hoangphuong167
Thành viên
- Tham gia
- 6/3/2014
- Bài viết
- 18
1. Phát thanh viên
Muốn trở thành một phát thanh viên, bạn phải có giọng nói hay và chuẩn
Đây là nghề đòi hỏi cao về chất giọng bởi giọng nói chính là sợi dây biểu cảm, kết nối với độc giả, truyền tải đến người nghe những thông tin đa chiều của cuộc sống. Việc chiếm được cảm tình của người nghe đến đâu hoàn toàn dựa vào giọng nói của phát thanh viên.
2. Tư vấn qua điện thoại
Công việc này cũng đòi hỏi bạn phải có chất giọng tốt, dễ nghe cộng với khả năng ăn nói lưu loát, nhẹ nhàng. Khi khách hàng gọi điện đến cần tư vấn, hướng dẫn dịch vụ hay hỗ trợ về mặt thông tin, giọng nói của bạn phải khiến họ hài lòng và giúp dịch vụ "ghi điểm" với khách hàng, để họ quay lại lần sau.
3. Đọc lời bình
Nghề thuyết minh phim, đọc lời bình là một lựa chọn không tồi dành cho những người có giọng đọc hay - (Ảnh minh họa)
Mỗi dạng lời bình đòi hỏi phải có giọng đọc phù hợp riêng nhưng chung quy lại, bạn đều phải có giọng đọc hay. Nếu giọng của bạn hợp với thể loại chính luận, bạn có thể tham gia đọc lời bình cho các bộ phim tài liệu, tư liệu lịch sử, các sự kiện chính trị, quốc tế... Nếu bạn có chất giọng hài hước, tươi vui, bạn có thể thử sức với phim hài, các chương trình giải trí,...
4. Chăm sóc khách hàng
Công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng có lúc phải tiếp xúc trực tiếp với khách nhưng đa số là làm việc qua điện thoại. Các bàn điện thoại viên, tư vấn viên... luôn thường trực để giải đáp những thắc mắc khách hàng gọi tới, chỉ cho họ cách tháo gỡ,... Với đặc thù ấy, giọng nói là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Chẳng ai muốn nghe một người làm công việc chăm sóc khách hàng nhưng lại có chất giọng ồm ồm, nặng nề.
Những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng đòi hỏi phải có giọng nói dễ nghe - (Ảnh minh họa)
5. MC
Nghề MC không chỉ đòi hỏi về ngoại hình mà giọng nói cũng là một yếu tố quan trọng bởi họ phải dùng nó để truyền đạt thông tin đến khán giả. Nếu một người có vẻ ngoài khả ái nhưng chất giọng khó nghe thì cũng khó để đứng vững với nghề.
Muốn trở thành một phát thanh viên, bạn phải có giọng nói hay và chuẩn
Đây là nghề đòi hỏi cao về chất giọng bởi giọng nói chính là sợi dây biểu cảm, kết nối với độc giả, truyền tải đến người nghe những thông tin đa chiều của cuộc sống. Việc chiếm được cảm tình của người nghe đến đâu hoàn toàn dựa vào giọng nói của phát thanh viên.
2. Tư vấn qua điện thoại
Công việc này cũng đòi hỏi bạn phải có chất giọng tốt, dễ nghe cộng với khả năng ăn nói lưu loát, nhẹ nhàng. Khi khách hàng gọi điện đến cần tư vấn, hướng dẫn dịch vụ hay hỗ trợ về mặt thông tin, giọng nói của bạn phải khiến họ hài lòng và giúp dịch vụ "ghi điểm" với khách hàng, để họ quay lại lần sau.
3. Đọc lời bình
Nghề thuyết minh phim, đọc lời bình là một lựa chọn không tồi dành cho những người có giọng đọc hay - (Ảnh minh họa)
Mỗi dạng lời bình đòi hỏi phải có giọng đọc phù hợp riêng nhưng chung quy lại, bạn đều phải có giọng đọc hay. Nếu giọng của bạn hợp với thể loại chính luận, bạn có thể tham gia đọc lời bình cho các bộ phim tài liệu, tư liệu lịch sử, các sự kiện chính trị, quốc tế... Nếu bạn có chất giọng hài hước, tươi vui, bạn có thể thử sức với phim hài, các chương trình giải trí,...
4. Chăm sóc khách hàng
Công việc của bộ phận chăm sóc khách hàng có lúc phải tiếp xúc trực tiếp với khách nhưng đa số là làm việc qua điện thoại. Các bàn điện thoại viên, tư vấn viên... luôn thường trực để giải đáp những thắc mắc khách hàng gọi tới, chỉ cho họ cách tháo gỡ,... Với đặc thù ấy, giọng nói là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Chẳng ai muốn nghe một người làm công việc chăm sóc khách hàng nhưng lại có chất giọng ồm ồm, nặng nề.
Những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng đòi hỏi phải có giọng nói dễ nghe - (Ảnh minh họa)
5. MC
Nghề MC không chỉ đòi hỏi về ngoại hình mà giọng nói cũng là một yếu tố quan trọng bởi họ phải dùng nó để truyền đạt thông tin đến khán giả. Nếu một người có vẻ ngoài khả ái nhưng chất giọng khó nghe thì cũng khó để đứng vững với nghề.