- Tham gia
- 17/2/2014
- Bài viết
- 525
Không chỉ những người già mới mắc bệnh suy giảm trí nhớ, có rất nhiều người còn trẻ nhưng đã phải đối mặt với nguy cơ này.
Lâu nay, nhiều người vẫn quan niệm rằng suy giảm trí nhớ là dấu hiệu tuổi già. Vì quan niệm này mà suy giảm trí nhớ ít được quan tâm tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo tại hội thảo Sa sút trí tuệ trong thực hành y khoa của Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty Dược phẩm Janssen-cilag tổ chức vừa qua, khoảng 50% người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển sang thành bệnh sa sút trí tuệ 3 năm sau đó.
Biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ:
* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do tuổi: Có các biểu hiện khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kiến thức thì ít bị ảnh hưởng, người ta vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu.
* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do bệnh lý:
- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.
- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới.
- Hay lặp lại một câu hoặc một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.
- Gặp khó khăn trong việc giữ tiền.
- Không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày.
Những người đối diện với nguy cơ suy giảm trí nhớ:
1. Những người thường xuyên căng thẳng
Các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện ra chứng bệnh suy giảm trí nhớ có thể liên quan tới những căng thẳng mà một người phải trải qua trước đó. Phụ nữ bị căng thẳng ở tuổi trung niên làm tăng 21% khả năng mắc bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) và 15% khả năng phát triển bệnh mất trí nhớ so với những người khác ít gặp căng thẳng.
Ở độ tuổi trung niên, nhiều phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như ly hôn, mất việc làm, bị bệnh hoặc tổn thương tinh thần... Những điều này có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng não. Từ đó làm tăng mức độ viêm tạo nên các mảng bám và đám rối trong não, một đặc trưng của bệnh Alzheimer. Thậm chí những người trẻ tuổi thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng cũng dễ bị suy giảm trí nhớ.
2. Những người có nồng độ đường huyết cao
Một nghiên cứu mới được đăng trực tuyến trên tạp chí Neurology của Hội Y khoa Mỹ thì những người có nồng độ đường huyết cao dễ bị các rối loạn trí nhớ hơn những chị em có nồng độ đường huyết ổn định.
Nghiên cứu gồm 141 người tuổi trung bình là 63 không bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Các đối tượng tham gia được kiểm tra trí nhớ và nồng độ đường huyết. Họ cũng được chụp não để đo kích thước vùng hồi hải mã – vốn được xem là đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ.
Kết quả cho thấy những người có nồng độ đường huyết thấp hơn dễ đạt điểm cao hơn khi được kiểm tra về trí nhớ.
3. Những người có thính giác kém
Các nhà khoa học từ Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 2.000 người, từ 75 đến 84 tuổi.Tất cả họ được kiểm tra khả năng thính giác, bao gồm nghe các âm thanh êm dịu và âm thanh lớn trong phòng cách âm.
Sau 6 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện những đối tượng mất khả năng nghe thì bị suy giảm trí nhớ nhanh hơn 40% so với những người có khả năng thính giác bình thường. Nguyên nhân là do nghe kém khiến não phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để xử lý âm thanh, làm ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy.
4. Những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá
Các nhà khoa học người Anh đã khảo sát một nhóm người hút thuốc lá và hai nhóm không hút thuốc lá. Một trong hai nhóm không hút thuốc lá được cho tiếp xúc với khói thuốc lá trung bình 25 giờ/tuần. Sau 4 năm rưỡi, kết quả thu được là những ai hút thuốc lá thụ động quên khoảng 20% trong các bài kiểm tra trí nhớ so với nhóm không thường xuyên phơi nhiễm thuốc lá. Tỷ lệ này ở nhóm hút thuốc lá là 30%.
5. Những người ăn chay khắc nghiệt
Theo Praveen Gupta - một chuyên gia về thần kinh học thuộc Viện Y tế Artemis (Ấn Độ), những người ăn chay khắc nghiệt dễ bị thiếu vitamin B12, một loại vitamin có tác dụng cải thiện trí nhớ. Do đó, những đối tượng này có khả năng suy giảm trí nhớ cao hơn những người ăn uống đủ dinh dưỡng.
Để giảm tình trạng này, bạn nên bổ sung vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong cá, hải sản, thịt, trứng...
Theo Sức khỏe
Lâu nay, nhiều người vẫn quan niệm rằng suy giảm trí nhớ là dấu hiệu tuổi già. Vì quan niệm này mà suy giảm trí nhớ ít được quan tâm tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo tại hội thảo Sa sút trí tuệ trong thực hành y khoa của Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty Dược phẩm Janssen-cilag tổ chức vừa qua, khoảng 50% người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển sang thành bệnh sa sút trí tuệ 3 năm sau đó.
Biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ:
* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do tuổi: Có các biểu hiện khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm. Tuy nhiên, những kinh nghiệm và kiến thức thì ít bị ảnh hưởng, người ta vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu.
* Các dấu hiệu biểu hiện suy giảm trí nhớ do bệnh lý:
- Quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên.
- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới.
- Hay lặp lại một câu hoặc một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.
- Gặp khó khăn trong việc giữ tiền.
- Không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày.
Những người đối diện với nguy cơ suy giảm trí nhớ:
1. Những người thường xuyên căng thẳng
Các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện ra chứng bệnh suy giảm trí nhớ có thể liên quan tới những căng thẳng mà một người phải trải qua trước đó. Phụ nữ bị căng thẳng ở tuổi trung niên làm tăng 21% khả năng mắc bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) và 15% khả năng phát triển bệnh mất trí nhớ so với những người khác ít gặp căng thẳng.
Ở độ tuổi trung niên, nhiều phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như ly hôn, mất việc làm, bị bệnh hoặc tổn thương tinh thần... Những điều này có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng não. Từ đó làm tăng mức độ viêm tạo nên các mảng bám và đám rối trong não, một đặc trưng của bệnh Alzheimer. Thậm chí những người trẻ tuổi thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng cũng dễ bị suy giảm trí nhớ.
2. Những người có nồng độ đường huyết cao
Một nghiên cứu mới được đăng trực tuyến trên tạp chí Neurology của Hội Y khoa Mỹ thì những người có nồng độ đường huyết cao dễ bị các rối loạn trí nhớ hơn những chị em có nồng độ đường huyết ổn định.
Nghiên cứu gồm 141 người tuổi trung bình là 63 không bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Các đối tượng tham gia được kiểm tra trí nhớ và nồng độ đường huyết. Họ cũng được chụp não để đo kích thước vùng hồi hải mã – vốn được xem là đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ.
Kết quả cho thấy những người có nồng độ đường huyết thấp hơn dễ đạt điểm cao hơn khi được kiểm tra về trí nhớ.
3. Những người có thính giác kém
Các nhà khoa học từ Trường đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 2.000 người, từ 75 đến 84 tuổi.Tất cả họ được kiểm tra khả năng thính giác, bao gồm nghe các âm thanh êm dịu và âm thanh lớn trong phòng cách âm.
Sau 6 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện những đối tượng mất khả năng nghe thì bị suy giảm trí nhớ nhanh hơn 40% so với những người có khả năng thính giác bình thường. Nguyên nhân là do nghe kém khiến não phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để xử lý âm thanh, làm ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy.
4. Những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá
Các nhà khoa học người Anh đã khảo sát một nhóm người hút thuốc lá và hai nhóm không hút thuốc lá. Một trong hai nhóm không hút thuốc lá được cho tiếp xúc với khói thuốc lá trung bình 25 giờ/tuần. Sau 4 năm rưỡi, kết quả thu được là những ai hút thuốc lá thụ động quên khoảng 20% trong các bài kiểm tra trí nhớ so với nhóm không thường xuyên phơi nhiễm thuốc lá. Tỷ lệ này ở nhóm hút thuốc lá là 30%.
5. Những người ăn chay khắc nghiệt
Theo Praveen Gupta - một chuyên gia về thần kinh học thuộc Viện Y tế Artemis (Ấn Độ), những người ăn chay khắc nghiệt dễ bị thiếu vitamin B12, một loại vitamin có tác dụng cải thiện trí nhớ. Do đó, những đối tượng này có khả năng suy giảm trí nhớ cao hơn những người ăn uống đủ dinh dưỡng.
Để giảm tình trạng này, bạn nên bổ sung vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong cá, hải sản, thịt, trứng...
Theo Sức khỏe