Những lưu ý khi đi xe buýt dành cho tân sinh viên

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Dưới đây là một số lưu ý, có thể giúp cho những bạn mới làm quen với xe buýt phần nào bớt bỡ ngỡ.

Khi lên đại học, nhiều bạn mới bắt đầu học những trường ở xa nhà và để tiết kiệm phí xăng, nhiều bạn bắt đầu chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Lần đầu sử dụng loại phương tiện công cộng này hoàn toàn chẳng có gì phải đáng ngại ngùng cả. Cái bạn cần lo là hãy lướt qua những lưu ý dưới đây để khi sử dụng sẽ không cảm thấy lúng túng. Với những bạn thường xuyên sử dụng thì cũng có một số cách để tiết kiệm chi phí hơn, hoặc hạn chế việc gặp tai nạn ở trên phương tiện này.

Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận

Là học sinh, sinh viên đồng nghĩa cới việc bạn có “đặc quyền” được đi xe buýt với giá rẻ. Khi mới nhập học nhà trường chỉ cấp cho bạn thẻ sinh viên tạm thời, còn thẻ sinh viên chính thức ít nhất phải hai tháng sau bạn mới được cầm trên tay. Thế nhưng, không phải lúc nào thẻ sinh viên tạm thời cũng có giá trị.

Thế Anh, sinh viên trường đại học KHXH&NV, nhớ lại: “Mình đi xe buýt một thời gian không có chuyện gì xảy ra, đến một hôm chú bán vé không chấp nhận thẻ vì thiếu hình. Hôm sau mình dùng thẻ đã dán hình thì lại bị bắt bẻ vì thiếu dấu mộc đỏ. Mà trường mình làm gì có chuyện đóng dấu mộc đỏ vào thẻ tạm thời.”


sinh-vien-va-noi-am-anh-xe-buyt-b518e.jpg

Dù thẻ tạm thời có hình và có dấu mộc đỏ chứng minh Khải là sinh viên của trường đại học Y Dược hẳn hoi nhưng cậu vẫn gặp trường hợp phải mua vé giá 6.000 đồng vì chú bán vé chỉ đồng ý bán vé với giá 2.000 đồng cho những ai có thẻ sinh viên chính thức tại TP.HCM. Khải chia sẻ: “Mình khuyên các bạn tân sinh viên nên mau chóng làm giấy chứng nhận sinh viên. Có như vậy xe buýt mới thôi bắt bẻ chuyện thẻ tạm thời hay thẻ chính thức.”

Chuẩn bị tiền lẻ

“Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe buýt” là câu khẩu hiệu không thể thiếu trên bất kỳ chiếc xe buýt nào. Nếu “lỡ” đưa tờ tiền có giá 50.000 đồng trở lên, bạn sẽ nhận được cái nhăn mặt, một trận “tổng sỉ vả” trước khi nhận được tiền thối hoặc bị đuổi xuống xe nếu hôm đó kém may mắn.

Mệnh giá tờ tiền càng lớn đồng nghĩa với khả năng bạn bị đuổi xuống xe càng cao, nhất là khi bác tài xe kiêm luôn người bán vé. “Chân lý” này đã được nhiều sinh viên đúc kết và rỉ tai nhau. Mai Anh, sinh viên trường đại học Quốc Tế, cho biết sau khi chứng kiến bác tài lớn tiếng đuổi một bác xuống xe vì “dám” dùng tờ 200.000 trả tiền vé, cô bạn chuẩn bị hẳn một hộp tiền lẻ dành riêng cho việc đi xe buýt.

Việc chuẩn bị tiền lẻ trước khi lên xe buýt vừa giúp quá trình đón khách diễn ra nhanh chóng vừa thể hiện nét đẹp của văn hóa xe buýt. Do đó, luôn để dành và chuẩn bị tiền lẻ là một trong những “bí kíp” dành cho các tân sinh viên chọn xe buýt làm phương tiện đi lại.

Móc túi – Luôn phải đề cao cảnh giác

Vào giờ cao điểm, xe buýt luôn chật cứng hành khách, người sát người chính là cơ hội cho những tên móc túi thỏa sức hành động. Tài sản mà các đối tượng móc túi thường hướng tới là điện thoại, ví tiền. Chúng chỉ tìm cơ hội áp sát bạn, nhanh tay “hành nghề” và xuống ở trạm tiếp theo. Bạn chỉ biết tài sản của mình đã bị mất khi bọn đạo chích đã cao chạy xa bay. Nhân viên xe buýt thấy cũng làm ngơ hoặc chỉ cảnh báo chung chung để mọi người đề phòng chứ không dám chỉ đích danh vì không có bằng chứng.

Chỉ cần thiếu cảnh giác một chút, nhiều bạn đã phải để “vật đi thay người”. Nguyên Ngọc, sinh viên trường Tôn Đức Thắng cho biết: “Một lần mình chen lên xe buýt, khi kiểm tra lại mới thấy điện thoại của mình đã mất. Chiếc điện thoại không có giá trị bao nhiêu nhưng toàn bộ số liên lạc của bạn bè không thể lấy lại được”.

Cách hữu hiệu nhất để đề phòng móc túi vẫn là mỗi người tự nâng cao cảnh giác. Bạn thì đeo ba lô ngược để tiện theo dõi, bạn thì lên xe buýt lập tức để balo xuống dưới chân. Có bạn cẩn thận hơn còn mua cả ổ khoá mini để khóa cặp lại. Tư trang của mình phải tự mình giữ lấy, mất rồi có kiện cáo cũng không được.

_MG_8831-b518e.jpg

Thẻ sinh viên và chuyện đeo khẩu trang


Để chống nắng, chống bụi, sinh viên thường mang khẩu trang khi đi xe buýt. Một số tuyến xe buýt lại muốn kiểm tra xem thẻ sinh viên có thực sự “chính chủ” hay không nên chuyện đeo khẩu trang trở thành trở ngại lớn.

Thiên Hải kể lại, do chuyển nhà nên cậu bạn phải đổi tuyến xe buýt 59 sang tuyến 103. Xe 59 chỉ cần đeo thẻ trước ngực, mặt bịt khẩu trang hay không cũng không sao nhưng tuyến 103 thì khắt khe hơn. Bác tài phải cầm tận tay chiếc thẻ sinh viên, đối chiếu tấm hình trên thẻ rồi mới bán vé. Nhiều bạn lóng ngóng là bị bác tài “sạc” ngay.

Một chị bán vé trên tuyến xe số 3 tâm sự: “Không phải chị muốn làm khó sinh viên. Nhưng chị bắt gặp trường hợp nhiều bạn dùng thẻ đã hết hạn, không dùng thẻ của mình mà mượn của bạn, thậm chí còn có trường hợp một bạn nữ mà trình cho chị thẻ sinh viên của bạn nam nào đó. Làm không nghiêm thì khi kiểm soát viên lên kiểm tra, tụi chị bị lập biên bản rồi phải nộp tiền phạt nữa.”

Không phải tuyến xe buýt nào cũng đòi “kiểm tra nhận dạng”, do đó tốt nhất bạn nên hỏi kinh nghiệm của các chị đi trước.

Tạm kết

Chi phí đi lại rẻ, lại được nhà nước trợ giá dành cho sinh viên tại TP.HCM với mức 2.000 đồng/lượt nên không có gì lạ khi xe buýt là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Đây chỉ là một trong những lưu ý khiến tân sinh viên không quá lúng túng khi lần đầu dùng xe buýt làm phương tiện đi lại. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn phải tự mình trải nghiệm

Theo MASK Online
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ngoài hà nồi đi vế tháng rẻ hơn. có 100k/tháng . đi tuyến nào cũng đk. đi thoải mái thì thôi. tính ra đi nhiều thì rẻ hơn vé xe bus tong tp HCM nhiều
 
Thêm 1 điều nữa là tránh mua mấy thứ được mấy người bán rao trên xe buýt, người bán hàng 1 đi không trở lại và rất có thể ta tiền mất tật mang.

Sun Glare Đặc biệt là trạm bến thành, hay có người dấm dúi gạ bán đồng hồ, nó sẽ bảo mình là đồng hồ chôm được nên bán lại với giá cực rẻ, nhưng mình không thể biết chất lượng nó thế nào, có thể chỉ là hàng fake :p
 
xa không xa gần cũng chả gần nó cứ lở dở lương ương thế nào ấy,đi ban ngày thì được chứ học tối không dám về
 
yuri huynh Vậy thì chắc không đạp được. Hay em chuyển về gần trường đi, thường ở gần trường mình sẽ có điều kiện học tốt hơn là đi xa.
 
e ở trọ nhưng có lúc đầu hơi khó khăn nên bị triệu tập về đó ạ.lúc đầu phải khó khăn chứ đúng k anh nhưng chả ai hiểu cho mình cả.hic
 
năm đầu món nào e cũng có,năm 2 ghé thăm vài lần,giờ thì sắp quên thư viện ở chổ nào luôn
 
Có lẽ mình khá may mắn từ nhà đến trường hơn 3 cây số nên toàn đi xe đạp, đi xe buýt phải đi bộ gần 200m mới tới trạm xe, rồi phải chờ gần 20' mới có chuyến tốn khá nhiều thời gian.
 
×
Quay lại
Top Bottom