- Tham gia
- 1/1/2012
- Bài viết
- 4.527
Dưa cà muối trong thùng sơn, đậu phụ ngâm nước giếng khoan, chè ngọt Sài Gòn... bày bán tơ hơ trên vỉa hè bụi bặm. Mùa hè được ngành y tế khuyến cáo là mùa phát triển của các loại vi khuẩn độc hại. Vậy nhưng, nhiều người vẫn bỏ ngoài tai mọi khuyến cáo!
Dưa cà “ngự” trong thùng sơn
Theo khảo sát của PV, hầu hết các địa điểm bán dưa cà, đậu phụ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Thành Công, Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà… đều dùng vỏ thùng đựng sơn để muối dưa cà, ngâm đậu phụ bán hàng ngày. Chỉ khi bày bán trên quầy kệ, các chủ hàng mới cho vào các hộp nhựa trong hoặc hộp thủy tinh để bắt mắt khách hàng.
Trong vai khách hàng, chúng tôi trò chuyện với một chủ hàng chuyên muối dưa bằng thùng sơn Kova ở chợ Vĩnh Tuy (quận Hoàng Mai). Chị hồn nhiên cho biết: “Thùng đựng sơn nhưng tôi đánh rửa sạch sẽ, ngâm nước dưa chua cho mất mùi nên rất đảm bảo”. “Nước dưa chua nhiều axít, làm mòn thùng sơn ngấm vào dưa thì độc lắm. Nhìn thùng sơn của chị vàng hoe mà sợ”, chúng tôi tỏ ý băn khoăn. Chị bĩu môi: “Ôi dào, hơn chục năm bán dưa cà, chưa bao giờ tôi nghe khách hàng nào kêu ca, phàn nàn về chất lượng. Nói độc thì bây giờ cái gì mà chả độc. Một ngày bán mấy chục kilogram dưa chua, không đựng trong thùng sơn thì bình thủy tinh nào chứa đủ”. Một chị bán đậu phụ cũng đựng trong thùng đựng sơn được hỏi cũng thản nhiên nói rằng: “Ai bán đậu chẳng đựng trong thùng sơn, miễn là nó được đánh rửa sạch sẽ”.
Không chỉ có hàng bán dưa cà, đậu phụ đựng trong thùng sơn mà khá nhiều các cửa hàng bán đồ ăn cũng dùng thùng sơn, hoặc xô chậu nhựa để đựng. Nhiều chủ cửa hàng được hỏi đều trả lời rằng đồ nhựa đựng thức ăn rất tiện và bền, sử dụng đồ nhựa chỉ bạc màu chứ không hỏng, trong khi đựng đồ sành sứ rất bất tiện vì mang vác nặng lại dễ bị vỡ.
Trong khi đó, theo GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu (Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), trong các đồ nhựa dân dụng, nhựa tái chế như thùng sơn, xô, chậu nhựa… có chứa các chất xúc tác từ quá trình chế tạo. Ngoài ra còn có cả các phẩm màu hữu cơ, khi đựng thức ăn với nhiệt độ cao sẽ gây biến đổi và tạo nhiều độc tố.
Chè “nêm” bụi
Không chỉ dưa, cà, đậu phụ… các quán chè vỉa hè sử dụng đồ chứa khá đơn giản: chỉ cần một cái bàn bày nguyên liệu với vài chục chiếc ghế nhựa cho khách ngồi. Không khó để thấy, mỗi quán chè thông thường chỉ có 1-2 xô nước nhỏ để rửa cốc chén, thìa dĩa và 1-2 chiếc khăn để lau khô dụng cụ vừa rửa xong. Chúng tôi dừng xe ở quán Bình Nguyên (chuyên bán chè, hoa quả dầm, chân gà nướng, nem rán trên vỉa hè phố Phạm Thận Duật, quận Cầu Giấy). Cả dãy quán vỉa hè đông nghịt khách, phải kiên nhẫn chờ một toán khách ra về chúng tôi mới có bàn ngồi. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi rùng mình khi thấy những tô chè đã nấu chín nhưng không có nắp đậy, bày tơ hơ trước gió bụi. Ngay dưới gầm bàn là một xô nước đã sử dụng nhiều lần nhưng chị chủ quán vẫn nghiễm nhiên rửa cốc cho khách. Khi thắc mắc: “Nước đục thế mà chị vẫn rửa cốc à”, chị chủ hàng tỏ vẻ bực dọc: “Em nhìn mấy quán bên cạnh xem, có hơn chị không? Khách chỉ ăn chè, uống trà đá sạch sẽ, có mỡ màng gì đâu nên chỉ cần tráng qua, lau khô là sạch”.
Chưa kể, theo tìm hiểu của chúng tôi với một số người đã kinh qua nghề bán chè vỉa hè, để ninh chè nhanh quện, chủ quán thường sử dụng bột siêu nhừ, chỉ cần chè sôi cho một ít bột này vào là nhừ tơi, quện như được ninh hàng tiếng đồng hồ. Còn muốn cho chè ngọt thì có đường siêu ngọt với giá khá rẻ thường được bán theo cân tại các chợ đầu mối. Bên cạnh đường siêu ngọt, hầu hết các quán chè vỉa hè đều sử dụng phẩm màu và khuyến mại thêm dầu chuối để đánh lừa cảm giác của khách hàng. Trong khi đó, các chuyên gia từng khuyến cáo, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư.
Theo GS.TS Bùi Minh Đức, chuyên gia về độc học dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, dầu chuối thường là thứ khuyến mại, cho không trong các quán chè nên nó thuộc loại rẻ tiền. Loại dầu này không phản ứng ngay với cơ thể mà gan sẽ tích trữ lại độc tố.
Thịt chó không cần rửa
Mùa hè là mùa dễ phát bệnh dại ở chó, tuy nhiên thực tế hiện nay thì rất nhiều cửa hàng bán thịt chó sống, chín tại các chợ đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chưa kể một số trường hợp chó bị đánh bả có tẩm “độc” rồi được đem bán cho các lò giết mổ. Người ăn phải loại thịt chó này rất dễ bị nhiễm độc tố gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp bị nặng còn có thể hôn mê, thậm chí tử vong.
Không biết từ bao giờ mà chính những người tiêu dùng cũng tỏ ra dễ dãi và đặc cách riêng cho món thịt chó, sơ chế tại chỗ không cần rửa.
Trò chuyện với anh Nguyễn Thái Bình (chủ quầy bán thịt chó tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy), anh Bình cười rất sảng khoái khi chúng tôi băn khoăn tại sao pha thịt chó không cần rửa: “Tôi bán thịt chó gần chục năm nay rồi, chị là người đầu tiên yêu cầu rửa thịt chó đấy. Chẳng ai nói phải rửa thịt chó cả chị ạ”.
“Thực phẩm đựng trong vỏ thùng sơn còn tồn dư một số hoá chất như chất chống nhũ hoá, chống đông lắng. Khi ngâm thực phẩm trong đó các chất độc hại sẽ ngấm vào thực phẩm, người sử dụng với thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá, tim mạch, thần kinh và nguy cơ gây ung thư. Tốt nhất là nên đựng thực phẩm trong đồ sành sứ, thủy tinh”.
GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu
Đồ ăn sẵn hứng bụi bên đường. Ảnh: MH
Dưa cà “ngự” trong thùng sơn
Theo khảo sát của PV, hầu hết các địa điểm bán dưa cà, đậu phụ tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như Thành Công, Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà… đều dùng vỏ thùng đựng sơn để muối dưa cà, ngâm đậu phụ bán hàng ngày. Chỉ khi bày bán trên quầy kệ, các chủ hàng mới cho vào các hộp nhựa trong hoặc hộp thủy tinh để bắt mắt khách hàng.
Trong vai khách hàng, chúng tôi trò chuyện với một chủ hàng chuyên muối dưa bằng thùng sơn Kova ở chợ Vĩnh Tuy (quận Hoàng Mai). Chị hồn nhiên cho biết: “Thùng đựng sơn nhưng tôi đánh rửa sạch sẽ, ngâm nước dưa chua cho mất mùi nên rất đảm bảo”. “Nước dưa chua nhiều axít, làm mòn thùng sơn ngấm vào dưa thì độc lắm. Nhìn thùng sơn của chị vàng hoe mà sợ”, chúng tôi tỏ ý băn khoăn. Chị bĩu môi: “Ôi dào, hơn chục năm bán dưa cà, chưa bao giờ tôi nghe khách hàng nào kêu ca, phàn nàn về chất lượng. Nói độc thì bây giờ cái gì mà chả độc. Một ngày bán mấy chục kilogram dưa chua, không đựng trong thùng sơn thì bình thủy tinh nào chứa đủ”. Một chị bán đậu phụ cũng đựng trong thùng đựng sơn được hỏi cũng thản nhiên nói rằng: “Ai bán đậu chẳng đựng trong thùng sơn, miễn là nó được đánh rửa sạch sẽ”.
Không chỉ có hàng bán dưa cà, đậu phụ đựng trong thùng sơn mà khá nhiều các cửa hàng bán đồ ăn cũng dùng thùng sơn, hoặc xô chậu nhựa để đựng. Nhiều chủ cửa hàng được hỏi đều trả lời rằng đồ nhựa đựng thức ăn rất tiện và bền, sử dụng đồ nhựa chỉ bạc màu chứ không hỏng, trong khi đựng đồ sành sứ rất bất tiện vì mang vác nặng lại dễ bị vỡ.
Trong khi đó, theo GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu (Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), trong các đồ nhựa dân dụng, nhựa tái chế như thùng sơn, xô, chậu nhựa… có chứa các chất xúc tác từ quá trình chế tạo. Ngoài ra còn có cả các phẩm màu hữu cơ, khi đựng thức ăn với nhiệt độ cao sẽ gây biến đổi và tạo nhiều độc tố.
Dưa cà được muối trong các thùng đựng sơn.
Chè “nêm” bụi
Không chỉ dưa, cà, đậu phụ… các quán chè vỉa hè sử dụng đồ chứa khá đơn giản: chỉ cần một cái bàn bày nguyên liệu với vài chục chiếc ghế nhựa cho khách ngồi. Không khó để thấy, mỗi quán chè thông thường chỉ có 1-2 xô nước nhỏ để rửa cốc chén, thìa dĩa và 1-2 chiếc khăn để lau khô dụng cụ vừa rửa xong. Chúng tôi dừng xe ở quán Bình Nguyên (chuyên bán chè, hoa quả dầm, chân gà nướng, nem rán trên vỉa hè phố Phạm Thận Duật, quận Cầu Giấy). Cả dãy quán vỉa hè đông nghịt khách, phải kiên nhẫn chờ một toán khách ra về chúng tôi mới có bàn ngồi. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi rùng mình khi thấy những tô chè đã nấu chín nhưng không có nắp đậy, bày tơ hơ trước gió bụi. Ngay dưới gầm bàn là một xô nước đã sử dụng nhiều lần nhưng chị chủ quán vẫn nghiễm nhiên rửa cốc cho khách. Khi thắc mắc: “Nước đục thế mà chị vẫn rửa cốc à”, chị chủ hàng tỏ vẻ bực dọc: “Em nhìn mấy quán bên cạnh xem, có hơn chị không? Khách chỉ ăn chè, uống trà đá sạch sẽ, có mỡ màng gì đâu nên chỉ cần tráng qua, lau khô là sạch”.
Chưa kể, theo tìm hiểu của chúng tôi với một số người đã kinh qua nghề bán chè vỉa hè, để ninh chè nhanh quện, chủ quán thường sử dụng bột siêu nhừ, chỉ cần chè sôi cho một ít bột này vào là nhừ tơi, quện như được ninh hàng tiếng đồng hồ. Còn muốn cho chè ngọt thì có đường siêu ngọt với giá khá rẻ thường được bán theo cân tại các chợ đầu mối. Bên cạnh đường siêu ngọt, hầu hết các quán chè vỉa hè đều sử dụng phẩm màu và khuyến mại thêm dầu chuối để đánh lừa cảm giác của khách hàng. Trong khi đó, các chuyên gia từng khuyến cáo, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư.
Theo GS.TS Bùi Minh Đức, chuyên gia về độc học dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, dầu chuối thường là thứ khuyến mại, cho không trong các quán chè nên nó thuộc loại rẻ tiền. Loại dầu này không phản ứng ngay với cơ thể mà gan sẽ tích trữ lại độc tố.
Thịt chó không cần rửa
Mùa hè là mùa dễ phát bệnh dại ở chó, tuy nhiên thực tế hiện nay thì rất nhiều cửa hàng bán thịt chó sống, chín tại các chợ đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chưa kể một số trường hợp chó bị đánh bả có tẩm “độc” rồi được đem bán cho các lò giết mổ. Người ăn phải loại thịt chó này rất dễ bị nhiễm độc tố gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp bị nặng còn có thể hôn mê, thậm chí tử vong.
Không biết từ bao giờ mà chính những người tiêu dùng cũng tỏ ra dễ dãi và đặc cách riêng cho món thịt chó, sơ chế tại chỗ không cần rửa.
Trò chuyện với anh Nguyễn Thái Bình (chủ quầy bán thịt chó tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy), anh Bình cười rất sảng khoái khi chúng tôi băn khoăn tại sao pha thịt chó không cần rửa: “Tôi bán thịt chó gần chục năm nay rồi, chị là người đầu tiên yêu cầu rửa thịt chó đấy. Chẳng ai nói phải rửa thịt chó cả chị ạ”.
“Thực phẩm đựng trong vỏ thùng sơn còn tồn dư một số hoá chất như chất chống nhũ hoá, chống đông lắng. Khi ngâm thực phẩm trong đó các chất độc hại sẽ ngấm vào thực phẩm, người sử dụng với thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá, tim mạch, thần kinh và nguy cơ gây ung thư. Tốt nhất là nên đựng thực phẩm trong đồ sành sứ, thủy tinh”.
GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu
Theo Afamily