- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Kho chứa nông sản vừa có chức năng phơi
Mô hình biến kho chứa nông sản có chức năng phơi, do em Nguyễn Quang Nhựt và Trần Quốc Cường, học sinh (HS) lớp 9 Trường THCS Thác Mơ (TX.Phước Long, Bình Phước), sáng tạo thành công và đoạt giải ba tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8.Theo Nhựt và Cường, để làm được điều này, phần mái kho nên lợp bằng tôn, gắn các bản lề di động (gắn kết giữa mái và cột nhà kho) có thể gập lên gập xuống, nâng mái lấy ánh sáng từ bên ngoài vào để phơi nông sản. Phần mái cũng có thể lắp đặt hệ thống cảm biến ánh sáng để nông sản không bị ẩm mốc khi trời mưa. Tại nhà kho có gắn hệ thống quạt gió dùng để sấy, hút khí ẩm ra bên ngoài.
Em Nhựt chia sẻ: “Ở quê Bình Phước, chủ yếu là trồng cây nông sản (điều, tiêu, cà phê…) nên khi chế biến sản phẩm không thể thiếu công đoạn phơi khô. Nhiều lần trời mưa, đi ngang qua các công ty chế biến nông sản, thấy công nhân không kịp thu gom nông sản phơi ngoài sân, dẫn đến ẩm mốc, hư hỏng và hao tổn công sức, đã thôi thúc tụi em tìm ra mô hình này”.
Cũng giống như Nhựt và Cường, Nguyễn Tiến Hoàng, HS lớp 11 Trường THPT Thanh Hòa (H.Bù Đốp, Bình Phước), đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy chặt củ mì giúp bà con nông dân không phải tốn nhiều công sức vào việc băm, chặt để phơi khô. Mô hình này mang về cho Hoàng giải nhì toàn quốc và giải nhì quốc tế trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2011 - 2012.
Nguyễn Tiến Hoàng bên mô hình máy chặt củ mì
Máy chặt củ mì của Hoàng dựa theo nguyên lý máy liên hợp cưa gỗ, nguyên lý piston kết hợp với mô tơ điện và dàn khung máy bằng gỗ (cao 30 cm, rộng 40 cm, dài 55 cm). Sản phẩm hoạt động khá ổn định với việc sử dụng dòng điện xoay chiều 220 V để có thể cắt củ mì với đường kính lên đến 3 cm và có độ dày mỏng khác nhau (tùy ý muốn), giúp người nông dân đỡ vất vả và tăng năng suất lao động (1 phút chặt được hơn 2 kg củ mì).
Hoàng tâm sự: “Để chế tạo thành công, em đã mất nhiều tháng liền nghiên cứu trên thực tế và sách vở. Nửa ngày đi học, nửa ngày còn lại em về phụ giúp chú đóng đồ mộc và được chú chỉ dạy cách cưa, bào gỗ; rồi tự mình tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy cưa, dòng điện xoay chiều… Tất cả điều này đã chắp nối cho sản phẩm máy chặt củ mì của em ra đời”.
Giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật
Vóc dáng nhỏ con, vẻ hiền lành dễ mến, thông minh là ấn tượng về Đậu Bá Kiên, HS lớp 10 Trường THPT Chu Văn An (H.Bù Đăng, Bình Phước), đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2011 - 2012 với sản phẩm “Phần mềm KF Mouse 1.5 - giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật”.
Đậu Bá Kiên đang kiểm tra lại phần mềm do mình sáng tạo ra
Đam mê tin học từ năm lớp 6, ngoài giờ học, Kiên thường miệt mài với chiếc máy tính rồi làm ra các mô hình để thỏa mãn đam mê sáng tạo của mình. KF Mouse là phần mềm miễn phí, được thiết kế hỗ trợ cho những người khuyết tật có thể làm việc với máy tính một cách dễ dàng và bình thường.
Chia sẻ về ý tưởng, Kiên cho biết: "Phần mềm này dựa trên các thuật toán nhận dạng, theo dõi sự di chuyển của khuôn mặt (hoặc mắt) thông qua webcam. Em đã đồng nhất sự di chuyển của khuôn mặt, mắt với sự di chuyển của con chuột để quy định các tác động như click chuột trái hoặc click đúp...".
Sản phẩm này đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người bởi ngoài khả năng ứng dụng thực tế, phần mềm còn mang tính nhân văn cao do sáng tạo này giúp người khuyết tật không còn đôi tay sử dụng được máy tính ở mức độ đơn giản. Để có được thành công đó, Kiên phải tự dịch những tư liệu của nước ngoài, việc làm này vượt quá khả năng một học sinh. Chính vì vậy, sản phẩm này là thành quả đạt được bằng công sức, niềm say mê của cậu học trò 16 tuổi khi tự mày mò để thực hiện ý tưởng của mình.
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, Kiên bảo: "Em vẫn chưa hài lòng lắm với phần mềm này nên sau khi ổn định việc học, em sẽ tiếp tục hoàn thiện phần mềm với nhiều chức năng hơn như có thể đo cảm xúc của người dùng để máy có thể đưa ra những câu chia sẻ hay chúc mừng khi cần". Hiện sản phẩm của Kiên đang được Hội đồng giám khảo cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2011 -2012 đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao giải thưởng WIPO.
Xua đuổi côn trùng bằng cây sả
Đó là sản phẩm của em Trần Phương Hằng, HS lớp 7 Trường THCS An Lộc (TX.Bình Long, Bình Phước), đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8 năm 2011 -2012.
Trần Phương Hằng đoạt giải nhờ sản phẩm xua đuổi côn trùng bằng cây sả
Em Hằng cho biết: “Xuất phát từ thực tế tại nhà em và nhà một số bà con hàng xóm thường có nhiều ruồi nhặng, gián, kiến… trong nhà, gây mất vệ sinh và dịch bệnh, nên đã thôi thúc em nghiên cứu tìm ra loại thuốc để chống lại chúng. Suy nghĩ nhiều ngày, em vẫn chưa tìm ra được phương cách. Chợt một buổi tối khi xuống bếp, em phát hiện nhà bếp hôm nay không có gián (thường thì có rất nhiều). Để ý một hồi, em phát hiện ra vì có bát sả băm còn dư để trên kệ bếp”.
Từ ý tưởng này đã thôi thúc Hằng khám phá và em đã cho ra sản phẩm “xua đuổi côn trùng bằng cây sả”, có tác dụng đuổi gián và nhiều loại côn trùng khác. Cách chế tạo đơn giản, chỉ cần bào một ít sả cây rồi bỏ vào máy sinh tố để xay nhuyễn; sau đó cho thêm ít nước vào để vắt lấy nước cốt sả lau trực tiếp lên tường, sàn nhà, kệ bếp… để chống côn trùng. Nước cốt của cây sả có thể sử dụng trong thời gian 6 tháng.
Mô hình biến kho chứa nông sản có chức năng phơi, do em Nguyễn Quang Nhựt và Trần Quốc Cường, học sinh (HS) lớp 9 Trường THCS Thác Mơ (TX.Phước Long, Bình Phước), sáng tạo thành công và đoạt giải ba tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8.Theo Nhựt và Cường, để làm được điều này, phần mái kho nên lợp bằng tôn, gắn các bản lề di động (gắn kết giữa mái và cột nhà kho) có thể gập lên gập xuống, nâng mái lấy ánh sáng từ bên ngoài vào để phơi nông sản. Phần mái cũng có thể lắp đặt hệ thống cảm biến ánh sáng để nông sản không bị ẩm mốc khi trời mưa. Tại nhà kho có gắn hệ thống quạt gió dùng để sấy, hút khí ẩm ra bên ngoài.
Em Nhựt chia sẻ: “Ở quê Bình Phước, chủ yếu là trồng cây nông sản (điều, tiêu, cà phê…) nên khi chế biến sản phẩm không thể thiếu công đoạn phơi khô. Nhiều lần trời mưa, đi ngang qua các công ty chế biến nông sản, thấy công nhân không kịp thu gom nông sản phơi ngoài sân, dẫn đến ẩm mốc, hư hỏng và hao tổn công sức, đã thôi thúc tụi em tìm ra mô hình này”.
Cũng giống như Nhựt và Cường, Nguyễn Tiến Hoàng, HS lớp 11 Trường THPT Thanh Hòa (H.Bù Đốp, Bình Phước), đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy chặt củ mì giúp bà con nông dân không phải tốn nhiều công sức vào việc băm, chặt để phơi khô. Mô hình này mang về cho Hoàng giải nhì toàn quốc và giải nhì quốc tế trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2011 - 2012.
Nguyễn Tiến Hoàng bên mô hình máy chặt củ mì
Hoàng tâm sự: “Để chế tạo thành công, em đã mất nhiều tháng liền nghiên cứu trên thực tế và sách vở. Nửa ngày đi học, nửa ngày còn lại em về phụ giúp chú đóng đồ mộc và được chú chỉ dạy cách cưa, bào gỗ; rồi tự mình tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy cưa, dòng điện xoay chiều… Tất cả điều này đã chắp nối cho sản phẩm máy chặt củ mì của em ra đời”.
Giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật
Vóc dáng nhỏ con, vẻ hiền lành dễ mến, thông minh là ấn tượng về Đậu Bá Kiên, HS lớp 10 Trường THPT Chu Văn An (H.Bù Đăng, Bình Phước), đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2011 - 2012 với sản phẩm “Phần mềm KF Mouse 1.5 - giải pháp công nghệ dành cho người khuyết tật”.
Đậu Bá Kiên đang kiểm tra lại phần mềm do mình sáng tạo ra
Chia sẻ về ý tưởng, Kiên cho biết: "Phần mềm này dựa trên các thuật toán nhận dạng, theo dõi sự di chuyển của khuôn mặt (hoặc mắt) thông qua webcam. Em đã đồng nhất sự di chuyển của khuôn mặt, mắt với sự di chuyển của con chuột để quy định các tác động như click chuột trái hoặc click đúp...".
Sản phẩm này đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người bởi ngoài khả năng ứng dụng thực tế, phần mềm còn mang tính nhân văn cao do sáng tạo này giúp người khuyết tật không còn đôi tay sử dụng được máy tính ở mức độ đơn giản. Để có được thành công đó, Kiên phải tự dịch những tư liệu của nước ngoài, việc làm này vượt quá khả năng một học sinh. Chính vì vậy, sản phẩm này là thành quả đạt được bằng công sức, niềm say mê của cậu học trò 16 tuổi khi tự mày mò để thực hiện ý tưởng của mình.
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, Kiên bảo: "Em vẫn chưa hài lòng lắm với phần mềm này nên sau khi ổn định việc học, em sẽ tiếp tục hoàn thiện phần mềm với nhiều chức năng hơn như có thể đo cảm xúc của người dùng để máy có thể đưa ra những câu chia sẻ hay chúc mừng khi cần". Hiện sản phẩm của Kiên đang được Hội đồng giám khảo cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2011 -2012 đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao giải thưởng WIPO.
Xua đuổi côn trùng bằng cây sả
Đó là sản phẩm của em Trần Phương Hằng, HS lớp 7 Trường THCS An Lộc (TX.Bình Long, Bình Phước), đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8 năm 2011 -2012.
Trần Phương Hằng đoạt giải nhờ sản phẩm xua đuổi côn trùng bằng cây sả
Từ ý tưởng này đã thôi thúc Hằng khám phá và em đã cho ra sản phẩm “xua đuổi côn trùng bằng cây sả”, có tác dụng đuổi gián và nhiều loại côn trùng khác. Cách chế tạo đơn giản, chỉ cần bào một ít sả cây rồi bỏ vào máy sinh tố để xay nhuyễn; sau đó cho thêm ít nước vào để vắt lấy nước cốt sả lau trực tiếp lên tường, sàn nhà, kệ bếp… để chống côn trùng. Nước cốt của cây sả có thể sử dụng trong thời gian 6 tháng.
Theo Tiin