Những lý do khiến người trưởng thành khó học ngoại ngữ

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-4-.jpg


Phần lớn chúng ta đều sẽ gặp khó khăn khi phải học một ngôn ngữ thứ hai - không phải tiếng mẹ đẻ. Mặc dù vậy hệ thống dạy và học ngôn ngữ cho người trưởng thành vẫn còn có nhiều hạn chế.


Gần đây trên New York Times, có đăng một bài viết của một độc giả tên William Alexander. Anh này đã dành tới ¾ bài viết chỉ để kêu cả về những khó khăn khi học tiếng Pháp của mình.

Trong bài viết của mình, William chia sẻ rằng mặc dù đã dành một năm trời để học tiếng Pháp cộng với việc liên tục tập luyện với các phần mềm học ngoại ngữ, nhưng mà khi gặp một gia đình người Pháp thì anh ta mới nhận ra tiếng Pháp của mình thậm chí không bằng một đứa trẻ 3 tuổi.

Phần lớn chúng ta đều sẽ gặp khó khăn khi phải học một ngôn ngữ thứ 2 - không phải tiếng mẹ đẻ. Và không có gì ngạc nhiên khi mà càng ngày xuất hiện càng nhiều những trung tâm ngoại ngữ với đủ các loại hình đào tạo khác nhau từ học trực tuyến, học với người nước ngoài rồi phải kể đến các phần mềm học ngoại ngữ cho người trưởng thành như Doulingo, Rosetta Stone. Mặc dù vậy hệ thống dạy và học ngôn ngữ cho người trưởng thành vẫn còn có nhiều hạn chế.

Theo như Katie Nielson, giám đốc giáo dục của công ty phát hành ứng dụng học ngoại ngữ Voxy, sai lầm lớn nhất của chúng ta trong việc dạy và học ngôn ngữ là coi bộ môn này như những môn học hàn lâm khác.

“Trong lớp học lịch sử, bạn chỉ cần ghi nhớ các sự kiện theo thứ tự thời gian thì bạn có thể hiểu được toàn bộ lịch sử” Nielson nói. “Nhưng đó không phải là cách để học ngôn ngữ. Bạn không thể học thuộc một mớ từ vựng cũng như ngữ pháp rồi mong sẽ nói được thứ tiếng đó, bởi khi đó cái mà bạn có chỉ đơn giản là những lý thuyết suông. Đấy là thứ mà bạn có thể dùng để trả lời vài câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi nhưng không thể sử dụng để nói chuyện với một người bản ngữ.” Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất khiến bạn không thể học ngoại ngữ.

Ngày nay, hầu hết mọi người đang học ngôn ngữ như cách một đứa trẻ 3 tuổi học. Nghe qua cách học này có vẻ hợp lý, nhưng thực tế thì không phải vậy. Não người trưởng thành hoạt động theo một cách khác so với não của trẻ con. Não của trẻ con tiếp nhận thông tin dễ dàng như miếng bọt biển hút nước. Hơn nữa, trẻ em cũng có điều kiện tốt hơn để học: Nielson ghi nhận rằng một đứa trẻ trong hai năm đầu đời của mình luôn được người xung quanh giải thích cho mọi thứ. Trong khi người trưởng thành lại không có lợi thế này.

Chúng ta lại có xu hướng dùng logic để giải thích mọi thứ. Đó là lý do tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến những vấn đề như là chia động từ hay các quy tắc ngữ pháp bởi vì chúng ta cảm thấy thỏa mãn khi tìm ra quy luật và hoàn thành những bài tập điền vào chỗ trống.” Những dạng bài này chỉ lặp đi lặp lại để giúp chúng ta ghi nhớ và khiến chúng ta cảm giác như là học nhưng thực chất không phải vậy.

“Nếu bạn luyện tập thật nhiều và thành thục trong việc chia động từ ở thì quá khứ hoàn thành,” Nielson nói, “thì không có nghĩa là khi trò chuyện với người khác, bạn sẽ sử dụng đúng thì quá khứ hoàn thành.”

Một lần nữa, vấn đề cơ bản nhất là bạn luôn coi ngôn ngữ là một môn học chứ không phải một kĩ năng – thứ mà bạn làm.

Bạn cần phải phạm lỗi (càng nhiều càng tốt), bạn cần phải mắc sai lầm để bạn biết mình sai ở đâu, sửa như thế nào. Và rồi dần dần, tự bạn sẽ học được cách sử dụng ngôn ngữ đó.

Người trưởng thành phải học ngoại ngữ như thế nào?

Nielson đưa ra cho chúng ta một vài lời khuyên như:

1. Tự hỏi bản thân tại sao muốn học ngôn ngữ đó.

Việc học ngôn ngữ rất khó khăn và đòi hỏi tính kiên trì cao. Chính vì thế có rất nhiều người đã bỏ cuộc ngay từ những phút đầu tiên. Hãy ngăn chặn việc này bằng cách xác định rõ vai trò của ngôn ngữ đó trong cuộc sống của bạn (bạn cần nó để đi du học? để xin việc? hay chỉ vì sở thích?), và sau đó cố gắng hết mình để biến ngôn ngữ đó thành công cụ phục vụ cho bạn trong tương lai.

2. Phân loại những kì vọng.

Khi bạn đã quen với việc nhận được phản hồi trong vòng 5 phút – thì bạn sẽ dễ phát điên nếu một bài đăng trên Facebook của bạn chưa được ai like hay comment sau khi bạn đi tắm trở ra. Việc tiếp thu một ngôn ngữ mới cũng vậy, quá trình này có thể diễn ra chậm tới mức khiến bạn phát chán lên được. Và đôi lúc bạn sẽ cảm thấy ngượng ngùng khi nói ra những câu nghe có vẻ ngớ ngẩn, phát âm sai một từ gì đấy. Tuy nhiên hãy tập làm quen với điều này vì nó chứng tỏ bạn đang trong quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ mới.

3. Xây dựng kế hoạch học tập dựa trên mục đích sử dụng ngôn ngữ.

Những chương trình dành cho tất cả mọi người thường không giúp đỡ được ai cả, Nielson nói. Thay vào đó, hay xác định xem liệu bạn đang học tiếng Pháp để tìm được một chiếc bánh sừng bò hoàn hảo, để nói chuyện với những người trong quán bar hay để tìm hiểu thêm về lịch sử nghệ thuật từ đó lên kế hoạch học tập bám sát mục tiêu đó.

4. Sử dụng công nghệ và văn hóa để củng cố việc học.

Đặt chế độ GPS của bạn sang tiếng Pháp, xem phim Pháp có phụ đề tiếng Pháp, gặp gỡ và trò chuyện với những người Pháp, đọc những bài báo dành cho người bản ngữ.

Và cuối cùng, bài học quan trọng nhất là hãy sử dụng ngôn ngữ theo cách mà mọi người sử dụng ngoài đời thực.

Bởi vì như Nielson đã nói: "Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ như là một công cụ giao tiếp trong đời thực thì đó cũng nên là cách chúng ta sử dụng để học chính các ngôn ngữ này".

Theo Saga.
 
×
Quay lại
Top Bottom