy sẽ chất chứa đến cực hạn".
Người trẻ hiện đại có biết bao nhiêu đường dây nóng, trang web tư vấn, chuyên gia tâm lý, các đàn anh đàn chị hiểu chuyện, trải đời nhiều để có thể tư vấn tâm lý. Vậy nhưng họ cũng không cảm thấy an toàn, đủ bình yên trong thế giới để trải lòng với mọi người, thậm chí không thể đối mặt với chính cảm xúc của bản thân. Xã hội đem đến cho họ nhiều công cụ để hàn gắn cảm xúc, chữa lành vết thương tinh thần nhưng không khiến họ đủ tin tưởng để mở lòng, không bị đánh giá và thực sự được quan tâm.
Khi cô bạn thân của tôi chia tay, tôi không thể làm gì khác ngoài cầm một bịch khăn giấy và một cốc trà sữa chạy ngay tới nhà nó. Nghe có phần ngớ ngẩn đúng không? Đừng bắt cô ấy ngừng khóc, điều bạn cần làm là hiện diện trong khoảnh khắc yếu đuối của người thân, chìa ra những tờ khăn giấy và nói "hãy cứ khóc đi vì ít nhất mày đã có thể giải tỏa cảm xúc của mình", đưa cho cô bạn cốc nước vì đó là lúc nó sẽ thấy mệt và khát nước nhất. Đừng bắt người trẻ phải nén chịu nỗi đau của bản thân, đè nén nó xuống để làm vui lòng người khác. Tôi ghét những câu nói như "thất tình cũng phải xinh đẹp và rạng rỡ để cho người khác ghen tị" hay "lau nước mắt đi, còn cả cuộc đời phía trước cơ mà".
Những câu nói ấy, thật tệ hại, vô tình và thiếu nhạy cảm - dù ai cũng có ý tốt của riêng mình.
Bạn nghĩ sẽ yên tâm khi nhìn thấy cô bạn thân cười nói, hòa đồng với mọi người, thở phào nhẹ nhõm vì vấn đề đã được giải quyết. Chẳng có vấn đề nào được giải quyết cả, nếu cười một cái khiến trầm cảm không còn, căng thẳng và áp lực đi mất, có lẽ sẽ không có một nhân vật Joker để người ta dằn vặt nhau trong những bài phân tích phim. Tại nhiều nơi, sự phủ nhận, đè nén cảm xúc tiêu cực của người trẻ chỉ diễn ra với từng cá nhân hay một nhóm nhỏ bạn bè, gia đình. Nhưng trong ngành giải trí và đặc biệt tại những đất nước như Hàn Quốc, nơi "chiều lòng người hâm mộ" là tôn chỉ hàng đầu được nhiều quản lý dặn các idol phải nằm lòng, sự đè nén cảm xúc đã mở tới quy mô của cả một xã hội. Ai cho họ khóc? Ai cho họ cười thoải mái? Ai cho họ đau khổ và mệt mỏi? Và ai cho họ sự sống?
Mỗi khi có ai đó ra đi vì trầm cảm, nó như một đòn giáng mạnh vào những người trẻ và cả xã hội. Việc tích tụ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu là một điều vô cùng độc hại; khi không thể giải phóng cảm xúc, nó sẽ trào lên và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nói ra suy nghĩ của bản thân không nhằm mục đích để giải quyết vấn đề ngay lập tức nhưng chí ít, những người đang trầm cảm biết rằng họ không cô đơn. Chỉ vài câu nói như "Em ổn không", "Chị ở đây bên em", "nếu khóc được thì cứ khóc đi, phải thành thật với cảm xúc của mày chứ" cũng khiến ai đó nhẹ lòng.
Đến tận khi một người qua đời, chúng ta vẫn luôn muốn giữ những bức hình trên di ảnh là một nụ cười rạng rỡ - cả cuộc đời của họ đã ngập đầy những nỗi buồn, đã khoác lên những chiếc mặt nạ của một niềm vui gượng gạo, sao đến khi qua đời rồi chúng ta vẫn muốn nhìn thấy họ rạng rỡ? Điều đó chỉ để làm yên lòng những người còn sống. Với người đã chết, nó vẫn cứ như một "nghĩa vụ" mà không thể trách ai, chỉ thấy đau lòng khi nghĩ tới.
Trong văn phòng chiều nay, nhiều người đã bủn rủn không thể gõ tiếp dòng báo cáo dang dở khi đọc tin Sulli qua đời. Ai đó đã bỏ một buổi hẹn đi chơi buổi tối, chọn cách trốn trong phòng, lã chã nước mắt khi cái tin tức đầy rúng động ấy phát trên mọi báo đài. Tôi sợ phải nhìn thấy những người trẻ dằn vặt, vật vã trong nỗi đau này một mình. Nó như một vòng luẩn quẩn của sự bế tắc: Chúng ta nhìn những người trẻ khác bế tắc chọn cách quyên sinh và manh nha trong suy nghĩ yếu đuối ấy, sự tuyệt vọng đã chuyển thành những điều tồi tệ hơn?
Điều gì khiến tôi sợ hãi nhất khi đọc những câu chuyện chia sẻ về sự ra đi của Sulli? Rằng trước ngày Sulli tự tử, cô gái trẻ vẫn chụp ảnh quảng cáo và tươi cười rạng rỡ, rằng Sulli sống một mình tại căn hộ, chưa phát hiện dấu hiệu xung đột hay những biểu hiện gì quá bất thường suốt thời gian qua vì nếu có, Dispatch Hàn Quốc đâu có tha cho những người như cô. Không một ai đang thực sự hạnh phúc rồi một ngày nảy lên ý tưởng trong đầu: “À hôm nay là một ngày đẹp trời, hãy tự tử đi”. Đó phải là một quá trình dài đằng đẵng, uất ức và bế tắc, như thể bạn bị nhốt trong một cái lồng mà không biết ai là người có thể mở khóa.
Họ tự tử.
Tôi đã đi qua nhiều năm tháng cùng các bạn trẻ yêu Kpop để biết có tồn tại một cộng đồng netizen không chịu được khi idol trông mệt mỏi, rầu rĩ - họ phản đối và la ó. Nhưng tôi cũng biết, rất nhiều bạn bè xung quanh tôi sẵn sàng để lại hàng loạt bình luận động viên thần tượng như Sulli, lo lắng cho sức khỏe và tinh thần của Sulli nếu manh nha có chút gì đó không ổn. Những người xung quanh Sulli, họ thiết tha lắm cho một “tín hiệu”, họ đủ nhạy bén để biết khi nào thần tượng không ổn. Nhưng tuyệt nhiên không có gì, đó là điều đáng sợ nhất. Và cũng buồn nhất. Chất chứa trong những dòng tâm sự trải dài trên Facebook là cả sự tuyệt vọng, ai đó nghĩ rằng, họ lại để mất thần tượng của mình một lần nữa rồi.
Nếu bạn muốn hét lên, hãy cứ hét lớn như chưa bao giờ có cơ hội; hét trên nóc nhà, ngoài bờ sông, thậm chí là giữa phố xá đông đúc. Nhưng xin bạn đừng tự tử. Nếu bạn muốn khóc, gọi bất cứ ai trong friendlist Facebook, họ sẽ lao tới với bạn như tôi chạy tới cô bạn thân. Nhưng xin bạn đừng tự tử. Nếu thấy cuộc đời đang buông tay bạn ra, hãy giữ chặt suy nghĩ trong đầu sẽ luôn có người đang cố để nắm cánh tay bạn thật chặt. Xin bạn, đừng tự tử.
Chúng ta đã đánh mất quá nhiều người trẻ cho trầm cảm và các vấn đề tâm lý. Đừng thả rơi bản thân trong sự đè nén cảm xúc độc hại. Nếu cần chia sẻ hãy lên tiếng, nếu biết ai đó cần giúp đỡ hay cho họ lời khuyên tử tế, con người không liên kết chỉ bằng điện thoại hay tin nhắn, chúng ta liên kết bằng quan tâm và giúp đỡ. Đừng bán rẻ cảm xúc của bản thân cho niềm vui của người khác; cuộc đời này, nếu ai đó gọi là ích kỷ, cũng xin yêu quý bản thân mình trên cùng.
Khi một hơi thở hóa thinh không, bao nhiêu người trẻ lại vỡ òa trong nước mắt.
Trên Facebook tôi, người ta nói về cái chết của Sulli với sự thương tiếc và bàng hoàng, dù là fan Kpop hay không. Có không ít người hâm mộ Kpop, đã gạt nước mắt sau cái chết của Jonghyun để tự an ủi bản thân rằng: "Jonghyun sẽ là người cuối cùng phải chịu những cái chết đớn đau như vậy, chúng tôi không muốn thấy một ai nữa". Khi tin thi thể Sulli được tìm thấy ở nhà riêng, tôi biết nhiều người trẻ đã ngã quỵ.
Sulli chết, niềm tin của nhiều người trẻ vào những điều như sự thấu hiểu vấn đề tinh thần, quan tâm tới khủng hoảng tuổi trẻ cũng chết theo. Người ta khóc thương cho Sulli, cho "thanh xuân của mình" - và người ta cũng khóc thương cho bao người trẻ trên khắp thế giới. Hôm nay có thể là Sulli, ngày mai sẽ là một người trẻ khác, lướt qua dòng đời với gương mặt rạng rỡ, đầy vui vẻ và niềm nở nhưng đó có thể là những hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tâm trí bạn trước khi nhìn thấy dòng tin: “Ai đó đã tự tử vào ngày hôm qua, tại nhà riêng, một mình”.
"Người hiện đại chọn suy sụp theo cách im lặng. Nhìn thì rất bình thường, vẫn nói, vẫn cười, vẫn hòa đồng nhưng thực tế nội tâm chứa đầy tâm sự. Họ không đóng sập cửa, không đập phá đồ đạc, họ cũng không khóc, không phát điên, thế nhưng đến một lúc nào đó, nội tâm ấy sẽ chất chứa đến cực hạn".
Người trẻ hiện đại có biết bao nhiêu đường dây nóng, trang web tư vấn, chuyên gia tâm lý, các đàn anh đàn chị hiểu chuyện, trải đời nhiều để có thể tư vấn tâm lý. Vậy nhưng họ cũng không cảm thấy an toàn, đủ bình yên trong thế giới để trải lòng với mọi người, thậm chí không thể đối mặt với chính cảm xúc của bản thân. Xã hội đem đến cho họ nhiều công cụ để hàn gắn cảm xúc, chữa lành vết thương tinh thần nhưng không khiến họ đủ tin tưởng để mở lòng, không bị đánh giá và thực sự được quan tâm.
Khi cô bạn thân của tôi chia tay, tôi không thể làm gì khác ngoài cầm một bịch khăn giấy và một cốc trà sữa chạy ngay tới nhà nó. Nghe có phần ngớ ngẩn đúng không? Đừng bắt cô ấy ngừng khóc, điều bạn cần làm là hiện diện trong khoảnh khắc yếu đuối của người thân, chìa ra những tờ khăn giấy và nói "hãy cứ khóc đi vì ít nhất mày đã có thể giải tỏa cảm xúc của mình", đưa cho cô bạn cốc nước vì đó là lúc nó sẽ thấy mệt và khát nước nhất. Đừng bắt người trẻ phải nén chịu nỗi đau của bản thân, đè nén nó xuống để làm vui lòng người khác. Tôi ghét những câu nói như "thất tình cũng phải xinh đẹp và rạng rỡ để cho người khác ghen tị" hay "lau nước mắt đi, còn cả cuộc đời phía trước cơ mà".
Những câu nói ấy, thật tệ hại, vô tình và thiếu nhạy cảm - dù ai cũng có ý tốt của riêng mình.
Bạn nghĩ sẽ yên tâm khi nhìn thấy cô bạn thân cười nói, hòa đồng với mọi người, thở phào nhẹ nhõm vì vấn đề đã được giải quyết. Chẳng có vấn đề nào được giải quyết cả, nếu cười một cái khiến trầm cảm không còn, căng thẳng và áp lực đi mất, có lẽ sẽ không có một nhân vật Joker để người ta dằn vặt nhau trong những bài phân tích phim. Tại nhiều nơi, sự phủ nhận, đè nén cảm xúc tiêu cực của người trẻ chỉ diễn ra với từng cá nhân hay một nhóm nhỏ bạn bè, gia đình. Nhưng trong ngành giải trí và đặc biệt tại những đất nước như Hàn Quốc, nơi "chiều lòng người hâm mộ" là tôn chỉ hàng đầu được nhiều quản lý dặn các idol phải nằm lòng, sự đè nén cảm xúc đã mở tới quy mô của cả một xã hội. Ai cho họ khóc? Ai cho họ cười thoải mái? Ai cho họ đau khổ và mệt mỏi? Và ai cho họ sự sống?
Mỗi khi có ai đó ra đi vì trầm cảm, nó như một đòn giáng mạnh vào những người trẻ và cả xã hội. Việc tích tụ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu là một điều vô cùng độc hại; khi không thể giải phóng cảm xúc, nó sẽ trào lên và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nói ra suy nghĩ của bản thân không nhằm mục đích để giải quyết vấn đề ngay lập tức nhưng chí ít, những người đang trầm cảm biết rằng họ không cô đơn. Chỉ vài câu nói như "Em ổn không", "Chị ở đây bên em", "nếu khóc được thì cứ khóc đi, phải thành thật với cảm xúc của mày chứ" cũng khiến ai đó nhẹ lòng.
Đến tận khi một người qua đời, chúng ta vẫn luôn muốn giữ những bức hình trên di ảnh là một nụ cười rạng rỡ - cả cuộc đời của họ đã ngập đầy những nỗi buồn, đã khoác lên những chiếc mặt nạ của một niềm vui gượng gạo, sao đến khi qua đời rồi chúng ta vẫn muốn nhìn thấy họ rạng rỡ? Điều đó chỉ để làm yên lòng những người còn sống. Với người đã chết, nó vẫn cứ như một "nghĩa vụ" mà không thể trách ai, chỉ thấy đau lòng khi nghĩ tới.
Trong văn phòng chiều nay, nhiều người đã bủn rủn không thể gõ tiếp dòng báo cáo dang dở khi đọc tin Sulli qua đời. Ai đó đã bỏ một buổi hẹn đi chơi buổi tối, chọn cách trốn trong phòng, lã chã nước mắt khi cái tin tức đầy rúng động ấy phát trên mọi báo đài. Tôi sợ phải nhìn thấy những người trẻ dằn vặt, vật vã trong nỗi đau này một mình. Nó như một vòng luẩn quẩn của sự bế tắc: Chúng ta nhìn những người trẻ khác bế tắc chọn cách quyên sinh và manh nha trong suy nghĩ yếu đuối ấy, sự tuyệt vọng đã chuyển thành những điều tồi tệ hơn?
Điều gì khiến tôi sợ hãi nhất khi đọc những câu chuyện chia sẻ về sự ra đi của Sulli? Rằng trước ngày Sulli tự tử, cô gái trẻ vẫn chụp ảnh quảng cáo và tươi cười rạng rỡ, rằng Sulli sống một mình tại căn hộ, chưa phát hiện dấu hiệu xung đột hay những biểu hiện gì quá bất thường suốt thời gian qua vì nếu có, Dispatch Hàn Quốc đâu có tha cho những người như cô. Không một ai đang thực sự hạnh phúc rồi một ngày nảy lên ý tưởng trong đầu: “À hôm nay là một ngày đẹp trời, hãy tự tử đi”. Đó phải là một quá trình dài đằng đẵng, uất ức và bế tắc, như thể bạn bị nhốt trong một cái lồng mà không biết ai là người có thể mở khóa.
Họ tự tử.
Tôi đã đi qua nhiều năm tháng cùng các bạn trẻ yêu Kpop để biết có tồn tại một cộng đồng netizen không chịu được khi idol trông mệt mỏi, rầu rĩ - họ phản đối và la ó. Nhưng tôi cũng biết, rất nhiều bạn bè xung quanh tôi sẵn sàng để lại hàng loạt bình luận động viên thần tượng như Sulli, lo lắng cho sức khỏe và tinh thần của Sulli nếu manh nha có chút gì đó không ổn. Những người xung quanh Sulli, họ thiết tha lắm cho một “tín hiệu”, họ đủ nhạy bén để biết khi nào thần tượng không ổn. Nhưng tuyệt nhiên không có gì, đó là điều đáng sợ nhất. Và cũng buồn nhất. Chất chứa trong những dòng tâm sự trải dài trên Facebook là cả sự tuyệt vọng, ai đó nghĩ rằng, họ lại để mất thần tượng của mình một lần nữa rồi.
Nếu bạn muốn hét lên, hãy cứ hét lớn như chưa bao giờ có cơ hội; hét trên nóc nhà, ngoài bờ sông, thậm chí là giữa phố xá đông đúc. Nhưng xin bạn đừng tự tử. Nếu bạn muốn khóc, gọi bất cứ ai trong friendlist Facebook, họ sẽ lao tới với bạn như tôi chạy tới cô bạn thân. Nhưng xin bạn đừng tự tử. Nếu thấy cuộc đời đang buông tay bạn ra, hãy giữ chặt suy nghĩ trong đầu sẽ luôn có người đang cố để nắm cánh tay bạn thật chặt. Xin bạn, đừng tự tử.
Chúng ta đã đánh mất quá nhiều người trẻ cho trầm cảm và các vấn đề tâm lý. Đừng thả rơi bản thân trong sự đè nén cảm xúc độc hại. Nếu cần chia sẻ hãy lên tiếng, nếu biết ai đó cần giúp đỡ hay cho họ lời khuyên tử tế, con người không liên kết chỉ bằng điện thoại hay tin nhắn, chúng ta liên kết bằng quan tâm và giúp đỡ. Đừng bán rẻ cảm xúc của bản thân cho niềm vui của người khác; cuộc đời này, nếu ai đó gọi là ích kỷ, cũng xin yêu quý bản thân mình trên cùng.
Theo Kênh14