- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Đó là những cô bạn, cậu bạn hay ghen tị với người khác và để sự đố kị đó che mắt, khiến họ có hành động sai lầm. Những nhân vật “xấu xí”
Ai trong chúng ta hẳn đều đã từng một lần trải qua cảm giác không vui, buồn bã, thậm chí tức giận khi thấy người khác đạt được thành quả lớn hơn mình. Đó chưa hẳn là sự ghen tị mà chỉ đơn giản là những cảm xúc bình thường, dễ xuất hiện và cũng nhanh biến mất, là kết quả của phép so sánh chóng vánh giữa mình và người ta.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều biết cách “kiểm soát” sự ghen tị đó bên trong bản thân mình. Một cách vô tình hoặc cố ý, họ đã biến chính mình thành những con người xấu tính hay đố kị.
Phương Thủy (ĐH Ngoại Thương) từng chơi rất thân với một cô bạn cùng lớp. Ngày mới vào đại học, hai bạn cùng háo hức nộp đơn vào CLB truyền thông của trường. Thủy vướng lịch ca làm thêm buổi chiều nên đã nhờ bạn của mình mang đơn đến nộp giúp. Đinh ninh rằng đơn đã đến tay các anh chị trưởng ban nên Thủy rất buồn khi thấy tên mình không xuất hiện trong danh sách vòng hai.
Không nản chí, ở đợt tuyển thành viên lần thứ hai của CLB, Thủy đã tự tay nộp đơn, vượt qua vòng phỏng vấn và cả teamwork để được trở thành thành viên chính thức. Trong một bữa dọn phòng của CLB, Thủy tìm thấy “kho tàng” các đơn đăng ký tham gia CLB từ nhiều năm nay nhưng lạ một điều là đơn của chính mình, cô bạn không tìm thấy. Thủy băn khoăn và đến gặp cô bạn, hỏi lại chuyện cũ thì mới hay, trước đây, vì ghen tị với bạn mình, sợ bạn mình năng động và giỏi giang hơn nên cô bạn kia đã... giấu nhẹm lá đơn đó đi thay vì mang đến nộp giúp Thủy.
Tệ hơn là trường hợp của Mạnh Quân (THPT LTV), cậu bạn này luôn nghi kị thành công của người khác và cho rằng đó là sự đánh giá thiếu công bằng. Quân ganh ghét với những giải thưởng, những lời khen mà thầy cô dành cho một cậu bạn cùng lớp đến mức những lần như thế, cậu luôn nói với mọi người rằng cậu mới là người giỏi nhất. Cậu tranh thủ mọi cơ hội để nói xấu, “hạ thấp” cậu bạn kia để... hả dạ.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân từ đâu?
“Thầy giáo tớ nói rằng chỉ cần nhìn vào giờ trả bài kiểm tra giữa kì hoặc cuối kì là thấy ngay điểm khác nhau giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài. Ở các nước khác, sinh viên luôn tôn trọng tối đa quyền riêng tư cá nhân, không bao giờ chủ động hỏi điểm người khác, đặc biệt với mục đích so sánh. Họ biết thực lực của mình, tự đánh giá và thấy cần và nên cố gắng hơn. Trong khi ở Việt Nam, cô trả bài là sinh viên ngay lập tức nhao nhao hỏi điểm người bên cạnh, so sánh đủ kiểu. Thậm chí có bạn còn “vạch lá tìm sâu” để kiếm cớ yêu cầu thầy trừ điểm bài của người khác. Ngẫm đi ngẫm lại cũng thấy thầy giáo nói đúng thật!” – tâm sự của Minh Trà (19 tuổi, Thanh Hóa) đã phần nào khắc họa một cái nhìn khá chân thực về sinh viên Việt Nam. Hành động ấy có thể xuất phát từ sự cầu tiến, nhưng đa phần lại cho thấy sự nhỏ nhen, ích kỉ bên trong mỗi người. Không ai muốn người khác hơn mình, chẳng ai muốn chấp nhận mình là kẻ thua kém.
Mặc dù “tiên trách cử” nhưng rõ ràng tính cách đó được hình thành cũng bởi những sự so sánh của bố mẹ, ông bà ta từ những ngày ta còn nhỏ. “Bố mẹ tớ khi nào cũng đem tớ so sánh với thằng bạn, con trai của bạn bố tớ. Hai thằng ban đầu không có “hiềm khích” gì nhưng bị so sánh miết, tớ đâm ra ghét nó, luôn cố gắng phấn đấu vượt trên nó bằng mọi cách, thậm chí cả... chơi xấu. Nhìn thấy nó đạt điểm cao hơn, được chọn vào đội tuyển thi tỉnh khiến tớ bực tức lắm!” - (Minh Quang, 16 tuổi, Long Văn, BN)
Ghen tị cũng tốt nếu...
Ghen tị cũng có thể trở thành một tính cách tốt, nếu bạn biết biến nó thành động lực để cố gắng. “Tớ thấy nhỏ lớp trưởng được cô khen nhiều, được bạn bè yêu mến, nên thấy đố kị. Về tâm sự với ba thì ba bảo phải giỏi hơn nhỏ, phải dễ mến và thân thiện hơn nhỏ mới mong... chiến thắng. Tớ tin vào điều ấy, bèn lao vào học tập và hòa đồng với mọi người hơn. Giờ thì chẳng biết tớ hay nhỏ được... ưu ái hơn. Nhưng tớ không quan tâm nữa, vì hai đứa tớ đã là bạn thân!”
Ai trong chúng ta hẳn đều đã từng một lần trải qua cảm giác không vui, buồn bã, thậm chí tức giận khi thấy người khác đạt được thành quả lớn hơn mình. Đó chưa hẳn là sự ghen tị mà chỉ đơn giản là những cảm xúc bình thường, dễ xuất hiện và cũng nhanh biến mất, là kết quả của phép so sánh chóng vánh giữa mình và người ta.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều biết cách “kiểm soát” sự ghen tị đó bên trong bản thân mình. Một cách vô tình hoặc cố ý, họ đã biến chính mình thành những con người xấu tính hay đố kị.
Phương Thủy (ĐH Ngoại Thương) từng chơi rất thân với một cô bạn cùng lớp. Ngày mới vào đại học, hai bạn cùng háo hức nộp đơn vào CLB truyền thông của trường. Thủy vướng lịch ca làm thêm buổi chiều nên đã nhờ bạn của mình mang đơn đến nộp giúp. Đinh ninh rằng đơn đã đến tay các anh chị trưởng ban nên Thủy rất buồn khi thấy tên mình không xuất hiện trong danh sách vòng hai.
Không nản chí, ở đợt tuyển thành viên lần thứ hai của CLB, Thủy đã tự tay nộp đơn, vượt qua vòng phỏng vấn và cả teamwork để được trở thành thành viên chính thức. Trong một bữa dọn phòng của CLB, Thủy tìm thấy “kho tàng” các đơn đăng ký tham gia CLB từ nhiều năm nay nhưng lạ một điều là đơn của chính mình, cô bạn không tìm thấy. Thủy băn khoăn và đến gặp cô bạn, hỏi lại chuyện cũ thì mới hay, trước đây, vì ghen tị với bạn mình, sợ bạn mình năng động và giỏi giang hơn nên cô bạn kia đã... giấu nhẹm lá đơn đó đi thay vì mang đến nộp giúp Thủy.
Tệ hơn là trường hợp của Mạnh Quân (THPT LTV), cậu bạn này luôn nghi kị thành công của người khác và cho rằng đó là sự đánh giá thiếu công bằng. Quân ganh ghét với những giải thưởng, những lời khen mà thầy cô dành cho một cậu bạn cùng lớp đến mức những lần như thế, cậu luôn nói với mọi người rằng cậu mới là người giỏi nhất. Cậu tranh thủ mọi cơ hội để nói xấu, “hạ thấp” cậu bạn kia để... hả dạ.
Ảnh minh họa
“Thầy giáo tớ nói rằng chỉ cần nhìn vào giờ trả bài kiểm tra giữa kì hoặc cuối kì là thấy ngay điểm khác nhau giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài. Ở các nước khác, sinh viên luôn tôn trọng tối đa quyền riêng tư cá nhân, không bao giờ chủ động hỏi điểm người khác, đặc biệt với mục đích so sánh. Họ biết thực lực của mình, tự đánh giá và thấy cần và nên cố gắng hơn. Trong khi ở Việt Nam, cô trả bài là sinh viên ngay lập tức nhao nhao hỏi điểm người bên cạnh, so sánh đủ kiểu. Thậm chí có bạn còn “vạch lá tìm sâu” để kiếm cớ yêu cầu thầy trừ điểm bài của người khác. Ngẫm đi ngẫm lại cũng thấy thầy giáo nói đúng thật!” – tâm sự của Minh Trà (19 tuổi, Thanh Hóa) đã phần nào khắc họa một cái nhìn khá chân thực về sinh viên Việt Nam. Hành động ấy có thể xuất phát từ sự cầu tiến, nhưng đa phần lại cho thấy sự nhỏ nhen, ích kỉ bên trong mỗi người. Không ai muốn người khác hơn mình, chẳng ai muốn chấp nhận mình là kẻ thua kém.
Mặc dù “tiên trách cử” nhưng rõ ràng tính cách đó được hình thành cũng bởi những sự so sánh của bố mẹ, ông bà ta từ những ngày ta còn nhỏ. “Bố mẹ tớ khi nào cũng đem tớ so sánh với thằng bạn, con trai của bạn bố tớ. Hai thằng ban đầu không có “hiềm khích” gì nhưng bị so sánh miết, tớ đâm ra ghét nó, luôn cố gắng phấn đấu vượt trên nó bằng mọi cách, thậm chí cả... chơi xấu. Nhìn thấy nó đạt điểm cao hơn, được chọn vào đội tuyển thi tỉnh khiến tớ bực tức lắm!” - (Minh Quang, 16 tuổi, Long Văn, BN)
Ghen tị cũng tốt nếu...
Ghen tị cũng có thể trở thành một tính cách tốt, nếu bạn biết biến nó thành động lực để cố gắng. “Tớ thấy nhỏ lớp trưởng được cô khen nhiều, được bạn bè yêu mến, nên thấy đố kị. Về tâm sự với ba thì ba bảo phải giỏi hơn nhỏ, phải dễ mến và thân thiện hơn nhỏ mới mong... chiến thắng. Tớ tin vào điều ấy, bèn lao vào học tập và hòa đồng với mọi người hơn. Giờ thì chẳng biết tớ hay nhỏ được... ưu ái hơn. Nhưng tớ không quan tâm nữa, vì hai đứa tớ đã là bạn thân!”
Hiệu chỉnh bởi quản lý: