Sáng nay ra phố chị lại gặp ông già ấy lui cui bên những thùng rác, lục lọi như những người di-gan lang thang nhan nhản ở Paris. Nhưng ông không vô gia cư, không nghèo đói, thậm chí sung túc. Ông sống cùng chung cư với chị, gia đình có một hiệu đồ cũ/cổ khá lớn không xa chỗ ở, nơi chị vẫn thường hay ghé qua, để đôi khi tìm thấy vài vật dụng xinh xắn mang về nước đấu giá từ thiện. Mười lăm năm trước khi chị mới dọn về đây, ông rất khỏe, tóc ngang vai phương phi, lịch lãm, nhiệt thành.
Vậy rồi một ngày tự dưng ông vắng bóng, để sau đó xuất hiện với dáng ngồi, dáng đi chậm chạp loanh quanh chào khách nơi cửa hiệu. Thì ra ông bị tai biến. Từ đó thỉnh thoảng chị lại gặp ông chống gậy ra phố, ra chợ, chậm chạp, chông chênh nhưng vẫn nguyên cốt cách văn minh trước đây, vẫn xin lỗi, cảm ơn, nhường bước mọi người… Thời gian trôi, ông đi chậm hơn, tóc thả dài ngang lưng, râu để dài ngang ngực như hình ảnh những tiên ông châu Á. Ông vẫn tới cửa hiệu nhưng không chào ai nữa, chỉ lân la săm soi hàng hóa trưng bày. Ông bà chủ hiệu - có vẻ con ông - hẳn rất lo ông tuột tay đánh rơi một món nào đó, nhưng hẳn họ cũng không muốn lấy đi niềm vui còn lại của cha mình.
Vậy rồi một ngày chị giật thót không tin vào mắt khi thấy ông chúi mặt vô… thùng rác, lục lọi, ngắm nghía! Chị nghe cay cay mũi, hiểu ông đang tìm về ký ức sưu tầm. Sau đó mọi người thường xuyên thấy ông tay gậy tay bị những túi đồ lỉnh kỉnh trở về chung cư, cùng ánh mắt mãn nguyện trên gương mặt vốn không còn nhiều biểu cảm. Rõ ràng gia đình ông đủ sức chăm lo hoặc ngăn cản ông, nhưng họ cứ để ông « chơi » với những thùng rác, với những món nhặt nhạnh dù sau đó chắc chắn sẽ bị vứt; bởi họ hiểu khi khom mặt trong thùng rác cũng là lúc ông trở về, sống lại cảm xúc sưu tập năm xưa, và bộ não khuyết tật của ông hẳn sẽ vui với cảm xúc này trước khi xa lìa dương thế…
Chợt nghĩ đến mình. Đã thành lệ, mỗi lần chị về Việt Nam thì bạn bè lại được dịp ăn bánh bao ngon do em gái chị thực hiện. Ngon bởi nó… nhỏ so với bánh bán ở chợ. Còn vì sao nhỏ là do chị yêu cầu. Chị thích ăn bánh bao, cứ thấy bánh bao là… rung động, nghe nhắc tên là rịn nước miếng dù không bao giờ ăn hết nổi một cái. Đơn giản bánh bao với chị không phải khẩu vị ẩm thực mà là dư vị ký ức.
Hồi nhỏ nhà nghèo, đứa bé như chị chưa bao giờ được ăn bánh bao cho đến năm mười tuổi. Sáng đó, trên đường dẫn con đi thi đệ thất (lớp 6 hiện nay), mẹ chị ghé qua tiệm người Hoa, mua cho chị cái bánh bao và ly cà phê sữa đá « bồi dưỡng » trước khi thi, trong lúc mẹ ngó… ra đường. Cái bánh bao và ly cà phê tuyệt cú ngon mà về sau chị biết để mua chúng mẹ chị đã phải vét những đồng tiền sau cuối, cược nấc thang đầu tiên con gái đậu trường công, để từ đó cược tiếp những nấc thang tương lai khác…
Không biết có phải nhờ cái nóng của bánh bao và cái lạnh của cà phê không mà năm đó chị thi đậu, thậm chí ở thứ hạng có học bổng. Khỏi phải nói mẹ chị hạnh phúc thế nào với "cược thắng" này, còn với chị từ buổi sáng hôm đó cho tới nửa thế kỷ sau - và chắc còn lâu nữa - khoái cảm vị giác bánh bao, cà phê sữa đã trở thành khoái cảm nhung nhớ. Nhớ tuổi thơ, nhớ đôi mắt vì con nhịn thèm của mẹ…
Chiều nay ghé tiệm tạp hóa người Hoa cạnh nhà mua rau húng, chị nhìn thấy rổ xoài xanh nhỏ xíu giống loại xoài gòn gần như tuyệt tích ở Việt Nam. Bà chủ tiệm nói xoài Cameroon. Ô, chị reo thầm đúng xoài gòn xứ mình rồi, vì một lần đi Cameroon chị phát hiện nhiều hoa trái xứ này rất giống Việt Nam. Chị không mua vì giá đắt, không có kỷ niệm với nó; nhưng bà chủ tiệm nói rất nhiều khách châu Phi ưa thích (chắc như chị mua bánh bao chỉ để nhâm nhi mấy miếng thỏa ghiền). Ký ức là tài sản riêng, vớ vẩn với người này nhưng quý giá với người nọ. Chị không còn giật mình khi gặp ông già moi rác nữa, thấy ông đáng yêu khi gần đất vẫn không xa ký ức của mình…
Theo Thatmah
Vậy rồi một ngày tự dưng ông vắng bóng, để sau đó xuất hiện với dáng ngồi, dáng đi chậm chạp loanh quanh chào khách nơi cửa hiệu. Thì ra ông bị tai biến. Từ đó thỉnh thoảng chị lại gặp ông chống gậy ra phố, ra chợ, chậm chạp, chông chênh nhưng vẫn nguyên cốt cách văn minh trước đây, vẫn xin lỗi, cảm ơn, nhường bước mọi người… Thời gian trôi, ông đi chậm hơn, tóc thả dài ngang lưng, râu để dài ngang ngực như hình ảnh những tiên ông châu Á. Ông vẫn tới cửa hiệu nhưng không chào ai nữa, chỉ lân la săm soi hàng hóa trưng bày. Ông bà chủ hiệu - có vẻ con ông - hẳn rất lo ông tuột tay đánh rơi một món nào đó, nhưng hẳn họ cũng không muốn lấy đi niềm vui còn lại của cha mình.
Vậy rồi một ngày chị giật thót không tin vào mắt khi thấy ông chúi mặt vô… thùng rác, lục lọi, ngắm nghía! Chị nghe cay cay mũi, hiểu ông đang tìm về ký ức sưu tầm. Sau đó mọi người thường xuyên thấy ông tay gậy tay bị những túi đồ lỉnh kỉnh trở về chung cư, cùng ánh mắt mãn nguyện trên gương mặt vốn không còn nhiều biểu cảm. Rõ ràng gia đình ông đủ sức chăm lo hoặc ngăn cản ông, nhưng họ cứ để ông « chơi » với những thùng rác, với những món nhặt nhạnh dù sau đó chắc chắn sẽ bị vứt; bởi họ hiểu khi khom mặt trong thùng rác cũng là lúc ông trở về, sống lại cảm xúc sưu tập năm xưa, và bộ não khuyết tật của ông hẳn sẽ vui với cảm xúc này trước khi xa lìa dương thế…
Chợt nghĩ đến mình. Đã thành lệ, mỗi lần chị về Việt Nam thì bạn bè lại được dịp ăn bánh bao ngon do em gái chị thực hiện. Ngon bởi nó… nhỏ so với bánh bán ở chợ. Còn vì sao nhỏ là do chị yêu cầu. Chị thích ăn bánh bao, cứ thấy bánh bao là… rung động, nghe nhắc tên là rịn nước miếng dù không bao giờ ăn hết nổi một cái. Đơn giản bánh bao với chị không phải khẩu vị ẩm thực mà là dư vị ký ức.
Hồi nhỏ nhà nghèo, đứa bé như chị chưa bao giờ được ăn bánh bao cho đến năm mười tuổi. Sáng đó, trên đường dẫn con đi thi đệ thất (lớp 6 hiện nay), mẹ chị ghé qua tiệm người Hoa, mua cho chị cái bánh bao và ly cà phê sữa đá « bồi dưỡng » trước khi thi, trong lúc mẹ ngó… ra đường. Cái bánh bao và ly cà phê tuyệt cú ngon mà về sau chị biết để mua chúng mẹ chị đã phải vét những đồng tiền sau cuối, cược nấc thang đầu tiên con gái đậu trường công, để từ đó cược tiếp những nấc thang tương lai khác…
Không biết có phải nhờ cái nóng của bánh bao và cái lạnh của cà phê không mà năm đó chị thi đậu, thậm chí ở thứ hạng có học bổng. Khỏi phải nói mẹ chị hạnh phúc thế nào với "cược thắng" này, còn với chị từ buổi sáng hôm đó cho tới nửa thế kỷ sau - và chắc còn lâu nữa - khoái cảm vị giác bánh bao, cà phê sữa đã trở thành khoái cảm nhung nhớ. Nhớ tuổi thơ, nhớ đôi mắt vì con nhịn thèm của mẹ…
Chiều nay ghé tiệm tạp hóa người Hoa cạnh nhà mua rau húng, chị nhìn thấy rổ xoài xanh nhỏ xíu giống loại xoài gòn gần như tuyệt tích ở Việt Nam. Bà chủ tiệm nói xoài Cameroon. Ô, chị reo thầm đúng xoài gòn xứ mình rồi, vì một lần đi Cameroon chị phát hiện nhiều hoa trái xứ này rất giống Việt Nam. Chị không mua vì giá đắt, không có kỷ niệm với nó; nhưng bà chủ tiệm nói rất nhiều khách châu Phi ưa thích (chắc như chị mua bánh bao chỉ để nhâm nhi mấy miếng thỏa ghiền). Ký ức là tài sản riêng, vớ vẩn với người này nhưng quý giá với người nọ. Chị không còn giật mình khi gặp ông già moi rác nữa, thấy ông đáng yêu khi gần đất vẫn không xa ký ức của mình…
Theo Thatmah