- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Đồ chơi trung thu xưa không phong phú như hiện nay nhưng mang nhiều ý nghĩa tình cảm, có khi còn do chính tay ông bà, cha mẹ làm tặng con cháu. Cầm trên tay chiếc đèn ông sao, trống quân, em bé nào cũng mừng vui thích thú.
Trung thu xưa giản dị nhưng lấp lánh sắc màu trong hoài niệm của những người sinh ra vào đầu những năm 1990 trở về trước. Tết trung thu gắn liền với chiếc đèn ông sao dán giấy bóng kính lấp lánh, với chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh đủ màu, với mâm cỗ đêm trăng tròn có trái bưởi, trái hồng, có bánh nướng, bánh dẻo...
Đồ chơi trung thu xưa không phong phú như hiện nay nhưng mang nhiều ý nghĩa tình cảm, có khi còn do chính tay ông bà, cha mẹ làm tặng con cháu. Cầm trên tay chiếc đèn ông sao, trống quân, em bé nào cũng mừng vui thích thú.
Mâm cỗ trung thu xưa.
"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài cán cao quá đầu" là món đồ chơi không thể thiếu được vào mỗi dịp Tết Trung thu ngày xưa.
Lồng đèn, đèn cù làm từ vỏ lon bia hay ống bơ từng được trẻ con vô cùng yêu thích.
Theo thời gian, những chiếc đèn giản đơn ngày xưa được thay thế bằng những lồng đèn có gắn pin, bóng đèn, chất liệu cũng khác xưa không phải làm từ giấy bóng kính mà bằng nhựa cán mỏng...
Một món đồ chơi truyền thống luôn được yêu thích trong dịp Tết Trung thu là mặt nạ. Ngày xưa mặt nạ được làm thủ công từ giấy bồi, sơn bằng sơn ta, chủ yếu là các hình Hằng Nga, chú Cuội, các nhân vật trong phim Tây Du Ký.
Ngày nay, mặt nạ được làm bằng chất liệu chính là… nhựa, được gắn thêm đá, kim tuyến, thậm chí gắn đèn. Bên cạnh đó còn có những hình thức có thể coi là biến thể của mặt nạ như sừng trâu phát sáng, răng nanh giả, tóc giả, cánh thiên thần, áo choàng… rất được giới trẻ ưa chuộng.
Trung thu của trẻ con thời xưa sẽ thêm phần thú vị nếu nhận được những chú tò he làm từ bột nếp trộn phẩm màu rực rỡ.
Những năm 2000 đổ về trước, trẻ con rất thích chơi trống quân. Tiếng trống "cắc tùng, cắc tùng" rộn vang đường quê, rộn vang khu phố nay chỉ còn trong tâm tưởng người lớn.
Trước đây, ông bà bố mẹ thường mua tặng con cháu những con thiên nga hay ông tiến sĩ giấy vào mỗi dịp Tết Trung thu. Người lớn thường gửi gắm những ước mong con trẻ sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập trong những món quà bình dị ấy.
Tuy nhiên, theo thời gian những món quà Trung Thu đầy ý nghĩa thuở xưa dần vắng bóng, thay vào đó là những thứ đồ chơi phong phú về chủng loại, màu sắc, kích cỡ...
Tuy nhiên, nhiều biến thể của đồ chơi như những chiếc chùy khổng lồ, chiếc mặt nạ phát sáng với răng nanh dài đang khiến Tết trung thu không còn trọn vẹn ý nghĩa dành cho trẻ thơ nữa.
Trung thu xưa giản dị nhưng lấp lánh sắc màu trong hoài niệm của những người sinh ra vào đầu những năm 1990 trở về trước. Tết trung thu gắn liền với chiếc đèn ông sao dán giấy bóng kính lấp lánh, với chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh đủ màu, với mâm cỗ đêm trăng tròn có trái bưởi, trái hồng, có bánh nướng, bánh dẻo...
Đồ chơi trung thu xưa không phong phú như hiện nay nhưng mang nhiều ý nghĩa tình cảm, có khi còn do chính tay ông bà, cha mẹ làm tặng con cháu. Cầm trên tay chiếc đèn ông sao, trống quân, em bé nào cũng mừng vui thích thú.
Mâm cỗ trung thu xưa.
"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài cán cao quá đầu" là món đồ chơi không thể thiếu được vào mỗi dịp Tết Trung thu ngày xưa.
Lồng đèn, đèn cù làm từ vỏ lon bia hay ống bơ từng được trẻ con vô cùng yêu thích.
Theo thời gian, những chiếc đèn giản đơn ngày xưa được thay thế bằng những lồng đèn có gắn pin, bóng đèn, chất liệu cũng khác xưa không phải làm từ giấy bóng kính mà bằng nhựa cán mỏng...
Một món đồ chơi truyền thống luôn được yêu thích trong dịp Tết Trung thu là mặt nạ. Ngày xưa mặt nạ được làm thủ công từ giấy bồi, sơn bằng sơn ta, chủ yếu là các hình Hằng Nga, chú Cuội, các nhân vật trong phim Tây Du Ký.
Ngày nay, mặt nạ được làm bằng chất liệu chính là… nhựa, được gắn thêm đá, kim tuyến, thậm chí gắn đèn. Bên cạnh đó còn có những hình thức có thể coi là biến thể của mặt nạ như sừng trâu phát sáng, răng nanh giả, tóc giả, cánh thiên thần, áo choàng… rất được giới trẻ ưa chuộng.
Trung thu của trẻ con thời xưa sẽ thêm phần thú vị nếu nhận được những chú tò he làm từ bột nếp trộn phẩm màu rực rỡ.
Những năm 2000 đổ về trước, trẻ con rất thích chơi trống quân. Tiếng trống "cắc tùng, cắc tùng" rộn vang đường quê, rộn vang khu phố nay chỉ còn trong tâm tưởng người lớn.
Trước đây, ông bà bố mẹ thường mua tặng con cháu những con thiên nga hay ông tiến sĩ giấy vào mỗi dịp Tết Trung thu. Người lớn thường gửi gắm những ước mong con trẻ sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập trong những món quà bình dị ấy.
Tuy nhiên, theo thời gian những món quà Trung Thu đầy ý nghĩa thuở xưa dần vắng bóng, thay vào đó là những thứ đồ chơi phong phú về chủng loại, màu sắc, kích cỡ...
Tuy nhiên, nhiều biến thể của đồ chơi như những chiếc chùy khổng lồ, chiếc mặt nạ phát sáng với răng nanh dài đang khiến Tết trung thu không còn trọn vẹn ý nghĩa dành cho trẻ thơ nữa.
(Tổng hợp)
Nguồn
Nguồn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: